Home Y Khoa HÔNG NỠ “DỐI LỪA”… Hì… hì…

HÔNG NỠ “DỐI LỪA”… Hì… hì…

728
0

Khi tôi viết về thiên “ Hoạt Thông Thủy Đạo” trong loạt bài “ Hành trang để sống chung với lũ”. Trong thiên này tôi có trích dẫn khá nhiều về biện lý Tam tiêu từ sách “Linh Khu Tố Vấn”. Sau khi đọc bài, có mấy “lão đệ” comment hỏi, sách này bán ở đâu. Tôi trả lời:“đầy”. Mấy người này đua nhau nói, bán lại cho em một cuốn. Tôi cười hề hề…: “Sách không bán, chỉ đổi trà uống thôi”. Chúng nói: “Bao luôn Thầy trà cực phẩm uống cả đời”. Tôi “đóng đinh” hẹn chắc với chúng cứ vậy, cứ vậy….

Mới dạo gần đây, tôi than hết trà uống, chúng liền hùa nhau tậu trà xịn gửi sang cho tôi. Chắc cũng có ý đòi sách… he..he..he…

Nhận được trà, trong đó có mấy loại trà cực phẩm, mà các loại trà ngon cũng có vẻ dư dư, bộn bề ra phết. Uống trà chúng gửi xong, lòng bỗng thấy “ăn năn”, cảm giác như mình đã “lừa” tụi chúng, vì đã “thả thính” với chúng về loại Y thư “Cực hiếm” mà chúng chưa hề biết đến.

Thực ra sách “Linh Khu Tố Vấn”, chính là một phần của “ Hoàng Đế Nội Kinh”.

Sách “Hoàng Đế Nội Kinh” là người đời sau kết hợp giữa 2 cuốn kinh điển về Y thuật thời cổ đại. Đó là cuốn “Hoàng Đế Tố Vấn” và cuốn “Linh Khu Tố Vấn”.

“Hoàng Đế Tố Vấn” là sách viết ra dưới dạng “hỏi- đáp” giữa vua Hoàng Đế với các quan đại thần (chủ yếu là với Kỳ Bá). Đại khái sách này chủ về Lý thuyết Cơ thể học Đông Y. Diễn giải, qui nạp… mối tương quan giữa cơ thể con người với các học thuyết Âm- Dương, Ngũ hành, Kinh dịch, Bát quái … v…v…

“Linh Khu Tố Vấn” cũng là sách viết ra dưới dạng “hỏi- đáp” giữa cac danh y đai thân. Nhưng sách này chủ yếu là đề cập đến các nguyên lý, nguyên tắc của thuật Châm- Cứu và cách phối toa Thảo dược hỗ trợ Châm- Cứu.

Người đời sau gộp 2 cuốn này thành một cuốn gọi là “Hoàng Đế Nội Kinh” hoặc là “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn”.

Người ta còn nói rằng, Y thư cổ còn có cuốn “Hoàng Đế Ngoại Kinh” nữa, nhưng đã bị thất truyền. Có cổ thư còn nói sách “Linh Khu Tố Vấn” là một thiên, thuộc về “Hoàng Đế Ngoại Kinh” còn sót lại, nên người đời sau gộp chung với “Hoàng Đế Tố Vấn” để thành “Hoàng Đế Nội Kinh” như bây giờ.

Nhưng nói gì thì nói thì “Linh Khu Tố Vấn” cũng là một phần của “Hoàng Đế Nội Kinh” như các sách hiện xuất bản “hằng hà” ở ngoài tiệm sách. Hì ..hì… sách này ở Việt Nam “đầy”, mắc mớ chi phải đợi Lão Phu mang tận Hăm Bảo về. Vả lại Lão Phu cũng đâu có sách “Hoàng Đế Nội Kinh” ở trong tay chứ. Các trích dẫn trong Biệt lý Tam tiêu, chẳng qua là cách đây hơn 40 năm về trước, Lão phu đọc “Hoàng Đế Nội Kinh” đã ghi chép lại những phần mình tâm đắc mà thôi.

