Home Y Khoa Khảo Luận Biệt Lý Tam Tiêu- Phần 1

Biệt Lý Tam Tiêu- Phần 1

7194
0

Sách Linh Khu Tố Vấn
–         Bệnh Phong bắt đầu từ đâu mà trị
–         Trước dụng Tam Tiêu

–         Bệnh Thấp lấy gì làm chủ
–         Tam Tiêu làm chủ

–         Hư Hàn thủ trọng nơi đâu
–         Trọng Tam Tiêu
….
–         Chứng hỏa vượng gây huyễn vựng, đâu đầu chóng mặt, ù tai, mặt phừng mắt đỏ, kinh giật, phong trụy… nên trị từ đâu (Áp huyết cao)
–         Tam Tiêu

–         Chứng bần huyết, xâm xẩy mặt mày, bồn chồn mất ngủ, tâm trí hư phiền nên dụng nơi nào
–         Tam Tiêu
  ……
–         Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực. Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bức rức, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu, lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sác…. Tay chân lạnh, vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở …( Cơn đau thắt ngực. Thiếu năng vành.)…nên trị từ đâu
–         Tam Tiêu
…..

–          Đàm hỏa nhiễu tâm.Vật vã, mất ngủ. Miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy. Dễ kinh sợ.  Cười nói huyên thuyên. Thao cuồng, đáng mắng người. Mạch hoạt, hữu lực. Đàm mê tâm khiếu.Tinh thần đần độn. Cười nói một mình Đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè. Rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt. (Tâm thần phân liệt thể hưng phấn. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm.) Trị như thế nào
– Thanh Tâm tả hỏa trừ đàm khai khiếu.  Thủ dụng Tam Tiêu.
  …..

Chứng: cảm giác nóng trong người. Sốt về chiều và về đêm. Cơn nóng phừng ở mặt, ở ngực. Mặt đỏ, tay chân nóng. Ra mồ hôi tay chân. Mất ngủ, hay mộng mị, nói mơ. Bức rức, giảm trí nhớ. Ngũ tâm phiền nhiệt. Tiểu đỏ, ít. Mồ hôi trộm. Đầu lưỡi khô. Rêu lưỡi khô. Mạch tế sác, vô lực(- Rối loạn thần kinh chức năng.Rối loạn thần kinh tim. Rối loạn thần kinh thực vật sau viêm nhiễm kéo dài. Suy nhược thần kinh.). Nên trị ra sao
–          Khai khiếu Tư dưỡng Tâm âm, an thần. Tư âm giáng hỏa, tiềm dương an thần. Trọng thủ Tam Tiêu
…..
–          Vì sao Tam Tiêu lại hệ trọng như vậy (TN)
–          Là vì Tam Tiêu liên hệ giữa tạng phủ với nhau do con đường của Tam tiêu, Tam tiêu là màng mỡ. Gốc của nó phát ra từ Thận hệ tức Mệnh môn. Phần trên của nó quy kết ở Tâm bào lạc, Tam tiêu bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hóa thức ăn uống hấp thụ, bài tiết, hóa sinh khí huyết nên mới nói Tam tiêu có quan hệ với công năng khí hóa của toàn bộ cơ thể. Chủ trì các khí, lưu thông khí huyết tân dịch. Thông điều đường thủy dịch.
  
–          Tam Tiêu là cơ quan nào trong cơ thể.

