Home Y Khoa Y Học Cổ Truyền Chiết Một Nhánh Thất Tình

Chiết Một Nhánh Thất Tình

2442
0

Comment  của Bác Tấn Định trong bài “Đặt Tên Cho Buồn” khởi duyên cho việc viết Entry này:

1.Gửi TN

Đúng là tác giả có tương tư đầy tâm trạng khi phóng tác bài này nhưng nhất quyết không phải thất tình!
Hai câu cuối gây chút bất ngờ thú vị! Cứ tưởng nép mình vào chút niềm vui còn sót lại để chờ một cơ hội chờ một ngày gặp lại người đã mang niềm vui đến cho đời ta.
Té ra không phải anh chàng những mong sớm được quên bóng hình người ấy!
Biết tỏng đã nói ra dzậy tức là hổng phải dzậy! Hehe…

Tấn Định | 22/05/2009 21:20


  CHIẾT MỘT NHÁNH THẤT TÌNH

Tự nhiên đang „chay tịnh” Bọ Tấn Định tương một câu có chữ „thất tình” làm mình khát cú này đến cháy luôn.

Ừ nhỉ! Mình xưa nay có tiếng tăm kha khá  là dụng quả „Thất Tình” này rất chuẫn đã từng „đăng đàn thuyết pháp” mấy phen chuyển cơ mấy độ giúp được vô số người trong đó có mấy phen như cải tử hồi sinh cho  vài mươi thân chủ

Âu cũng là một cơ duyên do Bọ Tấn Định gieo khởi.  Cớ sao mình lại không „Chiết Chút Thất Tình” ra hàn huyên với bạn bè đồng nghiệp. Biết đâu ai đó có nhân duyên cùng  mình thấu ngộ được huyền cơ ra tay giúp được chút ít cho đời cho người nhỉ!

He he…muốn dẫn dắt bạn bè ngoại đạo cũng như mấy chú hậu sinh trong nghề thấu ngộ được lẽ „THẤT TÌNH”   e phải mạn phép các bậc trưởng thượng khoa môi múa mép mấy dòng gọi là Phi Lộ.

Y thư của tiền nhân để lại có viết „ Chính khí tồn nội tà bất khả can tà chi sở tấu kỳ chính bất hư” . Có nghĩa là nếu Chính Khí được giử gìn mạnh mẻ thì Tà Khí không thể nào xâm nhập vào cơ thể được. Chính Khí đã hư nhược thì Tà Khí mới thừa cơ xâm phạm và hoành hành bạo phát mà sinh ra tuyệt chứng nan y.

Nếu thầy thuốc thấu ngộ được Y Chỉ này thì dụng thuốc chẳng mấy chốc mà trở thành Thần Y danh tiếng. Nếu người đời sơ hiểu được ý chỉ này  mà ứng xử trong đời sống hàng ngày thì bệnh tật sao mà bén mảng tới được.

Y Chỉ của tiền nhân để lại đó dù chỉ có mấy câu ngắn ngủi mà chứa đựng biết bao huyền cơ   bao y lý kỳ diệu cho hậu thế. Tiếc rằng sở học trong thời Thực Dụng chỉ nhăm nhe toa phương dập tắt triệu chứng mà bỏ qua cái gốc rễ của bệnh tật.

Câu nói đó hàm chứa  cái lý luồn sâu đào tận những nơi vi tế  cội rễ sâu xa nhất của bệnh lý. Biết được chính xác nguyên nhân gốc bệnh từ đâu mà có thì chống trị bệnh tật thật dễ dàng như nhổ một bụi cỏ dại trong vườn.

Bệnh lý học hiện đại có trăm ngàn nguyên chứng cho nên cách dụng  phương điều trị nhiều khi như đáy biển mò kim. vật ngáp phải ruồi.

