Home Khí công KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG (Tư liệu Y khoa)

KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG (Tư liệu Y khoa)

1467
0

(Ứng dụng Hành Tức cho Hơi Thở “2 thì” và “3 thì” qua Tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai”)

Bài viết hôm nay chỉ dành riêng cho Hành giả Khí Công từ Trung Đẳng trở lên (Thuộc về Khí công “Truyền Nhân Của Hơi Thở”). Nên có mấy vấn đề người đọc và người quan tâm cần lưu ý:

1- Người chưa thành thục Hơi thở Phúc Hồ Lô/ Thở bụng/ Thở bình, thì KHÔNG NÊN thực hành theo. (Đọc tham khảo thêm cho vui thôi.)

2- Việc sử dụng các “phương tiện” Kinh, Chú… của “Phật Giáo Nguyên Thủy” để ứng dụng trong công phu khám phá Nội Thể bằng cách Vận Khí, không phụ thuộc và liên quan đến Tôn Giáo, và ngược lại cũng không đã kích hay phản bác lại Tôn Giáo.

3- Tuy việc thực hành trì luyện Hơi Thở có liên quan đến “Kinh Quán Niệm Hơi Thở” và cách phát “Âm lực” khi trì luyện Kinh, Chú… theo Hơi thở của “Mật tông Tây Tạng”. Nhưng tất cả chỉ là Phương tiện cho việc Luyện Khí để khám phá bí mật của Nội Thể ( Khám phá “Bản lai Diện mục”: Bản năng truyền thừa từ Vạn vật của Con người). Vì vậy bài viết và phương pháp tập luyện không phải là bài “Thuyết pháp truyền giáo”.

….

Trong bài viết „Trung Dung Thuyết Mộng” khi viết về cấu trúc một số loại tiêu, tôi có viết:

“….Tiêu Lục Mạch của Tây Vực chia thang âm thành 6 nốt theo hệ thống Lục Mạch trong học thuyết Thai Tạng của Mật Tông. Bao gồm các nốt, (tức các lỗ của cây tiêu): Thức- Địa- Thủy- Hỏa- Phong- Không (Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, Không đại và Thức đại)

Tiêu lục mạch của Tây Vực chủ yếu dùng để trì luyện Mantra (Mật chú), ngày xưa chỉ truyền thừa trong giới Hành giả của Mật Tông…”

….Và trong Livesteam ngày hôm kia: 04.09, tôi có trình bày kỹ thuật “Phiêu cảm” Âm lực của cách Vận khí thông qua Kỹ thuật Trì luyện chú “Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn” trên nền tảng của Tiêu phổ “Trung Dung Thuyết Mộng”. Nhưng hình như các Tiêu Sinh vẫn chưa nắm được cách vận Hơi Thở để phóng ra Âm lực trên các lỗ tiêu….

Nguyên nhân có lẽ các Tiêu sinh vẫn chưa phân biệt được đặc điểm của Hơi thở Hành Tức khác với các Hơi thở Tưởng Tức và Tự Tức như thế nào. Nay tôi xin nhắc lại:

“…Đặc điểm Hành Tức của Phúc hồ lô, khác với Tự Tức và Tưởng Tức ở chỗ là: Hành Tức không chú trọng đến trường đoạn của THÌ HÍT VÀO mà chỉ đặc biệt chú trọng đển các trường đoạn của THÌ THỞ RA. Có nghĩa là HÍT VÀO bao nhiêu đoạn, và thời gian hít vào, ngắn, dài… bao nhiêu không cần biết, miễn sao bụng phải chứa thật đầy hơi khi hít vào bằng MŨI là được. Còn thì THỞ RA phải NGẮT nó ra từng đoạn, dài, ngắn… và đi đến đâu… là do sự điều khiển của cả Hệ Thống: Cơ bụng, đan điền, lòng ngực, cổ họng và cả sự quán tưởng”.

Vì chưa hiểu thấu đặc điểm này của Hành Tức, cho nên các Tiêu sinh vẫn còn lơ ngơ khi nghe tôi trình bày cách “phiêu” Âm lực của tiêu phổ “Trung Dung Thuyết Mộng”.

Lỗi này cũng một phần do sự bất cẩn của tôi. Vì khi trang bị Tiêu Lục Mạch và tiêu Tứ Đại cho các học viên Khí Công, đều là trao cho các Học viên đã có thời gian trì luyện Tự Tức và Tưởng Tức khá thành thục rồi. Tôi không lường trước được việc, các Tiêu sinh vẫn đang còn quá ngơ ngáo trước Hành Tức.