–          Trong 12 kinh mạch chính có 11 Kinh Mạch gắn liền với 11 Cơ quan nội tạng. Đó là Tim- Tâm Kinh, Phổi- Phế Kinh, Gan- Can Kinh, Thận- Thận Kinh, Lá Lách- Tỳ Kinh, Dạ Dày- Vị Kinh, Mật- Đởm Kinh, Bộng Đái- Bàng Quang Kinh, Ruột Già- Đại Trường Kinh, Ruột Non- Tiểu Trường Kinh. Chỉ riêng Kinh Tam Tiêu là không gắn liền với một cơ quan thực thể nào hết. Nhưng thực sự là nó có hiện diện, vì chức năng hoạt động của nó. Bởi vậy nó chính là Thái Cực, là tổng hội của Lục Phủ Ngũ Tạng. Cũng chính vì vậy mà trong các căn bệnh trầm kha đều lấy Tam Tiêu làm trọng. Không những là phương toa thủ huyệt của Châm Cứu, cách Thảo Toa ra phương thảo dược mà trong Khí Công Dưỡng Sinh cũng lấy Hoạt Lý Tam Tiêu làm nền tảng khai thông, hành khí hoạt huyết. Ví dụ trong Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Chuyển Cốt Công, Ngũ Cầm Hý, Ngũ Hành Khí Công, Lục Tự Quyết, Khí Công Tâm Pháp Biệt Truyền…những môn Tuyệt Đại Công Phu ấy đều lấy việc kích hoạt Tam Tiêu làm nền tảng khởi đầu công phu trì luyện.

Và nó đây

 THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

手少阳三焦经


THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH 
TỔNG CỘNG 23 HUYỆT
1.     Quan xung
2.     Dịch môn
3.     Trung chủ
4.     Dương trì
5.     Ngoại quan

6.     Chi câu
7.     Hội tông
8.     Tam dương lạc
9.     Tứ độc
10.    Thiên tỉnh
11.    Thanh lãnh uyên
12.    Tiêu lạc
13.    Nhu hội
14.    Kiên liêu
15.    Thiên liêu
16.    Thiên dũ
17.    Ế phong
18.    Khế mạch
19.    Lư tức
20.    Dác tôn
21.    Nhĩ môn
22.    Hoà liêu
23.    Ty trúc không

Đường Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu

Bản Đồ Tý Ngọ Lưu Chú

Kinh Chạy Giờ Hợi


ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU.

1-KINH CHÍNH:

Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷ tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay. Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h.Khuyết Bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc, qua cơ hoành và liên hệ với Tam Tiêu. Một nhánh đi từ ngực (h.Chiêu Trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ, liên lạc với Đốc Mạch (h.Đại Chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai, đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt. Một nhánh từ sau tai (h.Khế Mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng Quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h.Đồng Tử Liêu).

2-KINH BIỆT:

Khởi từ huyệt Giác Tôn của kinh Chính Tam Tiêu đi lên đỉnh đầu ở h.Bá Hội rồi trở xuống vòng sau tai, đến h.Thiên Dũ, qua h.Khuyết Bồn (Vị) để vào sâu trong ngực liên lạc với Tâm Bào Lạc và Tam Tiêu.

3-LẠC DỌC:

Khởi từ huyệt Lạc – Ngoại Quan, theo kinh Chính lên phía sau cánh tay qua hõm trên xương đòn, rồi xuyên vào trong ngực đến Tâm Bào Lạc.

4-LẠC NGANG:

Khởi từ huyệt Lạc – Ngoại Quan, đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay để đổ vào Kinh Chính Tâm Bào ở huyệt Nguyên – Đại Lăng.

5-KINH CÂN:

Khởi từ góc trong của móng ngón tay áp út, đến cổ tay, lên phía sau cẳng tay và sau khuỷ tay, theo bờ ngoài cánh tay lên mỏm vai, qua cổ hội với kinh Cân Thủ Thái Dương Tiểu Trường, đến góc hàm dưới, tại đây phân hai nhánh: Một nhánh đi vòng dưới góc hàm dưới để tiến sâu vào họng và kết ở cuống lưỡi. Một nhánh đi lên cao, dọc trước tai, đến góc ngoài mắt và kết ở miền trán thái dương tại huyệt Bản Thần (Đ).


CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ TAM TIÊU

1. Đại cương:
– Chữ Tiêu có nghĩa là cháy khét, nhưng nó lại đứng trước chữ Tam, nên ý nghĩa là đứng đầu, là to lớn như chữ Nguyên. Cho nên nói Tam tiêu phân ra Thượng tiêu, Trung tiêu và hạ tiêu. Mỗi tiêu có một đường khí đạo cũng giống như Tam Nguyên là Thiên, Địa, Nhân, mỗi ngôi có 1 nguyên khí.
– Chữ Tiêu ngày xưa có ý nghĩa là màng mỡ. Tam Tiêu chính là màng mỡ khắp trên cơ thể con người, là con đường hành thủy (Thương hàn luận).
– Nội kinh viết: “Tam tiêu là quan năng khai ngòi nước, thủy đạo xuất ra từ đây”. Như vậy, Tam tiêu chủ về khí đạo, ví như 1 vị quan trông coi điều khiển việc khơi xẻ đường thủy đạo cho lưu thông (Quyết độc chi quan) vì không có khí thì thủy không hóa, và Tam tiêu cũng là con đường vận hành nước trong cơ thể con người. Chương 31, sách Nạn kinh viết: “Tam tiêu là đường lối của thức ăn, là chỗ khí luân chuyển đi về” đã nói lên chức năng của Tam tiêu là đưa khí huyết tân dịch của thức ăn đi chu lưu khắp da dẻ và tạng phủ. Thiên Ngũ lung tân dịch biệt luận, sách Linh khu viết: “Đồ ăn có 5 vị vào miệng đều dồn vào bể chứa của nó, tân dịch được tạo ra và theo đường lối riêng, Tam tiêu đưa khí ra làm ấm áp bắp thịt, tân dịch ra nuôi dưỡng bì phu…”. Thiên bản thần, sách Linh khu lại nói: “Tam tiêu là phủ trung độc (chỗ hội tụ của đường nước) đường nước do đó mà ra, thuộc với Bàng quang”.
Vậy tóm lại, Tam tiêu là đường nguyên khí phân bổ thức ăn, uống chuyển hóa ra vào, chủ khí, chủ thủy coi toàn bộ hoạt động khí hóa trong cơ thể con người. Tam tiêu có 2 công năng chính:
– Chủ trì các khí, lưu thông khí huyết tân dịch.
– Thông điều đường nước.
2. Phân biệt bộ vị của Tam tiêu và công năng của mỗi bộ vị.
Thiên Dinh vệ sinh hội, sách Linh khu phân cơ thể ra:
– Thượng tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến dưới lưỡi; bao gồm cả bộ phận lồng ngực và 2 tạng Tâm Phế.
– Trung tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến miệng dưới của Vị (u môn) bao gồm cả bộ phận bụng trên và Tỳ Vị đều thuộc phạm vi của Trung tiêu.
– Hạ tiêu: từ miệng dưới của Vị xuống đến tiền âm, hậu âm; bao gồm cả bộ phận bụng dưới, Can, Thận, Đại tiểu trường, Bàng quang đều thuộc phạm vi của hạ tiêu.
Điều 31, sách Nạn kinh viết: “Thượng tiêu từ dưới lưỡi xuống đến cách mô ngang chỗ miệng trên của Vị, chủ nạp mà không chủ xuất, Trung Tiêu là ngang giữa trung quản của Vị, không cao không thấp, chủ việc ngấu nhừ thức ăn. Hạ tiêu ngang với miệng trên của bàng quang, chủ xuất mà không chủ nạp để truyền tống cặn bã”.
* Thượng tiêu:
Thiên Dinh vệ, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu như sương mù…”. Nói sương mù là hình dung Thượng tiêu nhiều khí.
Thiên Quyết khí, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu phân bổ khí ngũ cốc đi khắp nơi làm ấm da dẻ, nuôi thân thể, mượt tóc như sương mù rơi xuống gọi là khí”.
