Home Y Khoa Y Học Cổ Truyền Bàn tay sinh khí (Phần 2)

Bàn tay sinh khí (Phần 2)

5832
0

LÝ GIẢI CÁC SỬ DỤNG BÀN TAY SINH KHÍ TRONG Y THUẬT

Y Học Cổ Truyền Á Đông (Mà đã mạc định trên toàn thế giới là TCM tức là Tradition Chinesiche Medizin/ Y Học Cổ Truyền Trung Quốc hay còn gọi là Trung Y). Có 4 Y Thuật ( 4 Phương Pháp Ứng Dụng) chủ yếu đó là :
– 1/ Thảo Dược (Kräuter)
– 2/ Châm và Cứu (Akupunktur/ Moxa)
– 3/ Khí Công (Qi Gong)
– 4/ Bấm Huyệt (Akupresssur)

Cả 4 Y Thuật này đều lấy 2 Học Thuyết chính để làm nền tảng cho Nguyên Tắc chẩn trị đó là
– Học thuyết Âm- Dương, Ngũ Hành
– Học thuyết Kinh Lạc
Trong đó, Y Thuật Thảo Dược lấy học thuyết Âm Dương- Ngũ Hành làm trọng. Châm Cứu, Khí Công, Bấm Huyệt thì lấy học thuyết Kinh Lạc làm nền tảng trị liệu.

Hành nghề Châm Cứu, Bấm Huyệt và luyện tập cũng như ứng dụng Khí Công vào trị bệnh mà không biết đến đường đi và sự luân chuyển Khí Huyết trong các Kinh Lạc thì chỉ hành nghề một cách tù mù, máy móc…và có tính chất như sử dụng những „mẹo vặt“ để chẩn trị mà thôi.

Mà nền tảng của học thuyết Kinh Lạc là sự luân chuyển Khí Huyết trong 2 vòng Đại Chu Thiên và Tiểu Chu Thiên. Từ Đại Chu Thiên và Tiểu Chu Thiên mới có thể có lý thuyết về Huyệt Vị như Nguyên huyệt, Lạc huyệt, Mộ huyệt, Hội huyệt, và Tĩnh- Vĩnh- Du- Kinh- Hiệp huyệt….

Và cũng từ Đại Chu Thiên và Tiểu Chu Thiên mới có Thuật Châm Cứu và Bấm Huyệt theo các Y Thuật như „Thời Châm“, „Tý Ngọ Lưu Chú“ , „Ngũ Hành Châm..“ ….thuật „Hư Bổ Mẫu, Thực Tả Tử“ , „Hư Thực Thuận Nghịch Châm“, „Thiên Địa Nhân Châm“, „Thấu Thiên Lương- Thiêu Sơn Hỏa châm…..“..v..v….

Kiến thức của Y Học Cổ Truyền mênh mông như sa mạc, mịt mù như sương đêm. Nhiều người muốn học thêm về Y Học Cổ Truyền để chăm sóc sức khoẻ, không biết bắt đầu từ đâu. Cứ lúng ta lúng túng như bước vào ma trận, rồi cuối cùng đành lao vào thế giới của „mẹo vặt“, ứng dụng Y Học Cổ Truyền để trị bệnh, mà không có căn bản của bệnh lý học và hoàn toàn không có căn cứ trên Nguyên Tắc Y Lý nào. Đặc biệt khi khi luyện tập về Khí Công, không có khả năng tinh tấn cao. Mà chỉ quanh quẩn trong việc trì luyện các động tác chuyển động tay chân một cách máy móc. Vì vậy khi truyền dạy về Đông Y nói chung và Khí Công Y Gia nói riêng, việc đầu tiên của tôi là bắt học viên phải nắm rõ, Học Thuyết Âm Dương- Ngũ hành và Học Thuyết Kinh Lạc.