Người xưa chỉ  dùng phép tứ chẩn : Vộng- Văn- Vấn Thiết (4 phép chẩn bệnh: Nhìn-Nghe- Hỏi-Và Tiếp Xúc) để phân bệnh ra 3 gốc: Đó là  Nội Nhân (nguyên nhân bên trong) Ngoại Nhân (nguyên nhân bên ngoài) và Bất Nội Ngoại Nhân (không phải bên ngoài cũng không phải bên trong). Vậy mà bệnh nào cũng thối lui được cả.

Nguyên nhân bên ngoài: là do Lục Dâm gây nên. Lục Dâm hay còn gọi là  Lục Tà (6 loại tà khí) do thời tiết trái mùa bất thường gây nên. (Nếu thời tiết đi đúng mùa chính thường thì gọi là Lục Khí). Lục dâm (6 khí tà) đó chính là Phong (gió) Hàn (lạnh) Thử (nắng) Thấp (ẩm ướt) Táo (hanh khô) Hỏa (nóng)

Lục khí có lợi cho cơ thể và sức khỏe. vì nó đi đúng thời đúng mùa đúng với qui luật của thiên nhiên

Còn Lục dâm thì có hại cho cơ thể vì nó đến không đúng thời tiết không đúng mùa và trái với qui luật của tự nhiên.  Ví dụ như mùa Xuân đáng lý ra thời tiết phải ấm áp nhưng lại nóng bức như thời tiết mùa Hạ gọi là mùa chưa đến mà khí đã đến nên  đó là tà khí

Hoặc là muà Xuân đáng ra phải ấm áp nhưng lại bị giá lạnh như mùa Đông gọi là mùa đã qua mà tiết chưa tới nên khí lạnh là trở thành tà khí.

Những nhân tố Gió- Lạnh- Nắng- Ẫm- Khô-Nóng (phong hàn thử thấp táo nhiệt) đi đến trái mùa đó dựa vào lúc chính khí hư nhược mà xâm nhập phạm vào cơ thể mà gây nên bệnh gọi là bệnh ngoại cảm.

Có nghĩa là Lục Tà luôn luôn  có không ít thì nhiều tùy theo phong thổ và  thời tiết hàng năm nhưng tại bởi vì Chính Khí của cơ thể bị hư nhược không  đủ công lực đào thải đánh đuổi tà khí nên vì vậy mà nhiểm bệnh. Chính Khí hư nhược  mới là nguyên nhân trọng yếu gây nên bệnh tật đó chính là Nguyên Nhân bên trong  thường gọi là Nội Nhân.

Nội Nhân chính là Nội Thương có nghĩa là nội tạng bên trong bị thương tổn chính khí bị suy sụp không cón đủ Vinh khí ( Dinh dưỡng) và Vệ khí (Sức đề kháng) để chống lại 6 loại Tà khí cho nên sinh ra bệnh. Vì vậy có thể nói rằng nguyên nhân Nội Thương (Chính Khí suy giảm) mới là nguyên nhân trọng yếu là cái gốc rễ của bệnh tật là vậy.

Bởi vậy chống lại bệnh tật mà chữa nội thương bồi bổ Chính Khí trước sau đó mới khu trục Tà Khí đó mới chính là Vương Đạo trong nghề Y. Còn như cứ thấy Tà Khí lộng hành mà nhăm nhăm khu trục hoạt tả không màng đến Chính Khí thì đó là thủ pháp Bá Đạo.

Do đâu mà bị nội thương? để rồi chính khí bị hư suy gây nên bệnh khổ. Đó là do cái „Cú”  THẤT TÌNH  mà tôi muốn bàn đến

Ha ha… chớ nhầm chữ „Thất” đồng âm dị nghĩa này. Chữ  THẤT này là số 7 chứ không phải là chữ THẤT của mất mát thua thiệt. Và chữ TÌNH này là trạng thái tinh thần của Tư Duy . He he…THẤT TÌNH là 7 trạng thái tinh thần của Tư Duy chứ không phải bị mất mát  một cuộc tình.