Mặt khác, gần 50 ống tiêu Lục Mạch tôi phân phát ra cho học viên, đều là tiêu 5 lỗ. Khi các Tiêu sinh thấy tôi chơi “Trung Dung Thuyết Mộng” thì có vẻ ngỡ ngàng. Thực ra ống tiêu tôi chơi là tiêu “Bát Hội”, tức là có 7 lỗ trên thân tiêu. Bịt đi một lỗ thành “Thất thương tiêu”, bịt đi 2 lỗ không chơi thì thành tiêu Lục Mạch. Hôm tôi diễn giải “Trung Dung Thuyết Mộng”, là tôi chơi trên tiêu Bát Hội nhưng đã bịt đi 2 lỗ, tức là vẫn là chơi trên tiêu Lục Mạch.

Vì các vấn đề như đã trình bày trên. Hôm nay tôi muốn các Tiêu sinh của Khí công “Truyền Nhân Hơi Thở” phải bắt đầu lại từ đầu với HÀNH TỨC.

Như các bạn đã biết, Hành Tức chỉ trì luyện được thành công và có sự tinh tấn Nội hàm rõ rệt khi đã có Nội hàm khả dĩ Tự Túc và Tưởng Tức của Phúc hồ lô. Vì vậy, ai chưa có đủ nội hàm của Tự Tức thông qua việc trì luyện bền bỉ Chèo Đò Công, và nội hàm của Tưởng Tức khả dĩ, thông qua việc trì luyện tầng Trung đẳng của Thiên Lý Tiêu Dao thì KHÔNG NÊN luyện tập theo các phương pháp thực hành Hành Tức mà tôi sẽ trình bày trong việc ứng dụng cách tập luyện, thông qua việc phát chủng Âm của bản tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” dưới đây.

Tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” là bản phổ ứng dụng 2 loại Hơi thở: Hơi thở 2 Thì và hơi thở 3 Thì, theo nguyên tắc của Hành Tức ( Đặc điểm như đã trình bày trên).

Tiết tấu Hơi thở và Âm lực của “Cát Đá Trùng Lai” dựa trên nền tảng của cách trì chú “Đại Bi Tâm Đà Ra Ni” tức là “Chú Đại Bi”.

“Âm luật” trì Chú Đại Bi của Mật Tông là theo tiết tấu Hơi thở với công thức sau: 2-2-2-3/ 2-2-2-3-3. Tức là lần lượt các loại Hơi thở sau: Hai thì- Hai Thì- Hai thì-Ba thì/ Hai thì- Hai thì- Hai thì- Ba thì- Ba thì ( Thì của Hơi thở Hành Tức, như đã trình bày trên).

Nếu trì “Chú Đại Bi” theo kiểu Hơi thở của Hành Tức cho hết một biến (Trọn bài chú một lần) thì mất khoảng độ 5 tiếng đồng hồ. Vì vậy trong Tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” tôi chỉ sử dụng khúc mở đầu của “Chú Đại Bi”, đó cũng là “Mật chỉ Hơi thở” của trọn bài Chú làm Tiết tấu Cảm âm. Đoạn mở đầu ấy như sau:

“ Nam Mô- Đại bi- Hội thượng- Phật bồ tát/ Thiên thủ- Thiên nhãn- Vô ngại- Đại bi tâm- Đà ra ni…”. Các chủng âm của đoạn Chú mở đầu này chính là công thức Hơi thở: 2-2-2-3/ 2-2-2-3-3 như đã trình bày trên.

Nếu trì phát chủng Âm theo Hơi thở Hành Tức của cả bài Chú Đại Bi thì hết khoảng 5 giờ đồng hồ. Thứ nhất là chúng ta không có đủ thời gian để trì luyện (Chúng ta không phải là những Tu Sĩ, chúng ta vẫn còn phải lăn lộn trong thế giới của “Cơm áo, gạo tiền”). Thứ hai, cỡ chúng ta thì chưa đủ công lực để thổi tiêu Lục mạch với chừng ấy thời gian. Chính vì vậy mà tôi viết ra Tiêu phổ “Cát Đá Trùng lai” với ngôn từ gần gũi với đời thường, nhưng vẫn tuân thủ cách Vận Khí của “Mật chỉ Hơi thở” của cả bài Chú.

Cảm âm của “ Cát Đá Trùng Lai” tôi viết ra khi “bị” trao “Y bát” của cây Tử Đằng Huyết Trúc. (Chuyện kể lại sau). Vì vậy, cho dù âm vực của cây Tử đằng huyết trúc không đủ độ trầm hùng như các cây tiêu khác mà tôi có, nhưng khi thổi “Cát Đá Trùng Lai” bao giờ tôi cũng sử dụng cây Tử đằng huyết trúc này. Cây tiêu Tử đằng huyết trúc cũng là cây tiêu mẫu để tôi chế tác ra các cây tiêu Lục Mạch khác mà tôi đã phân phát ra cho các học viên của các Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường.

Nội dung của bản cảm âm Tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” như sau:

(Lưu ý, mỗi đoạn xuống hàng là phân đoạn các loại Hơi thở Hành Tức. Đoạn đầu vẫn lấy Khúc dạo đầu của Chú Đại Bi làm nền tảng Định âm và Tiết tấu Hơi thở cho cả toàn bộ Tiêu phổ).

