Home Văn học nghệ thuật Hội Họa CHÂN DUNG “THÁNH THI” BÙI GIÁNG (Tranh ghép lá- Collage Art))

CHÂN DUNG “THÁNH THI” BÙI GIÁNG (Tranh ghép lá- Collage Art))

1892
0

BÙI GIÁNG (1926- 1998)
Cựu Giáo Sư Đại Học Vạn Hạnh- Hành Giả Mật Tông- Triết gia- Thi Sĩ- Lãng Tử
  
Tranh khảm ghép bằng 100% lá cây và cánh hoa khô (Collage Art)
Kích thước: 50/40 cm
Thời gian thực hiện: ca. 120giờ
Ngày hoàn thành: 01.05.2011
Tác giả: QN- Thuận Nghĩa
 
Bùi Giáng còn có bút hiệu là Trung Niên Thi Sĩ Báng Dùi…Ông là một Bậc Giác Ngộ một vị Thánh Thi Xuất Thế Gian và Ông cũng là một nhà Hiền Triết kỳ tài một Nhà Giáo kiệt xuất một Thi Sĩ kỳ dị và cũng là một Lãng Tử Hành Khất rất kỳ ngộ….
  
…Mọi trước tác của Ông không những đã tỏ ra là một người có trí tuệ siêu phàm mà còn thể hiện tâm thức của bậc giác ngộ. Đôi mắt tưởng chừng như nhìn vào vô định của Ông thường gợi ra cho người đời có căn cơ về Đạo Trung Dung liên tưởng đến vị Sơ tổ Thiền Tông
Bồ Đề Đạt Ma….
…Tư tưởng Triết học trong các tác phẩm Ông là Thế Giới  Quan Nhất Nguyên. Ở Ông có sự giao hòa nhất thống giữa hai nền Triết Học Đông- Tây. Những Triết Luận của Ông được nhiều Học Giả đương thời sánh Ông như một Albert Einstein trong Huyền Học….
…Ấn tượng Thi Pháp của Ông có thể nói mang tính Minh Triết của đời sống còn cao hơn cả những tác phẩm huyền thoại của Thánh Thi Tagore…
Ông là một nhà Ngôn ngữ học kiệt xuất một Triết gia uyên bác. Trước tác của ông không những mang đậm dấu ấn của Triết học Á đông mà còn có sự tỏa sáng tư tưởng của nền Triết học hiện đại phương Tây. Đọc ông người ta không thể không liên tưởng đến đến những Trí tuệ xuất chúng như Nietzsche Freude…Sự đóng góp của Ông cho Ngôn ngữ Thi Ca Việt Nam có tầm cở như Goethe với Văn Học Đức và Puskine với Văn học Nga vậy…
…Và cũng có thể nói Ông là một người đã thấu ngộ được cái Đẹp của thế gian. Ông say mê cái Đẹp và tận hưởng”Tiên Vị”  của nó chẳng khác nào như Lý Bạch đam mê Thơ và Rượu…
..Tiếc rằng những học giả đương thời cùng Ông và những học giả đương đại không đủ tâm thế Trí tuệ để thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ của Ông. Cho nên đến bây giờ cuộc đời sự nghiệp và tác phẩm của Ông vẫn luôn còn là những bí ẩn…
Cho đến bây giờ  đã qua thập niên đầu của thế kỷ 21. Cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Giáng vẫn chưa được khám phá đúng mức. Một phần do hậu thế chưa có được những tâm thức đồng cảm được với tâm thức xuất thế của Ông. Một phần do những học giả đương đại những người đại diện cho trí tuệ Văn Nghệ của nước nhà được đào tạo trong hệ nhận thức của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và được trang bị một Thế giới quan Hiện thực Xã hội chủ nghĩa vì vậy hệ nhận thức của họ đã trở thành xa lạ với tư tưởng huyền nhiệm của họ Bùi.
Chính vì vậy mà một đóa “kỳ hoa dị thảo” trong khu vườn Văn chương của Nhân loại đã dần dầ bị quên lãng…Vì những vị học giả ấy họ đang còn phải dồn hết tâm trí và nhiệt huyết của mình để tôn vinh những thứ na ná Văn chương!!!!
 