Sách Trương thị loại kinh giải thích: “Tỳ tán tinh khí ra, khí ấy như sương mù và quy về Phế, nên nói Thượng tiêu như sương mù”.
Chính vì Thượng tiêu đưa khí đi khắp toàn thân mà có tác dụng làm ấm ngoài da, mượt lông tóc, vì thế phần cơ biểu được dinh dưỡng và do đó phát sinh được công năng bảo vệ ở ngoài (gọi là Vệ khí). Nếu cơ năng của Thượng tiêu mất bình thường, sự phân bố bị trở ngại, da dẻ không được sự ôn nhuận của Vệ khí, lỗ chân lông mở đóng không thuận lợi sẽ sinh ra hiện tượng rét run phát nóng.
Ngoài ra Thượng tiêu còn có công năng chủ việc thu nạp. Nạp bao gồm thu nhận cả hô hấp và ăn uống, bởi vì Vị chủ việc tiếp nạp đồ ăn không để nôn ra ngoài, Phế chủ việc hô hấp. Cả 2 tạng phủ ấy đều khai khiếu ở Thượng tiêu cho nên nói Thượng tiêu có công dụng chủ việc thu nạp.
* Trung tiêu:
Thiên Dinh vệ sinh hội , sách Linh khu nói: “Trung tiêu như bọt nước sủi lên”. Bọt nước sủi lên là chỉ vào trạng thái hóa sinh của Tỳ Vị. Bởi vì, nhìn vào phạm vi của Trung tiêu và công năng của Tạng phủ ở trong đó thì chủ yếu là vận hóa thủy cốc và chưng bốc khí huyết tân dịch để nuôi dưỡng khắp toàn thân. Trong quá trình ấy, động lực của 1 loạt hoạt động hóa sinh, trừ công năng của Tỳ Vị ở Trung tiêu ra, thì hạ tiêu cũng góp 1 phần tác dụng nhất định trong đó.
Chức năng Trung tiêu bao gồm: thu nạp cốc khí, lọc cặn bã, chưng tân dịch, làm thành tinh hoa đưa lên Phế mạch biến hóa ra sắc đỏ gọi là Huyết. Tác dụng của Trung tiêu chủ yếu là hóa thủy cốc thành ra khí huyết tân dịch, là chất có đủ tác dụng dinh dưỡng. Sở dĩ gọi như bọt nước sủi lên là muốn nói đến hoạt động sinh lý như làm chín thức ăn uống, chưng hóa tân dịch, tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa sinh ra khí.
* Hạ tiêu:
Thiên Dinh vệ, sách Linh khu nói: “Hạ Tiêu như ngòi rãnh”. Sách Trương thị loại kinh nói “Ngòi rãnh là chỗ chảy nước ra” ý nói Hạ tiêu chủ việc xuất chứ không chủ nạp. Cho nên công năng chủ yếu của hạ tiêu là thấm thủy dịch xuống, gạn lọc ra thanh trọc và bài tiết ra đại tiểu tiện ở tiền âm và hậu âm.
Như vậy, hoạt động của Tam tiêu có thể tóm tắt lại như sau:
1. Con đường vận hành nước (thông điều đường nước) trong cơ thể đều theo con đường của Tam Tiêu.
Khi ta ăn uống vào, Vị là bể chứa và làm chín nhừ. Từ Vị các vật chất ở dạng gọi là nước sẽ thấm và tản theo màng mỡ, thấm và tản được vào trong màn mỡ là nhờ sự tuyên bổ của Phế khí. Nước từ màng mỡ sẽ thấm xuống Bàng quang, phần nước ở trong Tiểu trường cũng phát tán theo con đường của hạ tiêu vào Bàng quang khi nó chưa hóa khí.
2. Con đường hóa khi hay chủ trì các khí của Tam tiêu.