7 trạng thái tư duy của con người là Mừng- Giận- Lo lắng- Nghĩ ngợi- Buồn rầu- Kinh sợ- và Khủng khiếp. Đó là 7 chữ Hán mà mọi người thường hay nghe nói đến: Hỷ- Nộ- Ưu- Tư- Bi- Kinh -Khủng trong câu nói mà ai cũng đã từng biết  „Thất Tình Lục Dục”. Thất Tình là 7 loại tình chí này đây và Lục Dục chính là là 6 loại Tà khí đã nói trên.. hì hì….

Nếu 7 trạng thái đó ở mức độ thái quá vượt qua khỏi giới hạn bình thường thì gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể đó chính là nội thương làm cho Chính Khí bị suy sụp. nguyên nhân „đầu sỏ” gây nên bá bệnh.

Kìm hảm được sự thái quá của  7 loại Tình Chí thì sợ chi phải bị mắc bệnh tật. Phục hồi được thương tổn do 7 loại tình chí gây nên thì lo gì mà không phải là “mát tay hay thuốc”

Nhưng thử hỏi trên đời này mấy ai được bình thản vô ưu không bị 7 loại tình chí ác nghiệt kia quấy nhiểu có chăng chỉ là bậc Thánh Nhân  đã xuất thế gian mới không bị 7 loại Tình kia vây hảm mà thôi.

Bởi vậy biết được cái Tình nào gây nội thương cho nội tạng nào từ đó mà phòng chống kê đơn đó là cái Đức cái  Tài của  Y Đạo.

Ví như:

1)   Hỷ: 

Vui mừng quá độ không phải là tốt như tư lự khôn chừng khi gặp  cố nhân như may mắn bất ngờ quá đổi (trúng số được vàng…) Thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc v..v.. trường hợp này  thì gây nên tâm huyết bị hao tổn  để lại di chứng hoảng hốt mất ngủ suy tim..

Thuốc dụng để chữa nội thương này hay nhất là là toa „ Thiện Vương Bổ  Tâm Đan” ( Sa sâm 20 gam Huyền sâm 20 gam Đan sâm 20 gam Thiên môn 20 gam Mạch môn 20 gam Đượng qui 20 gam Sinh địa 20 gam Phục linh 20 gam Cát cánh 15 gam Cam thảo 8 gam Viễn chí 10 gam Táo nhân 15 gam Ngũ vị 5 gam bá tử nhân 15 gam). Nếu như Nội thương nhập vào Tâm bào lạc (Màng bao tim) gây nên phiền khát mất ngủ lưỡi đỏ hay nói mê nói sảng thì dụng toa Thanh Dinh Thang sẽ rất là sở đắc (Thanh Dinh Thang: Đan sâm 20 gam Huyền sâm 20 gam Sinh địa 20 gam Tê giác 20 gam Mạch môn 20 gam Hoàng liên 20 gam Liên kiều 20 gam Lá trúc 10 gam Ngân hoa 10 gam)

Nếu gặp cảnh vui mừng quá độ chớ nên lui tới chổ đàn ca túm tụm sang sảng  nói cười âm thanh rổn rảng mà thêm hại Tâm thêm nữa. Nên nghe nhạc có tông trầm bỗng du dương nên tiếp xúc nhiều hay mặc trang phục có màu tối như đen nâu xanh đậm và xin chớ ăn đồ chua đắng nên nên dùng loại  cay mặn…

2)   NỘ: 

Giận dữ quá mức làm tổn thương đến Gan sinh ra chứng nóng sốt ruột gải ngứa lung tung   hay thở dài mất ngủ nhức đầu đau tức hông sườn…

Gặp trường hợp này thì nên dụng toa Bát Vị Tiêu Daolà sở đắc ( Bạch linh 20 gam Bạch truật 20 gam Bạch thược 20 gam Sài hồ 15 gam Đương qui 20 gam Đan bì 15 gam chi tử 10 gam Bạc hà 10 gam Đại táo 5 quả Cam thảo 5 gam)