  


Tôi nhớ lại vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương vào thính giảng ở trường Đại học tổng hợp Huế. Vì ngưỡng mộ những công trình nghiên cứu về Huyền học của Giáo sư cũng như những đóng góp của Giáo sư trong việc hòa nhập văn hóa Đông-Tây. Tôi có đề nghị ông Lê Phước Thúy một người bạn cùng thời với Ngô Kha Hoàng Phủ Ngọc Tường Trịnh Sơn Trịnh Cung…Lúc đó là Trưởng Phòng giáo dục tp Huế kiêm phó chủ tịch thành phố Huế (Ông Thúy là người có bản lĩnh có khả năng “chống” lại Ông Trần Hoàn lúc đó là trưởng ty Văn hóa Thông tin tỉnh Bình Trị Thiên để vận động cho Trịnh Công Sơn về Huế biểu diễn lần đầu tiên sau 1975). Mời Giáo sư giao lưu với giới Nhà giáo Huế tại Cung thể thao “Xẹc”  trên đường Lê Lợi.
   
Trong buổi giao lưu thân mật đó. Tôi có đặt một câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương về hiện tượng nhà Thơ Bùi Giáng.
 
 Giáo sư không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi mà mượn một câu nói của Khổng Tử khi có người hỏi Khổng Tử về Kinh Dịch. Giáo sư nói rằng “Khi xưa Khổng Tử than : Trời không cho ta sống thêm mấy chục năm nữa để học Dịch. Còn tôi bây giờ thì ước rằng trời cho tôi sống thêm trăm năm nữa để chứng kiến người đời “biết rõ” Bùi Giáng”
 
Có lẽ câu nói trên của Giáo Sư Nguyễn Hoàng Phương người mà giới học giả uyên bác trên thế giới đánh giá là “bộ óc kim cương” (Einstein chỉ được đánh giá là “Bộ óc Vàng”) Câu nói của tác giả “Hàm Số Sinh Học”  về Bùi Giáng có lẽ nào là dự đoán cho tương lai “số phận”  về sự nghiệp và trước tác của Ông?
 
Từ lâu tôi đã có một tham vọng là tự mình sẽ vẽ chân dung của những “Kỳ hoa Dị thảo” trong khu vườn Văn Chương mà mình ưa thích và ngưỡng mộ.
  
Vẽ chân dung những “Dị Nhân Quái Khách” trong Văn chương không có gì hay bằng cách dùng bút pháp Collage (cắt ghép) bằng các loại kỳ hoa dị thảo đích thực. Và tôi nghĩ rằng người đầu tiên mà mình vẽ sẽ là Bùi Giáng….
Ông đúng là một đoá “Kỳ hoa Dị thảo” quái lạ trong khu vườn Văn Chương của Nhân loại thật sự. Có lẽ trên thế giới này chưa có ai và liệu còn có ai nữa không. Trong một đêm (Đêm Noel  24/12/1996) có thể viết ra 130 bài thơ mà mỗi bài là một tuyệt tác như Ông được không? 
  
Sợ mình không thể “truyền thần” Ông vào tranh mình được. Vậy là tôi nghĩ đến sự huyền linh. Tôi chọn những loại lá cao sang và bắt đầu ép thẳng trực tiếp vào sách của Ông. Để mong rằng có một huyền lực siêu nhiên nào đó ướp “hồn chữ” của Ông vào trong lá (Lá nho đỏ ép trong cuốn Muời Hai Con Mắt của Bùi Giáng- Lá nho đỏ này sau khi khô ghép khoảng tối trên khuôn mặt  và bộ trang phục bụi đời của Ông)

    

Hoa huệ Tây màu vàng ép trong cuốn Mưa Nguồn dùng ghép chiếc khăn quàng “Đặc thù” họ Bùi…

Một loại lá rất lạ có hai mặt Âm-Dương (một bên trắng bạc một bên xanh sẫm như lá vú sữa nhà mình). Loại lá này bên này không có tôi phải nhờ người bạn Ấn Độ hái từ bên vườn Lâm Tỳ Ni Thánh địa Phật Giáo bên Ấn mang về. Lá này tôi cũng có ý định ghép tranh “Các Nhân Vật Phật Giáo Hải Ngoại”
    
Cánh hoa ép khô dùng ghép mặt và trang phục được ép trong tập Rong Rêu
Cánh hoa Bách Hợp trắng ép trong tập Mưa Nguồn dùng để ghép râu tóc và mặt sáng (Mỗi sợi tóc hay râu phải cắt tỉa từng sợi một rồi đánh keo ghép lên mỗi một sợi râu tóc được ghép lên mất khoảng độ 20 đến 30 phút)

