1- XUẤT XỨ: (Xem phần 1)

2- NGUYÊN LÝ ỨNG DỤNG:

Khái niệm “Hư” và “Thực” rất xa lạ với Y học hiện đại. Từ xưa đã vậy, và cho đến hiện nay tình trạng này cũng chưa được cải thiện rõ nét hơn, cho dù những công trình Khoa học, kể cả những công trình được giải Y sinh học Nobel trong những năm gần đây đã giải mã điều đó.

Khái niệm “Suy” và “Hư” trong Y học cổ truyền Á đông (Đông Y), hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau về đối tượng và cấp độ của bệnh lý.

“Suy” theo Y lý của Đông Y, là nói về sự suy giảm chức năng hoạt động của một thực thể hay nội tạng nào đó. Còn “Hư” thì diễn tả tình trạng “thiếu hụt” về Năng lượng (Khí) để điều khiển sự hoạt động của thực thể hay cơ quan nội tạng nào đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, “Hư” thuộc về phạm trù “Nguyên nhân” còn “Suy” thuộc về “Hệ quả” (Triệu chứng). Ví dụ, vì thiếu hụt “Năng lượng” (Khí) lâu ngày, cho nên Tim làm việc trong tình trạng quá tải (Không đủ sức/ năng lượng, khí) cho nên mới dẫn đến không thực hiện được đầy đủ chức năng bơm máu của nó, tình trạng không đảm bảo được chức năng làm việc này thường được gọi là “Suy tim”. Hoặc tương tự với Gan, Thận, cũng vậy, vì một điều kiện sinh hoạt quá tải nào đó, Thận và Gan… cần một lượng Năng lượng/ Khí đủ để bảo sự hoạt động trong điều kiện quá tải. Do một sự “tắc nghẽn” nào đó, Năng lượng/ Khí không lưu thông và đưa đến đủ cho sự hoạt động quá tải đó. Tình trạng hoạt động thiếu hụt Năng lượng này (Hư), diễn ra lâu ngày, sẽ làm cho Gan hay Thận… bị “kiệt sức” và dẫn đến bị tổn thương, thoái hóa, và suy giảm chức năng làm việc, cụ thể là chức năng lọc máu và đào thải độc tố của 2 cơ quan nội tạng này.

Mặc dầu khái niệm “Suy” vẫn chưa được tận dụng một cách triệt để, để làm tiền đề cho hành trình hình thành liệu pháp trị liệu thích hợp trong Kinh điển của Y học hiện đại. Nhưng dù sao khái niệm “Suy” vẫn còn được “thận trọng” nhắc đến trong kho tàng kiến thức của Y học học đường, như “Suy tim”, “Suy thận”, “Suy hô hấp”, “Suy dinh dưỡng”, “Suy nhược thần kinh”…v..v… Cho dù “Suy” thuộc về phạm trù “Triệu chứng” (Chứng trạng thể hiện ra bên ngoài do bị một bệnh lý nào đó), Tây Y cũng khá “thận trọng” khi xác định nó, nếu sự “tổn thương thực thể” chưa đủ để thể hiện qua kết quả của xét nghiệm, hoặc nhìn thấy rõ ràng qua hình ảnh soi chiếu từ máy móc.

Còn khái niệm “Hư” (Thiếu hụt năng lượng), thì hoàn toàn xa lạ, và thậm chí còn trở thành vấn đề để “bài xích” của Tây Y. Cho dù theo nguyên lý và logic Khoa học thì “Triệu chứng Suy” chủ yếu là do “Nguyên nhân Hư” gây ra hoàn toàn.

…Để đến khi CÓ kết quả từ xét nghiệm và từ hình ảnh soi chiếu mới quyết định đủ điều kiện để đưa ra liệu pháp trị liệu. Thì cơ quan, bộ phận, nội tạng… cần chữa trị đó đã ở trong tình trạng rệu rã, hư hỏng… về thực thể rồi. Và khi đó, liệu trình trị liệu chỉ chạy theo việc tạm thời loại bỏ “Triệu chứng”. Còn “Nguyên nhân” để tạo nên “Triệu chứng” đó thì không cần quan tâm. Mà có quan tâm cũng “không còn kịp” nữa rồi!!!

Y lý của Đông Y, lấy việc xác định “Hư- Thực” của Khí huyết (Năng lượng sống) làm nền tảng tiên quyết và cốt lõi cho việc Chẩn và Trị. Vì vậy, việc xác định Khí- huyết thiếu hụt (Hư) ở chỗ nào, hay chỗ nào Khí- huyết bị bế tắc, dồn nén lại ở đó (Thực) là việc quan trọng, mang tính chất quyết định “sống còn” cho liệu pháp Trị liệu thích hợp.

Có xác định đúng được “Hư” (Thiếu hụt năng lượng/ Khí), hoặc “Thực” (Năng lượng/ Khí bị bế tắc, dồn nén) mới có thể đề ra liệu pháp chính xác để “Bổ”: Bồi bổ, đưa Năng lượng/ Khí đến. Và “Tả”: Khai thông, đưa Năng lượng/ Khí bị dồn nén, bế tắc đi ra chỗ khác. Có làm được việc này mới có thể ngăn ngừa được sự suy thoái, tổn thương, và hư hỏng của các thực thể Nội tạng được.