Thủy dịch từ khi ăn uống vào đến bất cứ tạng phủ nào để giúp cho hoạt động đều có quá trình khí hóa để tạo ra dạng vật chất cho Tạng phủ đó, kể cả khi thấm vào màng mỡ, hoặc từ Tiểu trường đi ra đều bị hỏa chưng cất hóa thành khí. Còn các nước chưa hóa được nhập vào Bàng quang, dưới đáy Bàng quang là khí hải cũng có tên là huyết thất. Qúa trình khí hóa ở Bàng quang bắt nguồn từ huyết thất này bốc lên thành khí (nước không hóa được sẽ được thải ra ngoài). Khí được hóa này sẽ bốc lên theo con đường của Tam tiêu lên đến hung cách, yết hầu. Đây là con đường hô (thở ra ngoài). Phần khí theo màng mỡ ra ngoài đến tứ chi sẽ theo con đường cơ nhục, xuất ra ở bì mao, đó chính là Vệ khí bảo vệ mặt ngoài của cơ thể.
Như vậy ta biết rằng sự liên hệ giữa tạng phủ với nhau do con đường của Tam tiêu, Tam tiêu là màng mỡ. Gốc của nó phát ra từ Thận hệ tức Mệnh môn. Phần trên của nó quy kết ở Tâm bào lạc, Tam tiêu bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hóa thức ăn uống hấp thụ, bài tiết, hóa sinh khí huyết nên mới nói Tam tiêu có quan hệ với công năng khí hóa của toàn bộ cơ thể.
3. Các quan hệ của Tam tiêu:
a. Tam Tiêu thuộc kinh Thủ Thiếu dương trong 12 kinh:
Khởi đầu từ chót ngón tay nhẫn phía ngón út lên dọc theo ngoài cổ tay, lên khuỷu tay, dọc phía ngoài cánh tay lên vai ra sau giao với kinh mạch Túc Thiếu dương, vào hõm vai, tỏa ra ở chiên trung liên lạc với Tâm bào xuống cách mô rồi đến tam tiêu.
b. Quan hệ giữa Tam tiêu và Tâm bào:
Tâm bào là ngoại vệ bao bọc Tâm nhưng được coi là 1 tạng. Tam tiêu là Phủ. Quan hệ giữa Tâm bào và Tam tiêu là quan hệ giữa tạng và phủ.
Hơn thế nữa, Tam tiêu là bộ phận bảo vệ ở ngoài Tạng Phủ, Tâm bào lạc là bảo vệ ở ngoài cho Tâm, cũng như hai lần thành của cửa nhà vua. Cho nên đều thuộc dương và đều gọi là tướng hỏa.
Vì thế Tam bào và Tam tiêu về công dụng là biểu lý thông nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau.
4. Triệu chứng bệnh của Tam tiêu:
Bệnh của Tam tiêu chủ yếu là về mặt thủy khí vận chuyển phát sinh chướng ngại.
– Nếu Thượng tiêu không thông lợi thi sinh suyễn đầy.
– Trung tiêu không thông lợi thì thủy ẩm ngưng trệ mà bụng đầy.
– Hạ tiêu không thông lợi thì thấy phù nề.
Mặt khác, do mỗi bộ phận của Tam tiêu đều bao bọc một số tạng khí nên chứng trạng Thượng tiêu luôn bao gồm chứng trạng của Tâm Phế; chứng trạng Trung tiêu bao gồm chứng trạng của Tỳ Vị và chứng trạng hạ tiêu bao gồm cả Can Thận, Đại tiểu trường.
– Chứng trạng Thượng tiêu quan hệ chặt chẽ với bệnh biến của Tâm và Phế.
. Hư hàn: tinh thần không yên, đoản hơi. Nói không ra tiếng.
. Thực nhiệt: ngực bế tắc, đổ mồ hôi trán. Lưỡi khô, họng sưng, suyễn đầy.
– Chứng trạng Trung tiêu quan hệ chặt chẽ với Tỳ, Vị.
. Hư hàn: bụng đau, ruột sôi. Tiêu lỏng mà không thông. Bụng đầy, ưa nắn bóp.
. Thực nhiệt: bụng đầy trướng. Không mửa. Không đi cầu. Suyễn cấp.
– Chứng trạng hạ tiêu quan hệ chặt chẽ với Can, Thận, Đại tiểu tràng.
. Hư hàn: đại tiện lỏng không dứt.Tiểu tiện trong dài, hoặc són đái. Bụng đầy, phù nề.
. Thực nhiệt: đại tiểu tiện không thông. Đi ngoài ra máu.