Và cứ vậy từ từ mà cắt tỉa và dán lên thành Bùi Giáng của riêng mình…

Chắc có lẽ các bạn sẽ không tin sự cầu kỳ “dị hợm” của tôi. Nhưng quả thật đây là một công việc rất tỉ mĩ mà tôi đam mê vì vậy tôi muốn nó có “hơi hám” Tâm Linh trong tác phẩm của mình. Ví dụ đây là phác thảo tranh ghép chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Lập “Tổ sư gia và chưởng môn” đương nhiệm của trường phái “Khẩu Ngữ” trong Văn học đương đại. Ông có tác phẩm “để đời” đã được dựng thành phim là “Đời Cát”. Vì vậy tôi muốn ghép tranh ông bằng cánh hoa xương rồng trên cát. Đến giờ vẫn chưa gom đủ cánh hoa khô cho nên tác phẩm vẫn còn dang dở…

Một ví dụ khác Tôi không thích Thơ của Nguyễn Trọng Tạo bằng thích Nhạc của Ông vì vậy tôi chọn một loài hoa cực hiếm (hiếm như sự nghiệp đa dạng của Ông vậy). Loài hoa này có từ cây cổ thụ như loại cây lim nhà mình vậy. Hoa này có hình thù rất kỳ lạ là nó giống hệt những nốt nhạc “móc đơn” trên khung nhạc vậy. …
  
Chính vì vậy mà tôi muốn sẽ ghép chân dung Nguyễn Trọng Tạo toàn bằng chất liệu là loài hoa “nốt nhạc” này…
  
Và đương nhiên là ép những “nốt nhạc” này vào trong tác phẩm của chính Nguyễn Trọng Tạo cho nó có hồn..hì hì…
 
Chiều nào tôi cũng lang thang dọc những con đường và đi vào những cánh rừng để “vùi hoa dập liễu” hờ hờ….Có một giai thoại lúc tôi đang trèo hái hoa “nốt nhạc” này có người qua đường hỏi tôi “Ây Chine nhặt cái ấy làm gì đấy”. Tôi trừng mắt trả lời: “Ông ăn nói cẩn cho cẩn thận nhé tôi không phải là bọn China chuyên làm hàng giả đâu tôi là người Bắc Triều Tiên đấy”. Ông ta hỏi “Bắc Triều Tiên thì hái loại hoa này làm gì”. Tôi nói: “Để về điều chế bom nguyên tử”. Ông ta sợ chạy mất dép…he he…
Có ai biết hoa này gọi là hoa gì không nhỉ?…
Loại hoa “nố nhạc” này là của loài cây cổ thụ cho nên hoa rất khô màu bền và không cần xử lý trước mà cứ vậy ướp vào sách là được
Thực ra việc ướp hoa vào tác phẩm của ai là để ghép chân dung của người đó. Nói là mong được ướp “hồn chữ” cho có vẻ huyền bí chút vậy thôi (dù là mong muốn vậy). Chứ đó là sự tính toán nằm trong khâu chuẩn bị hàng tháng có khi hàng năm trời trước. Làm vậy thì sau này khi bắt đầu ghép dán đỡ phải vất vã kiếm tìm màu lá…
 
Ví dụ khác sắp tới tôi chuẩn bị làm bốn bức “Tứ Đại Mỹ Nhân Văn Chương Việt Đương Đại”. Thì phải đợi đến mùa hè mới có thể gom đủ cánh hoa Kosmos được Tôi muốn ghép chân dung của Thi sĩ Tuyết Nga bằng loại hoa này. Vì tôi phác họa chân dung của Tuyết Nga theo “hồn vía” của câu thơ “9 mô đun của Điềm Phùng Thị/ Em ở ngoài không gian”. Và đương nhiên phải đợi tàn Hạ mới có thể gom đủ lá cỏ hoa cỏ râu ngô bông lúa mạch…để ghép “hồn vía” của Cánh Đồng Bất Tận lên chân dung của Nguyễn Ngọc Tư…
 
Hiện nay mùa hoa táo đang nở rộ tôi phải gom đủ và ép vào tuyển tập thơ Hoàng Cát để sau này ghép hồn vía “Cây Táo Nhà Ông Lành” lên chân dung của Ông.
hờ hờ…..Sự cầu kỳ dị hợm này cũng là một lạc thú….
 
03.05.11

TN

SHARE