Nếu như do thất tình thật sự (mất mát tình cảm) khí uất ức kết tụ ghen tức  nên đờm giải kết uất vướng víu trong hầu họng khạc không ra nuốt không vào mỏ ác đau tức buồn nôn hoặc lòng ngực râm ran đau thì nên dụng bài Thất Khí Thang thì tuyệt nhất ( Phục linh 40 gam Bán hạ 40 gam Tử tô 30 gam Hậu phác 40 gam)

Khi đã lỡ giận dữ quá độ chớ nên hô hét thêm nhiều dù đó là phản xạ tự nhiên nhưng sẽ gây cho nội thương thêm trầm trọng nếu như sau đó  được tự mình hát lên những bài hát  rên rĩ èo uột thì giảm bớt được nội thương.  Không nên ăn nhiều đồ chua và mặn mà nên dùng đồ ngọt và cay

3)    ƯU: 

Lo lắng tư lự khắc khoải  quá độ  thì làm tổn thương đến Tỳ-Phế (Lá lách và Phổi) gây nên chứng Vinh huyết không đầy đủ gây nên kinh sợ hoảng hốt chống quên mệt mỏi sắc da khô nẻ và rụng tóc. Bài thuốc đắc ý nhất chống lại chứng này là bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh (Sa sâm 20 gam Phục linh 15 gam Bạch truật 15 gam Cam thảo 5 gam Đương qui 20 gam Hoàng kỳ 20 gam Thục địa 20 gam Bạch thược 15 gam Trần bì 10 gam Viễn chí 10 gam Ngũ vị 5 gam Nhục quế 5 gam)

Ấy chớ tưởng rằng gặp trường hợp này là phải thư giản bằng tiếng nhạc trầm buồn nhẹ nhàng là hay đâu nhé bởi vì nghe loại nhạc này lại càng thêm nội thương thêm nữa nên nghe loại nhạc vui tươi nhộn nhịp hào sảng  có tiết tấu dồn dập thì tốt hơn. Nên tiếp xúc những nơi hay là trang phục màu xanh lá hoạc gam màu phớt nhẹ màu trắng tinh khiết thì tốt tránh tiếp xúc với màu vàng và màu đỏ. Chớ buồn mồm mà nhâm nhi đồ  ngọt hay đắng (cà phê tối kỵ). Nên dùng loại thức ăn  thật chua và cay là  đỡ bị hại tổn Lá lách và Phổi do lo lắng quá độ gây nên

4)    Bi: 

Nếu bi ai buồn phiền quá độ thì tổn thương trầm trọng đến Tim và Phổi đặc biệt đây là nguyên nhân rất quan trọng làm cho Phế hư gây nên chứng thở hắt hen suyễn và hay cảm nhiễm phong hàn

Gặp cảnh này thì nên dụng các toa sau đây: Toa Bổ Phế Thang ( sa sâm 20 gam Hoàng kỳ 20 gam Thục địa 20 gam Tử uyển 20 gam Tang bì 30 gam Ngũ vị 10 gam tất cả tán nhuyễn trôn bột hoàn thành viên mà uống. Hay là dùng  toa Bách Hơp cũng rất có hiệu quả (Viết đến toa này cho phép dừng lại hu hu …một phát vì lý do riêng)Toa Bách Hợp là toa chữa Phế Hư Huyết Kém rất hay ( Thục địa 20 gam Sinh địa 20 gam bách hợp 20 gam Mạch môn 20 gam Đương qui 20 gam Bạch thược 15 gam Huyền sâm 20 gam Cát cánh 10 gam Cam thảo 8 gam Bối mẫu 15 gam)

Có cái bài Tử Uyển chữa hen suyễn do chứng bi ai quá độ đưa lại rất chi là hiệu quả như sau: Tử Uyển  Thang(Sa sâm 20 gam Phục lih 15 gam Cam thảo 8 gam Bối mẩu 15 gam Tri mẫu 15 gam cát cánh 15 gam A giao 30 gam Ngũ vị 5 gam Tử uyển 20 gam

5)    TƯ: 

