Home Y Khoa Bài Thuốc „NGỌT NGÀO GIÓ ĐÔNG…“

„NGỌT NGÀO GIÓ ĐÔNG…“

1214
0

1

Tôi có người học trò. Anh này có căn cơ về „Ngoại đan“ (Thuốc chữa lành từ thảo dược). Người này là người kế thừa và chịu trách nhiệm về chất lượng thảo dược tự nhiên của hệ thống TN-DSĐ sau này trong dự án đầu tư „nhiều đời“ tại VN. (Dự án: „Đầu tư xanh- Y học lập trình“ và „Trường đào tạo Bác sĩ tự thân“.

Trong một lần chia sẻ và chỉ điểm vài phương pháp bảo quản và điều chế dược thảo cổ truyền của Thái Y Viện (Tổ chức Ngự Y của triều Nguyễn) với môn sinh này, tôi có hỏi: Liệu hiện nay có thể kiếm được một khối lượng lớn nhọ nồi (Lọ nghẹ- chất than bụi bám vào đít song nồi khi nấu ăn bằng rơm, củi…) hay không. „Hắn“ trả lời, chắc về nông thôn vẫn kiếm được. Tôi lại hỏi, một trong những phương pháp bảo quản thảo dược tốt nhất, trong điều kiện ẩm mốc cao của thời tiết VN là kỹ thuật sao tẩm, bao bọc bằng „bồ hóng“ (Chất khói bụi bám vào trên chái bếp do nấu ăn và đốt lửa củi thường xuyên). Nếu mình cần một khối lượng hàng tấn có kiếm được không. „Hắn“ ngập ngừng, em nghĩ, chắc về nông thôn và vùng đồng bào miền núi vẫn có thể kiếm được.

Thật ra hỏi vậy thôi, chứ tôi cũng đã có những phương pháp thay thế tương ứng, nếu không thể kiếm được những thứ mà theo xu thế của đời sống là sẽ „tuyệt chủng“ trong đời sống hiện đại của thế kỷ 21 này.

Biết rằng „bếp lửa hồng“ là một trong chất „dính kết“ quan trọng trong đời sống xã hội thuộc phạm trù: „Văn hóa gia đình“ của nền „Văn minh lúa nước“. Nhưng với trào lưu hiện đại hóa, đô thị hóa… hiện nay, „bếp lửa hồng“ theo nghĩa đen rồi cũng sẽ tồn tại theo nghĩa „biểu tượng cổ truyền“. Đó là qui luật tất yếu… Tôi cũng không muốn kéo níu, và cổ xúy sự tồn tại của các loại „bếp lửa hồng“ theo nghĩa đen này, vì đặc trưng „khói bụi“ độc hại, và sự „tận diệt“ cây xanh theo bản chất thực sự của „nó“. Nhưng…. (Hì hì…lại là „Nhưng“ và „Nếu“) có những thứ thức ăn, đồ uống, thuốc thảo dược nếu không được chế biến từ bếp lửa than củi thực sự thì „chúng“ chả còn ra cái thể thống gì cả. Trong đó có cả thứ thức uống „thiêng liêng“ nhất: TRÀ…

2

Mùa đông năm 2015 tôi có mặt ở Hà Nội. Tôi có than vãn với đám đệ tử: „Hà Nội bây giờ kiếm một quán chè chén vỉa hè thực sự, quả thật là khó hơn lên trời“.

Tôi có một thời lang thang với Thăng Long hồi những năm cuối của thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Văn hóa chè chán vỉa hè của Trường An đã hằn sâu trong tôi bằng những ký ức không thể thay thế.

Mấy đứa học trò nghe tôi than vậy nên chở tôi ra ga Hàng Cỏ, chúng bảo ở đó vẫn còn mấy quán chè chén, thuốc lào còn nguyên phong cách hồi bao cấp. Quả đúng, phong cách thì còn, nhưng chất lượng trà thì quá khác. Ra đó uống, tôi cũng gật gù tâm đắc, kẻo sợ mất lòng mấy thằng đệ. Lúc về tôi có kể với một đứa học trò thân cận về một loại trà thu hoạch vụ Đông, đẫm mùa sương muối giá buốt ở chợ Giăng Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Vườn trà được hun khói để chống lạnh, sau đó có thu hoạch búp 2 lá, có tơ trắng như „bạch mao“, đem về sao trên máng lõi gỗ, hoặc chảo gang. Lửa than được đốt om bằng củi gỗ cây quế. Trà sau khi sao khô trắng như bị mốc, và được ủ trong rơm lúa nương qua đêm mới đóng gói làm trà biếu tết. Loại trà này, uống xong cả đời vẫn không thể quên được mùi vị đặc thù của nó. Ngon dở tùy theo gu của người uống. Nhưng nếu ai đã từng uống nó một lần, mà được pha với nước nguồn tại nơi ấy nữa, thì có lẻ vĩnh viễn khắc ghi mùi vị đặc hữu của loại trà „Ngậm Đông“ vô đối của loại trà Tây Bắc này…

