Home Y Khoa Y Học Cổ Truyền TRẢ LỜI…. Cho topic “CHỈ LÀ SỰ TRẮC NGHIỆM NHỎ….”

TRẢ LỜI…. Cho topic “CHỈ LÀ SỰ TRẮC NGHIỆM NHỎ….”

856
0

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có một bài thơ, sau này được phổ nhạc thành một Thiền Ca rất nổi tiếng trong hệ thống “Thiền Dấn Thân” của Làng Mai nói riêng và “Thiền Chánh Niệm” nói chung, đó là bài “Thế Giới Đại Đồng”. Trong đó có mấy câu như này:

“…Mắt thương nhìn từng huynh đệ
Mỗi người là một bài thơ
Say mê đọc hoài đọc mãi
Vẫn không hết những bất ngờ….”

Topic “Chỉ Là Một Trắc Nghiệm Nhỏ”, đã cho tôi rất nhiều bất ngờ và cảm động. Tôi không biết nói gì hơn là mượn 4 câu thơ trong bài Thế Giới Đại Đồng của bậc Tôn sư một Môn phái Thiền có tầm ảnh hưởng rất lớn Thế giới Phương Tây để thay lời muốn nói với sự theo dõi và đồng cảm của các đồng môn huynh đệ và người đọc trang của Thuận Nghĩa.

Quả thật là “Say mê đọc hoài đọc mãi, vẫn không hết những bất ngờ.” Cũng như anh Vương Trịnh Công đã viết comment: “….Cám ơn thầy và các bạn đã cho tôi được mở mang đầu óc, comment nào cũng hay, chờ thầy tổng kết ạ…”

Tôi đọc rất kỹ từng comment, và comment nào cũng cho tôi rất nhiều thông tin, đặc biệt nhất là cho tôi được cảm giác tự tin hơn trong con đường mình đã chọn vì có rất nhiều đồng cảm… nhất là những huynh đệ và cộng sự… hiện nay và trong cả tương lai gần…

Topic này tôi không trả lời trực tiếp các ý trả lời trong các comment. Câu trả lời đúng hay sai không phải là mục đích của tôi khi đưa ra sự trắc nghiệm. Đưa 3 câu trắc nghiệm ra chủ yếu là gây sự tò mò và định hướng người đọc đến một tư duy mang tính chính kiến của tự thân người đọc. Tôi đã thành công!!!!

Không đánh giá, nhưng có 2 điều tôi cũng phải nên trình bày thêm:

1/ Nhiều bạn đánh giá hơi thấp thuật Châm- Cứu. Thuật Châm Cứu có khả năng điều hòa cơ thể rất cao, đặc biệt là trong khả năng kích thích sự TỰ phục hồi của cơ thể…hay nói cách khác, Châm Cứu là Y thuật có khả năng loại trừ gốc rễ của bệnh lý rất cao. Kể cả châm cứu cho các liệu pháp: Nhuận Trường- Lợi Tiểu- Thanh Nhiệt- Giải Độc(Nếu là người “biết” Châm Cứu thật sự.)

2/ Các bạn đánh giá cá nhân tôi quá cao. Tôi vẫn là người đang “tầm sư học đạo” mà!!!. Có lẽ vì đa số người để lại comment là học viên, môn đồ và người hâm mộ. Các bạn cần phải lưu ý: Ai cũng thích khen cả, nhưng hầu hết các bậc Thầy tài năng bị hỏng cả nhân cách và cơ nghiệp của mình là do sự “tung hô” thái quá của truyền thông và môn đồ của chính mình, cũng như của người hâm mộ…

Lòng tham của con người là “vô đáy”. Tôi cũng không phải là bậc Thánh Nhân, cho nên Tham- Sân- Si vẫn còn khá “sung túc”…hì hì… Được đà lấn tới luôn. Để có cơ sở hiểu rõ thêm những gì tôi muốn chia sẻ. Tôi xin mọi người bỏ thêm chút thời gian đọc và tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây.

Bạn hãy đọc kỹ lại các phần trong loạt bài Biệt Lý Tam Tiêu. Tôi sẽ trích lại nguồn ở đây. Và tìm hiểu thêm về thành quả của những nghiên cứu mới về cơ thể học của Y Sinh Học hiện đại. Những nghiên cứu đã được đề cử tranh giải Nobel Y Sinh Học năm 1983. Tuy không được trao giải Nobel năm ấy. Nhưng hệ thống Faszien đã được các nhà Khoa học và WHO công nhận là cơ quan mới trong cơ thể Người và đã đưa vào Giáo khoa về Cơ Thể Học Hiện Đại.

Bạn hãy bỏ chút thời gian suy ngẫm qua các bài viết có link đính kèm. Cũng như các hình ảnh tôi đưa ra để minh họa. Kể cả bậc Thầy hoạt động trong nghề Đông Y đang theo dõi Seri bài viết này của tôi. Đây là một tư liệu cực kỳ quí giá để hiểu thêm về Tam Tiêu. Qua những nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng hệ thống Faszie của Y học hiện đại Phương Tây. Chúng ta sẽ thấy Tam Tiêu không phải là một Tạng- Phủ vô hình. Nó có thật. Điều bất ngờ nhất là những lý giải về Tâm Tiêu trong Y học Cổ truyền Á đông có từ hàng ngàn năm trước lại không khác gì mấy so với hệ thống Fazie do Y Sinh Học hiện đại mới tìm ra trong những thời gian gần đây.

https://de.wikipedia.org/wiki/Faszie
https://en.wikipedia.org/wiki/Fascia
https://lethuannghia.com/biet-ly-tam-tieu-phan-3-hay-danh-…/
https://lethuannghia.com/biet-ly-tam-tieu-phan-4a-tan-huon…/
https://lethuannghia.com/biet-ly-tam-tieu-phan-4b-ky-thuat…/

(Cơ chế cấu tạo, cơ chế hoạt động, liệu pháp kích hoạt, ứng dụng lâm sàng…của Faszie không khác gì cơ chế của Tam Tiêu trong YHCT cả…)

Chân thành cảm ơn sự theo dõi của quí vị.

(Còn nữa)


11.06.20
Thuận Nghĩa

SHARE