Nếu lo nghĩ quá mức và thường xuyên  thì Tim và Lá lách ắt bị tổn hại đến không ngờ gây nên chứng biếng ăn mất ngủ chống quên và rũ rượi tâm can. Không có toa nào đắc cách bằng toa Qui Tỳ Thang trong trường hợp này hơn ( Sa sâm 20 gam Hoàng kỳ 20 gam Xuyên qui 20 gam Bạch truật 15 gam Mộc hương 15 gam Phục thần 15 gam Viễn chí 10 gam Táo nhân 10 gam Long nhãn 20 gam cam thảo 8 gam Đại táo 20 gam)

6)    KINH :

do lo sợ quá mức thì ắt Thận bị tổn thương. Gây nên chứng đau lưng di tinh mộng tinh mất ngủ và suy nhược chân khí. Trường hợp này nên thủ toa Hữu Qui ( Xuyên qui 30 gam Câu kỷ tử 20 gam Thỏ ty tử 20 gam   Thục địa 30 gam Đổ trọng 20 gam Hoài sơn 30 gam Sơn thù 30 gam Lộc nhung 20 gam.

Nếu có kèm thêm lo khủng khiếp nữa thì ắt Gan cũng bị tổn thương trường hợp này thì nên dùng toa Thất Bảo Mỹ Nhiệm  để bổ cả Gan Thận thì hay( Xuyên qui 30 gam câu kỷ tử 20 gam Thỏ ty tử 20 gam   Cố chí 10 gam Hà thủ ô 50 gam Bạch linh 30 gam Ngưu tất 20 gam)

Trong trường hợp bị sợ hãi khôn chừng nơm nớp không rõ nguyên nhân cố kìm đừng có rên rĩ mà phải hát thật to thì giải được nội thương nên nghe những âm thanh càng trầm hùng thấp đến bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không nên tiếp xúc với các gam màu tăm tối và xanh đậm Nên thật kiêng cử đồ quá mặn hoặc quá cay

7)    Khủng :

Là khủng khiếp bất ngờ do có vật lạ hay tiếng động bất chợt hù họa mà sinh chứng thất đởm trường hợp này thì tổn thương đến mật   gây chứng đắng mồm tức sườn và nôn oẹ nếu gặp phải cảnh này làm mấy toa Ôn Đởm Thang tất giải được thương tổn ( Trần bì 15 gam Bá nhạ 20 gam Bạch linh 30 gam cam thảo 5 gam Trúc nhự 20 gam Khương trấm 20 gam Chỉ thực 15 gam.

Than ôi!  Khôi phục chính khí chữa nội thương do 7 loại tình chí thái quá đưa lại đó mới là Vương Đạo của Y nghiệp thấy đời nay người ta cứ chú trọng đến việc dập tắt triệu chứng mà quên đi việc đào thải tận gốc bệnh mà lòng rười rượi

Rồi khi thấy người  rủi  ro nhiễm bệnh họ nháo nhào tìm thuốc tây dược để nhanh chóng làm thuyên giảm bệnh chứng  mà cứ ngỡ đó là  thuốc tiên. Trong khi chính cơ thể họ mới là „Người Thầy Thuốc” vĩ đại nhất mà họ không hay: Chỉ cần tu dưỡng điều hòa nếp sống loại trừ những thói quen thái quá thì bệnh tật đâu mò tới được mà phải cuống cuồng hớt hải vái tứ phương….

Hu hu…đó mới là nỗi buồn về Thất Tình (7 loại tình chí)



Lưu ý:

Dù bài viết được hoàn thành trong thời gian ngắn ( Ngời vào bàn gõ một lèo)sau khi đọc cái comment của Bọ Tấn Định. Nhưng đó là những kinh nghiệm nằm lòng của bản thân qua mấy chục năm hành nghề. Đọc bài này có các vị trưởng thượng trong Nghề cũng như có nhiều đồng nghiệp danh tiếng theo giỏi vì vậy các bạn hãy thật yên tâm về tính hiệu quả đích thực của nó

Quảng Nhẫn biên soạn

23.05.09

SHARE