Chính vì vậy, tôi đã thiết kế nên cách nắm bắt 2 Học Thuyết này một cách, dễ dàng, nhanh và chắc chắn, khó quên đó là Bàn Tay Sinh Khí hay còn gọi là Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ. Bàn Tay Sinh Khí đã được truyền dạy nhiều nơi, và không những học viên mà các Lương Y lão thành cũng đón nhận và đánh giá cao trong việc truyền tải các Nguyên Lý Chẩn Trị của Y Học Cổ Truyền

Những nguyên tắc cốt yếu nhất của Học Thuyết Kinh Lạc và Âm Dương-Ngũ Hành được thể hiện toàn bộ trong lòng bàn tay trái. Trong đó sự luân chuyển Khí Huyết và đường đi của Kinh Lạc thể hiện rõ nhất. Kế đến các nguyên tắc ứng dụng, Thời Khí Kinh Mạch, Tý Ngọ Lưu Chú, luật Mẫu Tử, Luật Ngũ Hành, Luật Tam Hợp, Tứ Hành Xung…..

Dân trong nghề, chỉ cần đọc sơ như bài viết 1 thì hiểu và ứng dụng được ngay. Nhưng người chưa từng học Đông Y thì khó nắm bắt. Vì vậy bài viết hôm nay tôi sẽ lý giải cặn kẽ cách sử dụng bàn Bàn Tay Sinh Khí cho các bạn dễ nắm bắt

1- Cách thành lập Bàn Tay Sinh Khí:
Lật ngửa bàn tay trái ra trước mặt, lấy ngón tay trỏ của bàn tay phải miết vào cạnh trong của Ngón Út, từ kẽ gốc ngón út đến đầu ngón út gọi là Kinh Tâm, rồi vạch qua đầu Ngón Út, miết cạnh phía ngoài của ngón út gọi nó là Tiểu Trường. Miết tiếp lần lượt, Cạnh Mu bàn tay từ góc ngón út đến đến khuỷu bàn bay, gọi là Bàng Quang. Miết vào trong đường chỉ cổ tay, theo chiều kim đồng hồ, gọi nó là Thận. Miết vẽ tiếp bên ngoài Ngón Cái, gọi nó là Tâm Bào. Miết tiếp phía trong Ngón Cái gọi nó là Tam Tiêu, Miết lên tiếp cạnh ngoài Ngón Trỏ gọi là Đởm. Miết tiếp cạnh trong ngón trỏ xuống gốc ngón trỏ, gọi nó là Gan. Từ góc ngón trỏ, miết lên cạnh kế tiếp của ngón Giữa, gọi nó là Phế. Miết vòng qua đầu ngón trỏ và miết xuống gốc Ngón Trỏ gọi nó là Đại Trường. Từ gốc ngón trỏ vuốt lên cạnh ngón Nhẫn, gọi nó là Vị. Từ đầu ngón Nhẫn vuốt xuống gốc ngón Nhẫn, gọi nó là Tỳ, rồi viết lại cạnh trong của Ngón Út gọi nó là Tâm…..như ban đầu. (Xem bắt đầu từ H1 cho đến hình 8)

Có nghĩa là bắt đầu từ cạnh trong của Ngón Út, bạn hãy miết vẽ Chu Vi- Hình Dạng của Bàn Tay Trái theo từng đường nét gốc cạnh của Bàn Tay. Theo thứ tự dưới đây:
„1Tâm- 2 Tiểu Trường- 3 Bàng Quang- 4 Thận- 5 Tâm Bào- 6 Tam Tiêu- 7 Đởm- 8 Gan- 9 Phế- 10 Đại Trường- 11 Vị- 12 Tỳ…..“ – ĐÂY CHÍNH LÀ VÒNG LUÂN CHUYỂN KHÍ HUYẾT ĐẠI CHU THIÊN.

Các bạn lưu ý học thuộc lòng 6 câu Lục Bát dưới đây lấy làm „Khẩu Quyết“:
Cực Tuyền, Xung, Trạch, Thính Cung
Tinh Minh, Âm Chí, Dũng tùng Phủ Du
Trì, Trung, Quan, Trúc cái từ
Tử Liêu, Túc Khiếu, Đôn chờ Kỳ Môn
Phủ Thương Hương giữa Nghênh hồn
Cấp Đoài Ẩn Đại khơi nguồn Hậu Thiên

6 câu Lục Bát này chính là các huyệt đầu và cuối của 12 Kinh Mạch tương ứng với các cạnh của ngón tay. Một câu gồm 4 huyệt đầu và cuối của một cặp Kinh Mạch có quan hệ Âm Dương và cùng một Hành trong Ngũ Hành. (Xem thêm Đại Chu Thiên Ca ở link đính kèm)