Và khi phát hiện ra thực thể của một Nội tạng nào đó đã bị hư hỏng, suy thoái, tổn thương, thì ngoài việc chữa lành thực thể ra, còn phải làm thế nào để khai thông bế tắc và đưa đến nơi bị bệnh đủ Năng lượng/ Khí cần thiết để hỗ trợ cho năng lực chữa lành, và bảo tồn kết quả của sự chữa lành được lâu dài và bền vững, không bị tái tổn thương trở lại do thiếu hụt Năng lượng vận hành chức năng hoạt động.

… Mà Năng lượng sống/ Khí lực cần thiết cho một Sinh mệnh được sinh tồn trong thế giới hiện hữu thì bao gồm có 7 thành phần cơ bản sau:

1- Cơ năng: Năng lượng/ Khí lực có được từ sự vận động, chuyển dịch, va chạm, lực hấp dẫn… (Trong liệu pháp chữa lành là sự vận động tích cực, như luyện tập thể dục, khí công, yoga, võ thuật….)

2- Điện năng: Năng lượng/ Khí lực có được từ dòng điện, điện từ, tĩnh điện, từ trường vũ trụ…( Trong liệu pháp chữa lành là Nhân điện, các thiết bị điện từ, thiết bị kích điện…)

3- Nhiệt năng: Năng lượng/ Khí lực có được từ Nhiệt độ, như sự thay đổi nhiệt độ môi trường, nóng, lạnh, và nhiệt độ thu được qua quá trình đốt cháy, chuyển hóa vật chất (Trong liệu pháp chữa lành là các thiết bị thay đổi nhiệt độ, Nội nhiệt…)

4- Hóa năng: Là Năng lượng/ Khí lực do quá trình chuyển hóa vật chất, hóa chất… (Trong liệu pháp chữa lành là các loại thức ăn uống, thuốc thảo dược, hóa dược và các loại vi lượng, vitamin bổ sung…)

5- Âm năng: Năng lượng/ Khí lực sản sinh ra do các chấn động của dao động Âm thanh (Trong liệu pháp chữa lành là các phương pháp tương tác bằng sóng âm thanh, âm nhạc, và các loại sóng siêu âm khác)

6- Quang năng: Năng lượng/ Khí lực có được nhờ tiếp nhận các sóng dao động của ánh sáng và màu sắc… (Trong liệu pháp chữa lành là các tương tác của ánh sáng, màu sắc của các loại tia màu, như tia cực tím, tia la-de, tia gama, beta… và kể cả màu sắc của nghệ thuật hội họa…)

7- Tâm năng: là Năng lượng/ Khí lực có được từ Ý chí, Tâm linh và những sức mạnh huyền bí khác của Tâm ý, bao gồm cả những nguồn năng lượng mà Khoa học chưa xác định được/ năng lượng “đen” ( Trong liệu pháp chữa lành là Thiền định, Meditation, Cầu nguyện, Chánh niệm….)

“Vọng Nguyệt Ca” được xây dựng lập trình chữa lành theo khả năng kích hoạt và điều tiết của tầng Năng lượng/ Khí lực thứ 5, thứ 6 và thứ 7 theo sự phân cấp các tầng Năng lượng/ Khí lực đã nói trên. Có nghĩa “ Vọng Nguyệt Ca” là vừa vận dụng cả chấn động của Dao động âm thanh, sự tương tác của chấn động ánh sáng và màu sắc kết hợp với năng lực của sự tập trung Ý chí. Tất cả những lập trình chủ yếu là dựa vào Nguyên lý “Sắc màu và Âm thanh” của Lục Tự Khí Công, kết hợp với một vài Nguyên lý tương đồng khác của Liệu pháp như “Dao động sóng não” và “Màu sắc trị liệu” ( Farbtherapie). Và “Vọng Nguyệt Ca” chỉ nhằm vào một mục đích cụ thể là tương tác vào sự “Suy”, “Hư” của cơ quan Nội tạng là quả “Thận”.

(Vòng “Vọng Nguyệt Tàng Nguyên” của Ngũ Hành Khí Công)

… Nếu Thức ăn- uống, Thảo dược, Hóa dược và Vi lượng, Vitamin bổ sung… chỉ nằm trong phạm vi của tầng phân cấp Năng lượng sống/ Khí lực là loại thứ 4, tức là “Hóa Năng”, thì “Vọng Nguyệt Ca” là một ví dụ, là những “Vị Thuốc” được phối toa từ tầng Năng lương/ Khí lực thứ 5, thứ 6 và thứ 7. Cho dù kết quả vi tế của nó rất khó nhận biết ra bằng sự “Cấp bách” và “Cụ thể”, nhưng sự thật, thì tác dụng của sự bồi đắp, kích hoạt bằng các tầng Năng lượng Vi tế này sẽ có những kết quả nhiệm màu ngoài sức tưởng tưởng của sự thực dụng.

Không chỉ có Y học Cổ truyền Á đông đã có những liệu pháp chữa lành từ chấn động Âm thanh và tương tác Màu sắc từ hàng ngàn năm trước, mà ngày nay, liệu pháp chữa lành bằng dao động Âm thanh và Ánh sáng màu, cũng đã được Y học hiện đại ứng dụng. Không những thế các nhà Khoa học còn xác định đó là “Viễn cảnh” của nền Y học của tương lai….

(Còn nữa)

01.01.21

Thuận Nghĩa

SHARE