Khúc dạo đầu:

“ … Nam mô… (một hơi hít vào, thổi ra âm lực trên 2 lỗ tiêu)

Đại bi… (2 lỗ)

Hội thượng…(2 lỗ)

Phật bồ tát…. (một hơi hít vào, thổi ra âm lực trên 3 lỗ tiêu)… “

( Đoạn này lặp lại 3 lần)

“ Thiên thủ… (2)

Thiên nhãn…(2)

Vô ngại… (2)

Đại bi tâm (3)

Đà ra ni (3)

…..

1

Không hướng đến,

dư phượng thờ,

Thiên thủ.

Loay hoay tìm,

ngộ cát đá

trùng lai.

Khi đã thả,

đời trôi,

trên dòng,

ảo vọng.

Thì cứ chọn,

cung đàn,

để nghe ngược,

tiếng chuông phai.

Thì cứ chọn,

vô ngần,

để nghe ngược,

tiếng chuông ngân.

2

Không còn chi,

với rẻo chiều,

nắng héo.

Thì lang thang,

níu kéo

nhánh Cam lồ.

Cho nhớ nhớ,

vọng suối nguồn,

veo vẻo.

Thỉnh xưa về,

phổ độ,

những ngây ngô.

3

Còn vu vơ,

với ráng chiều,

gió gãy.

Thì lang thang,

lã lướt,

sóng giang hồ.

Cho nhớ nhớ,

gọi hồn yêu,

vời vợi.

Rước xưa nồng,

sưởi lại,

những câu thơ.

4

Vẫn cứ chờ,

dưới ánh trăng,

lồ lộ.

Cứ lã lơi,

hơi thở,

dưới trường quyền.

Ngày sau có,

khách vô thường,

đến hỏi.

Chỉ ngã đường,

an định,

cõi uyên nhiên.

Chỉ ngả đường,

không còn,

vết ưu phiền…

5… ( Điệp khúc)

Tóc tiểu đồng,

lung linh,

lung linh….

trên đầu,

như làn khói.

Ngõ trúc gầy,

giờ trắng xóa,

lối sương mai.

Phất trần vẫy,

thì lụa là,

cũng vậy.

Dòng thảnh thơi,

tùng ngọn sóng,

đẫm sen cài.

Dòng vô ưu,

từng ngọn sóng,

ngát hương cài.

6

Không còn nghe,

lao xao,

phía ngân hồ,

cội nguồn,

giờ đã vắng.

Cát đá,

ngày nao,

lận đận thế,

cũng được,

gần nhau.

Sao lại thấy,

hình như,

hùng đông,

vẫn còn,

quá nặng.

Trĩu những,

nốt hờn,

trôi trên,

sóng tình,

rồi lững lờ,

lênh đênh.

Hay vẫn còn,

lo lắng,

lỡ mai này,

sỏi đá,

lại lìa nhau.

“Lỡ mai này,

sỏi đá

lại chia …xa…” (3 lần). Hết.

…Các học viên Khí công của “Truyền Nhân Hơi Thở”, đã học và trì luyện thường xuyên Tự Tức và Tưởng Tức của Phúc hồ lô, khi chưa có tiêu Lục mạch, hoặc không có căn cơ thổi ra tiếng trên tiêu Lục mạch, thì vẫn có thể theo cảm âm của bản phổ này để bắt đầu làm quen với Hành Tức.

Các bạn cứ hít vào bằng MŨI, đừng có rít hơi, nhưng làm sao, trong bao thời gian bao lâu… không cần biết, nhưng khi Hơi thở đã vào đầy tròn trong cả 3 tầng của Đan Điền, thì lúc thở ra, các bạn cứ ngắt HƠI THỞ RA theo từng phân đoạn của bài cảm âm trên là được.

Bản tiêu phổ chỉ là phương tiện cho việc luyện tập khỏi nhàm chán mà thôi. Lúc thở ra, các bạn có thể phát ra bằng các chủng âm của bản phổ, không cần thiết phải có các Cao độ khác nhau. Miễn là cách phát ra phải tròn Âm tiết, nhưng không được mở miệng. Các âm tiết phải được ép ra từ cơ bụng và theo tiết tấu ngắt đoạn của HƠI THỞ RA.

Để hiểu rõ thêm về cách luyện tập này. Lão Phu lại sẽ Livestream vào khoảng 16 giờ hôm nay, giờ châu Âu, tức là 21 giờ Việt Nam, để chia sẻ thêm cho các bạn.

Lưu ý: Các Tiêu sinh, cần phải chuẩn bị tiêu Lục mạch để thựcc hành chơi bản tiêu phổ “Cát Đá Trùng Lai” nhé…..

….

06.09.20

Thuận Nghĩa

SHARE