2- Xác Định Ngũ Hành của Bàn Tay Sinh Khí: Búng ngón tay xác định Ngũ hành của Lục Phủ Ngũ Tạng
Lật ngữa Bàn Tay Trái ra trước mặt, sau khi đã thuộc cái khẩu quyết Đại Chu Thiên đã trình bày trên.
Bạn sẽ thấy Bàn Tay Trái có 5 ngón chỉa lên trời, và đường chỉ Cổ Tay nằm phía dưới và cạnh Mu Bàn Tay hướng đối diện với Ngón Trỏ.
Đường Chỉ Cổ Tay và cạnh Mu bàn tay, nó nằm phía dưới nên mạc định nó là hành Thủy. Tiếp giáp với cạnh, cổ bàn tay là 2 ngón. Ngón Cái, và Ngón Út, nó là 2 ngón mang hành Hỏa. Ngón Giữa là hành Kim, Ngón Trỏ là hành Mộc, ngón Nhẫn là hành Thổ.

Bây giờ bạn búng ngón nhé. Lấy ngón Cái đè lân ngón Út, búng tách một phát hô: Hỏa. Búng tiếp ngón Trỏ hô: Mộc, búng tiếp ngón Giữa hô: Kim. Búng ngón Nhẫn hô. Thổ. Lắc cổ tay một cái hô: Thuỷ

Búng cho thuộc lòng như khẩu quyết trên. Bạn sẽ thấy, ngón Cái và ngón Út gọi là Ngón Hỏa. Ngón Giữa là ngón Kim. Ngón Trỏ là ngón Mộc. Ngón Nhẫn là ngón Thổ. Chỉ cổ tay và cạnh mu bàn tay là Thuỷ

Ứng dụng vào Vòng sinh khí theo khẩu quyết 1 Tâm- 2 Tiểu Trường-3 Bàng Quang….như trên bạn sẽ biết được các cơ quan Nội Tạng mang Hành gì.
Ví dụ :
– Ngón Cái là ngón Hỏa, trên đồ hình tả chưởng đồ nó là Tam bào và Tam Tiêu, vậy thì màng bao tim và Tam Tiêu là hành Hỏa
– Ngón Trỏ là ngón Mộc, mà trên đồ hình Chu thiên trên Bàn Tay nó là ngón có cạnh Đởm và Gan, vì vậy Gan và Mật là hành Mộc.
– Ngón Giữa là ngón Kim, trên đồ hình Tả Chưởng Đồ nó cạnh là Phế và Đại Trường, vậy thì Phổi và Ruột Già là mang hành Kim
– Ngón Nhẫn, là ngón Thổ, trên đồ hình Tả Chưởng Đồ nó có cạnh ngón là Vị và Tỳ, vậy thì Dạ Dày và Lá Lách mang hành Thổ
– Ngón Út là ngón Hỏa, trên Tả Chưởng Đồ nó là Tâm và Tiểu Trường, vậy thì Tim và Ruột Non mang hành Hỏa
– Chỉ Cổ Tay và cạnh Mu Tay là hành Thủy, trên Tả Chưởng Đồ nó là Thận và Bàng Quang, nên Thận và Bọng Đái là hành Thủy

Các bạn lưu ý màu sắc trên các đường vạch trên ngón tay trong các hình vẽ trong các ảnh đính kèm. Đó chính là Màu Sắc của Ngũ Hành, một khái niệm rất quan trọng cho các Nguyên Lý chẩn trị sau này.

Bây giờ Bạ̣n phải học thuộc và “búng” Ngũ Hành trước đã nhé. Phần sau tôi sẽ hướng dẫn các bạn “búng” các nguyên lý khác của Y Học Cổ Truyền Á Đông trên “Quảng Nhẫn Tả Chưởng Đồ”.

Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ với „Bàn Tay Trái“ của mình. (He he he…Nam Tả, Nữ Hữu. Hình như câu chúc này chỉ dành cho các „Mợ“…khẹc..khẹc,,khẹc..)

Nháp ở trên tàu 2 

16.05.17
Thuận Nghĩa

SHARE