Sau khi nghe tôi kể, thằng học trò này liền biến về „Trại Cài“, nơi bà chị nó đang có doanh nghiệp làm trà. Và hắn đã kiếm được một ít „trà rừng“ ngậm sương muối, sao tẩm y chang như cách tôi nói, đem về Hà Nội cho tôi. Khi hắn mang trà về Hà Nội, thì tôi đã bay vào Huế. Hắn mang 250 gam trà này, bay vào Huế tìm tôi. Và mùa Đông năm đó, giữa mùa mưa bụi bay bay và giá buốt săn sắt của Cố Đô. Tôi lại thêm một lần nữa được biết đến hương vị Trà: „Uống để một đời phải nhớ“.

3

Đầu mùa hè năm 2019. Sau 8 năm chuẩn bị nhân sự, đào tạo đệ tử, xây dựng nền tảng cơ sở cho các „TN-DSĐ“. Tôi dẫn theo một đám học viên nồng cốt, về lại Thái Nguyên, đến huyện Đại Từ, nhăm nhe khảo sát cho một phần của dự án „Đầu tư xanh“. Tiếng là đi dự đám cưới của một đứa đệ tử, nhưng thực ra là tôi đi khảo sát „Trà“ và trà rừng „Organic“ (Mấy chục năm nay, đây là đám cưới đầu tiên tôi phá lệ đi dự“.

Cô dâu trong đám cưới này, chính là chủ chân của loại trà chính hiệu Organic: „An Vân Trà“. Và cũng kể từ dạo đó thứ trà mà tôi phục vụ cho cái thói uống trà „chảnh“ của mình chỉ có duy nhất là loại „An Vân Trà“ này.

Như đã nói, ngon dở tùy theo khẩu vị của người thưởng thức. Nhưng tôi, lấy tư cách của mình để đảm bảo rằng, đây là loại trà sạch 100% và một 100% được chăm bón, thu lượm và chế biến hoàn toàn tự nhiên.

Cái đặc biệt của An Vân Trà là được sao chế hoàn toàn bằng củi than, chảo gang và được ủ rơm theo phong cách truyền thống của „Trà ngậm Đông“.

Hiện nay vụ trà của Đông này đang được thu hoặch và sao chế. Đây là loại trà sạch đáng để cho dân „trà đạo“ quan tâm. Sản lượng cũng có giới hạn. Các bạn hãy tranh thủ. „An Vân Trà“ không những là một lựa chọn đúng cho sở thích của Bạn, mà còn là một lựa chọn cho quà tặng, biếu trong dịp lễ tết rất chất lượng đấy.

….

(Các bạn nghĩ là tôi đang PR cho „sân sau“ của mình cũng được, và cũng đúng. Tuy rằng tôi không đầu tư hay hưởng lợi lộc vật chất gì từ „An Vân Trà“. Nhưng quả thật tôi có „đầu tư“ về mặt nhân sự ở „An Vân Trà“. Người chồng của chủ nhân „An Vân Trà“ chính là một nhân tố khá quan trọng cho „Y tâm đường“ của hệ thống của „TN- DSĐ“ , thuộc về dự án „Đầu tư Xanh- Y học lập trình“ sau này của chúng tôi. „An Vân Trà“ trụ lại được trong thời buổi „Lộng hành“ của muôn vàn thứ được khoác nhãn hiệu „Organic“, là một „bảo kê“ cho hành trình trở thành một Bác sĩ, một chuyên viên trị liệu tài năng sau này của anh học trò trẻ đầy tài năng này. Hì hì….).

Nếu các bạn có hứng thú với thứ trà „Ngọt ngào gió đông“ này, xin hãy vào trang của chủ nhân „An Vân Trà“ và Inbok để có thứ „Trà Ngậm Đông“ mà tôi đã trình bày trên.

Link:

(Các bạn tham khảo thên hình ảnh đính kèm bài viết, để biết An Vân Trà, thu hoạch và chế biến „Trà Ngậm Đông“ như thế nào nhé)

https://www.facebook.com/vanhoang.pdca

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị!!!

(Lưu ý: Vườn rừng của An Vân Trà, nắm phía sau lưng núi Tam Đảo, phía huyện Đại Từ của Thái Nguyên. Vườn trà nắm trên triền dốc trên đỉnh Tam Đảo nên rất ít chịu ảnh hưởng xấu của nguồn nước tưới tiêu công nghiệp trong vùng. Đặc biết ở đây có một ngọn suối chảy từ trên đỉnh huyền xuống. Nước suối này pha trà rất chất lượng. Nếu bạn nào Inbok mua trà với An Vân Trà, nói là “Bạn trà” của LP, ắt chủ nhân của An Vân Trà sẽ gửi biếu luôn nước của suối này để về pha trà, tận hưởng cho đủ mùi vị cùa “Trà Ngậm Đông” – TN

08.12.20

Thuận Nghĩa

SHARE