Tam tiêu biện chứng

1. Chứng của thượng tiêu
Bao quát chứng trạng của bệnh phế và tâm bào, nếu thấy phát sốt sợ lạnh, ho hắng, khí suyễn,

mạch phù, là chứng của bệnh phế, nếu chuyển ngược vào tâm bào thì thấy thần mờ tối, nói 
nhảm, lưỡi cứng, chi lạnh là chứng của tâm bào. Đó là thời kỳ đầu tiên của bệnh sốt thời khí,
tương đương với chứng của phần vệ và chứng nghịch chuyển doanh huyết.

2. Chứng của trung tiêu
Bao quát chứng của bệnh ở vị, và tỳ, như phát sốt không sợ lạnh, ngược lại mà sợ nóng, mặt

hồng, mắt đỏ, tiện bí, tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng là chứng trạng của nhiệt ở trường vị. Phát sốt
không cao, ngực, bụng trên bĩ bứt rứt, quặn bụng, phân lỏng nhão, mình nặng mệt mỏi, rêu
lưỡi nhầy, mạch hoãn, là tỳ uẩn thấp nhiệt (tỳ có thấp nhiệt ẩn náu). Đó là thời kỳ cao nhất của
bệnh sốt thời khí, tương đương với chứng của bệnh ở khí phần.

3. Chứng của hạ tiêu
Bao quát chứng trạng của bệnh can, thận, như tà nhiệt hao thương thận âm có thể thấy lòng

bàn tay bàn chân nóng, họng khô, tâm bứt rứt không ngủ được. Thận âm hao dẫn đến can âm 
hao, can phong nội động có thể thấy tay chân co động, tứ chi lạnh như băng, tâm động, nhảy,
đó là thời kỳ cuối của bệnh sốt thời khí, tương đương với chứng của bệnh ở huyết phần.
Tam tiêu biện chứng cho rằng: Bệnh sốt thời khí đầu tiên xâm phạm vào thượng tiêu, và từ
thượng tiêu hướng xuống trung tiêu và hạ tiêu mà chuyển biến.
 

Y Học Hiện Đại cho rằng Tam Tiêu là hệ thống màng mỡ bao phủ quanh các cơ quan nội tạng và xương cốt, và gắn liền với các chuỗi Hạch  trong cơ thể

Các chuỗi hạch ở…
Ngực cổ..
Bụng, nội tạng…

Bụng dưới….

Liên quan đến Thượng Tiêu, Trung Tiêu và Hạ Tiêu

Trong hệ thống Tam Tiêu

Theo Y Lý Cổ Truyền (và Y Học Đương Đại cũng vậy):
–         Biết được triệu chứng, hiểu rõ nguyên nhân và ta toa dụng thuốc, thủ huyệt đúng cách để trị bệnh là Hạ Sách
–         Biết được triệu chứng, hiễu rõ nguyên nhân, dùng cách ăn uống hợp lý để trị bệnh là Trung Sách
–         Nâng cao chính khí, hành khí hoạt huyết, dưỡng tâm, kiện thể, phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng, khai mở tiềm năng tự điều hòa của cơ thể đó là Thượng Sách

Ví dụ một phương pháp trong hệ thống Hạ Sách đặc trị Tam Tiêu :

ĐIỀU TRỊ KINH TAM TIÊU BẰNG CHÂM CỨU

Tam Tiêu Hư :

. Châm bổ huyệt Trung Chử (Ttu.3) vào giờ Tý [23-1g] (đây là huyệt Du Mộc, Mộc sinh Hỏa – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
. Chấn phấn Tam Tiêu: dùng huyệt Du (Tam Tiêu Du – Bq.22) + Mộ (Âm Giao – Nh.7) + huyệp Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư – Vi.39, Thượng Cự Hư – Vi.37). châm bổ, có thể dùng phép cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tam Tiêu Thực:

. Châm tả huyệt Thiên Tỉnh (Ttu.10) vào giờ Hợi [21-23g] (đây là huyệt Hợp Thổ, Hỏa sinh Thổ – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
. Thanh lợi thấp nhiệt: dùng huyệt Mộ của kinh Tam Tiêu (Âm Giao (Nh.7) + Thạch Môn – Nh.5) + huyệt Hợp ở dưới của Tam Tiêu (Hạ Cự Hư – Thượng Cự Hư – Vi.37) làm chính. Châm tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
THỰC:
Tả: Thiên Tĩnh (Hợp + h.Tả – Ttu.10), Dương Trì (Nguyên – Ttu.4), Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Tam Tiêu Du (Bq.22), Đại Lăng (Tb.5)
Phối:
Túc Tam Lý (Vị.36), Đại Cự (Vị.27), Thương Khâu (Ty.5)
HƯ:
Bổ: Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3), Dương Trì (Nguyên – Ttu.3), Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Chiên Trung (Nh.17), Trung Quản (Nh.12), Thạch Môn (Nh.5).
Phối: Trung Xung (Tb.9), Túc Lâm Khấp (Đ.41), Đại Đôn (C.1), Đại Đô (Ty.2), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24), Phục Lưu (Th.7).