Mấy nay, có một bệnh nhân bị chứng ù tai (Tinitut) tìm đến chữa trị. Lão phu dựa vào biện chứng Tam tiêu, thấy người này có vấn đề về Hạ tiêu, lâu ngày dẫn đến Thận hư, gây nên chứng ù tai “bất trị”.

Lão phu dựa vào câu biện lý về Tam Tiêu ấy trong “Linh Khu Tố Vấn”, mà thiết lập ra y thuật: “Đảo ngược thủy đạo của Hạ tiêu” (Xem hình ảnh đính kèm). Chỉ cần “búng” mấy phát sơ sơ, chứng ù tai đã nằm qua mấy Bệnh viện, qua tay rất nhiều Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa mà không đỡ tý nào, giờ qua mấy phát “búng” này, có muốn có lại vài tiếng u u… cho vui tai cũng không còn hy vọng nào nữa…hì.. hì.…

….Bởi vậy mới áy náy, mình “lừa” bọn “đệ” về cái vụ “Linh Khu Tố Vấn” đổi trà này, có cái gì đó sai sai… cho nên hôm nay mới hoạch toẹt ra cho chúng nó biết cho rồi, biết đâu chúng đọc lại “Hoàng đế nội kinh”, thì cũng có khối người được nhờ… Lỡ sau này chúng không “cúng dường” trà xịn nữa thì mình lo đường khác …he…he…he….

Dưới đây là một vài ghi chép về Tam Tiêu biện chứng trong sách “Linh Khu Tố Vấn”. Mà tôi đã từng trích dẫn lại trong 6 Thiên luận “Biệt Lý Tam Tiêu” hơn 2 chục năm về trước.

Trích trong “Biệt Lý Tam Tiêu”:

….

“…Sách Linh Khu Tố Vấn viết:

– Bệnh Phong bắt đầu từ đâu mà trị?

– Trước dụng Tam Tiêu

– Bệnh Thấp lấy gì làm chủ?

– Tam Tiêu làm chủ

– Hư Hàn thủ trọng nơi đâu

– Trọng Tam Tiêu

….

– Chứng hỏa vượng gây huyễn vựng, đau đầu chóng mặt, ù tai, mặt phừng mắt đỏ, kinh giật, phong trụy… nên trị từ đâu (Áp huyết cao)?

– Tam Tiêu!

– Chứng bần huyết, xâm xẩy mặt mày, bồn chồn mất ngủ, tâm trí hư phiền nên dụng nơi nào?

– Tam Tiêu

……

– Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực. Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bứt rứt, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu, lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sác…. Tay chân lạnh, vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở …( Cơn đau thắt ngực. Thiếu năng vành.)…nên trị từ đâu?

– Tam Tiêu!

…..

– Đàm hỏa nhiễu tâm, vật vã, mất ngủ. Miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy. Dễ kinh sợ. Cười nói huyên thuyên. Thao cuồng, đánh mắng người. Mạch hoạt, hữu lực. Đàm mê tâm khiếu.Tinh thần đần độn. Cười nói một mình Đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè. Rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt. (Tâm thần phân liệt thể hưng phấn. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm.) Trị như thế nào?

– Thanh Tâm tả hỏa trừ đàm khai khiếu. Thủ dụng Tam Tiêu.

…..

Chứng: cảm giác nóng trong người. Sốt về chiều và về đêm. Cơn nóng phừng ở mặt, ở ngực. Mặt đỏ, tay chân nóng. Ra mồ hôi tay chân. Mất ngủ, hay mộng mị, nói mơ. Bức rức, giảm trí nhớ. Ngũ tâm phiền nhiệt. Tiểu đỏ, ít. Mồ hôi trộm. Đầu lưỡi khô. Rêu lưỡi khô. Mạch tế sác, vô lực(- Rối loạn thần kinh chức năng.Rối loạn thần kinh tim. Rối loạn thần kinh thực vật sau viêm nhiễm kéo dài. Suy nhược thần kinh.). Nên trị ra sao?

– Khai khiếu Tư dưỡng Tâm âm, an thần. Tư âm giáng hỏa, tiềm dương an thần. Trọng thủ Tam Tiêu….“

(Hết trích)

…..

25.09.20

Thuận Nghĩa

SHARE