Ứng Dụng Cách „Búng“ Ngón Ngũ Hành…
…..
Bây giờ các Bạn đã thành thục cách búng ngón tay để xác định chiều luân chuyển của Khí Huyết, và cấu trúc Ngũ Hành của Lục Phủ Ngũ Tạng, trong Đại Chu Thiên rồi phải không? (Xem phần 2 ). Vậy thì bây giờ chúng ta tìm hiểu cách ứng dụng kiểu „búng“ này trong vịêc chẩn trị bệnh lý như thế nào nhé!

Trong tất cả các thủ thuất của Y Học Cổ Truyền, dù là thuật dụng thuốc thảo dược hay là châm cứu, điểm huyệt…gì , thì Thủ Thuật trị liệu „Hư Bổ Mẫu, Thực Tả Tử“, cũng là Thủ Thuật quan trọng bậc nhất trong các mọi phương pháp trị liệu

Trước tiên chúng ta tìm hiểu hai khái niệm „Hư“ và „Thực“ là gì. Khái niệm „Mất Cân Bằng“ ( Khí Huyết, Âm Dương, Chức Năng….) trong Y Lý Cổ Truyền là khái niệm gần như chủ chốt, bao quát và duy nhất để lý giải về Nguyên Nhân của Bệnh Lý Học . Y Học Cổ Truyền định nghĩa về Bệnh như sau. „Bệnh Tật là do mất cân bằng Âm Dương, Chữa trị là cân bằng lại cho Âm Dương điều hòa. Phòng chống Bệnh Tật là làm sao cho cơ thể đừng mất cân bằng…“. Nói: Y Lý của Y Học Cổ Truyền Á Đông „mênh mông như sa mạc, mịt mù như sương đêm“, thực ra nó chỉ tóm lược lại một cách cực kỳ đơn giản có vậy thôi.

Mất Cân Bằng là gì?. Là chỗ thì nhiều quá, chỗ thì ít quá. Chỗ mà Khí Huyyết hay Âm Dương…tồn động, ứ tắc lại nhiều quá thì gọi là THỰC. Chỗ mà Khí Huyết, Âm Dương bị ít quá, thiếu hụt thì gọi là HƯ.

Chữa Trị là chỗ nhiều quá thì làm cho nó vơi bớt đi gọi là TẢ, chỗ ít ít quá thì thêm vào cho đủ gọi là BỔ. (Đơn giản như con gián có vậy thôi…muôn vạn cuốn Y Thư cũng chỉ để diễn giải làm cái việc ấy. Đọc nhiều, chém cho nhiều để làm gì cho nó hao hơi…he…he…he….)

HƯ thì thêm vào chỗ MẸ, THỰC thì bớt đi ở nơi CON. Đó là Y Thuật „Bổ- Tả“, lừng danh kim cổ, tồn tại thiên thu của Y Lý Cổ Truyền.

Giờ thì chúng tat ha hồ „búng“ Bàn Tay Sinh Khí để úng dụng cái Y Thuật này nhé.

Nếu chúng ta „búng“ theo chiều hướng chuyển động của dòng chảy sinh khí từ cạnh trong của Ngón Út bàn tay trái cho đến cạnh ngoài của Ngón Nhẫn theo chiều kim đồng hồ của Vòng Đại Chu Thiên thì luật Mẫu Tử ở đây là tuân theo qui luật Dòng Chảy. MẪU/ Mẹ là đường kinh hay huyệt đạo đứng trước ở Thượng Nguồn. TỬ/ Con là đường kinh hay huyệt đạo đứng sau ở Hạ Nguồn.

Ví Dụ:
– Với đường Kinh Thận, (trên Tả Chường Đồ nó là đường chỉ khớp cổ tay là kinh)thi kinh Bàng Quang đứng trước nó, có nghĩa là phía Thượng Nguồn của dòng chảy Sinh Khí trên vòng Đại Chu Thiên là MẪU/ Mẹ của kinh Thận. Và kinh Tâm Bào (Cạnh ngoài của Ngón Cái) là TỬ/ Con của kinh Thận.

– Tương tự, ví dụ, với kinh Phế, đứng trước nó là kinh Can, đứng sau nó là kinh kinh Đại Trường, vì vậy với kinh Phế, kinh Gan là MẪU/ Mẹ, kinh Đại Trường là Tử/ Con….

Vậy đó, nếu Bệnh Lý biểu hiện ở Đường Kinh thì sử dụng qui luật Mẫu/ Tử theo qui luật của Dòng Chảy Sinh Khí này. Ví Dụ, kinh Thận bị đồn ứ, uất kết ở đó (THỰC), thì làm cho nó vơi bớt (TẢ), bằng cách đánh vào Con của nó là kinh Tâm Bào. Nếu nó bị thiếu hụt sinh khí (HƯ), thì thêm vào cho đủ (BỔ), và thêm vào ở kinh Bàng Quang. (Sở dĩ không tương tác ở chính kinh bị bệnh, là vì nó bị bệnh nên nó „đơ“ mịa nó rồi, thêm bớt chỗ đó sẽ thành vô dụng thôi, he he he….khi nó đã ngất ngất như kiểu khai mở Luân Xa tào lao rồi, thì thêm hay bớt nó cũng cứ bay ở trên Trời không à..khẹc…khẹc..khẹc…)

Đó là nói biểu hiện bệnh lý trên đường kinh, thì mới sử dụng qui luật Dòng Chảy, của vòng sinh khí Đại Chu Thiên, còn nếu như bệnh lý biểu hiện ở Nội Tạng, thì chúng ta phải búng ngón Ngũ Hành.

Luật Mẫu- Tử ở ngón Ngũ Hành, được sử dụng theo vòng Tương Sinh của Ngũ Hành là: Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa…..

Vậy thì cứ búng ngón tay xác định Ngũ Hành như ở phần 2 đi, và tuân theo luật Tương Sinh này mà tính, đứa nào đứng trước theo là Mẹ, đứa nào đứng sau là Con.

Ví Dụ, Dạ Dày là Thổ. Hỏa sinh Thổ, cho nên Mẹ của Thổ là Hỏa, tức là Tâm hay Tiểu Trường,. Thổ sinh Kim, cho nên Con của Thổ (dạ dày) chính là Kim của Đại Trường và Phế. Cứ vậy mà búng các ngón Ngũ Hành mà tìm Mẫu/ Tử. Thằng nào, nhiều quá thì đánh vào CON của nó gọi là TẢ. Đứa nào thiếu thì bồi đắp cho Mẹ của nó gọi là BỔ…

Vậy đó, ứng dụng Bàn Tay Sinh Khí Tả Chưởng Đồ, để xác định thuật chữa trị, Hư bổ Mẫu, Thực tả Tử nó đơ, giản như búng tanh tách ngón tay vậy thôi.

(He he he…vụ „búng“ này, chỉ dành cho những người mới „lần đầu tiên làm chuyện ấy“ thôi, chứ dân đã hành nghề Y Cổ Truyền, thì ai cũng đã thuộc nằm lòng vụ này rồi)

Hôm nay các bạn chỉ „búng“ thử cho thành thục vụ này thôi nhé. Phần sau sẽ chia sẻ cách „búng“ luật Số Lẻ, để xác định Thời Khí Bệnh Học, tức Thời Châm….

Bàn Tay sinh khí -Phần 2

18.05.17
Thuận Nghĩa

SHARE