LẠC NGANG:

THỰC: Tả: Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5), Bổ: Đại Lăng (Nguyên – Tb.7).
HƯ: Bổ: Dương Trì (Nguyên – Ttu.5), Tả: Nội Quan (Lạc – Tb.6).

LẠC DỌC :

THỰC: Tả: Ngoại Quan (Lạc – Ttu.5)
HƯ: Bổ: Nội Quan (Lạc – Tb.6), Tả: Dương Trì (Nguyên – Ttu.5)

KINH BIỆT:

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

Châm:Phía đối bên bệnh: Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1), Trung Xung (Tỉnh – Tb.9)
=Phía bên bệnh: Trung Chử (Du – Ttu.3, Đại Lăng (Du – Tb.7)
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Âm Khích (Khích – Tm.6), Hội Tông (Khích – Ttu.7), Túc Tam Lý (Vị.36), Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3), Giác Tôn (Ttu.20), Thiên Dũ (Ttu.16)

KINH CÂN:

THỰC: Tả: A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Trung Chử (Du + huyệt Bổ – Ttu.3)
Phối: Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1), Thiên Tĩnh (Ttu.10), Bản Thần (Đ.13)
HƯ: Bổ: Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Quan Xung (Tỉnh – Ttu.1) Tả: Thiên Tỉnh (Hợp + huyệt Tả – Ttu.10).

Phối: Trung Chử (Du – Ttu.3), Bản Thần (Đ.13).

Đó chỉ mới là cách an toàn nhất. Ra toa dụng thuốc còn rắc rối hơn bội phần nữa. Chưa kể thuốc Thảo Dược ngày nay, đồ đểu nhiều hơn đồ thật. Ra toa đúng, nhưng thuốc giả, thuốc trộn, tẩm chất độc, thuốc chiết xuất con bả…thì cuối cùng cũng tiền mất tật mang. Bởi vậy Hạ Sách sẽ biến thành Hạ Hạ Sách


Còn đây chính là THƯỢNG SÁCH, đơn giản, không có phản ứng phụ, hiệu quả vô song, đắc trị được bá bệnh…chỉ cần bớt chút thời gian ăn nhậu, đàn đúm là được…..
    

SONG THỦ KÌNH THIÊN LÝ TAM TIÊU– Hai Tay Chống Trời Kích Hoạt Tam Tiêu. Là đệ nhất thức trong Bát Đoạn Cẩm của Thiếu Lâm Tự
Có tác dụng khai khiếu, hành khí hoạt huyết khắp châu thân. Đặc biệt là lưu thông khí huyết vùng đầu mặt và cổ gáy. Có khả năng dẫn thuốc vào các tạng phủ, xương cốt ở vùng ngực cổ. Người có áp suất máu không ổn định, lúc cao, lúc tụt. Hoặc là quá cao, hay quá thấp, nếu trì luyện thường xuyên có thể tự điều hòa, và phòng chống được tai biến. Người bần huyết não, trì luyện cũng có ngay sự cãi thiện tốt. Những người bị bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, vai, nên tập thức này.

SONG THỦ THÂU THIÊN– Hai Tay Thu Trời. Đệ Nhất Thức trong Chuyển Cốt Công, có nguồn gốc từ Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm
Có tác dụng như Song Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu, nhưng diệu dụng đặc biệt hơn với người Suy Nhược Thần Kinh

KÌNH THIÊN ĐOẠT ĐỊA SONG THỦ THÁI CỰC ĐỒ– Chống Trời Lấy Đất Hai Tay Tạo Thái Cực. Đệ Cữu Thức trong THÁI ÂM CÔNG
Có tác dụng như Song Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu. Diệu dụng hơn với người bị bệnh về Gan, Thận và Gân Xương, Cột Sống

 Xem tiếp phần 2 (Phần Ứng Dụng Kết Hợp Đặc Trị Các Bệnh Nan Y)

SHARE