Home Văn học nghệ thuật Hội Họa TỊNH VIÊN (Tranh dán giấy của Thuận Nghĩa)

TỊNH VIÊN (Tranh dán giấy của Thuận Nghĩa)

2669
0
Phiên bản nhỏ 60cm/80cm của bức Tịnh Viên
bản nháp cho bức tranh dán giấy 2m/5m khởi công vào ngày 1 tháng 8
hợp đồng đầu tiên với công ty liên doanh PanAsia – VIKHADI

 TỊNH VIÊN

Đã hôm rời khỏi ta bà

Vì chưng thèm mấy ngụm trà quay lui

Sa vòng nhân thế bùi ngùi

Khát thèm cảnh giới nhiên vui an lành

Giật mình trước cuộc tử sinh

Xé ta muôn mảnh xếp hình Tịnh Viên

 

Sau khi ký hợp đồng với PanAsia phải đi lục lọi các thùng rác công cộng kiếm họa báo
Họa báo gom về ban công nhà đến nay đã gần được 2 tấn
Bắt đầu dán bản nháp nhỏ để trình duyệt hợp đồng
Đầu tiên là tạo nền trời và nền phong cảnh xa
Muốn hoàn thành nhanh trước tiên là xé vụn các mảnh giấy cần thiết ra trước
vì lúc dán tay dính hồ rất khó xé giấy

Chọn màu xé từ họa báo ra để dùng cho ý đồ  đã phác thảo trong đầu
ví dụ thứ tự từ trái sang phải: giấy dùng để xé dán vườn hoa ảnh chụp trái Cacao từ họa báo
rất hợp cho màu của 2 mặt lá sen ảnh trái dưa hấu trong tờ quảng cáo của siêu thị dùng để dán hoa sen
màu xanh của tấm thảm trong catalog dùng dán thảm cỏ loại màu nâu thì dán thành bờ hồ
tờ màu nâu và xanh bóng dùng để dán cánh và cổ vịt ảnh cánh đồng hoa cải dùng cho nhụy sen…
(tranh xé dán có một đặc điểm là không thể vẽ phác thảo lên khung được
mà phải dùng trí tưởng tượng để phác thảo ở trong đầu)
Ý tưởng của Tịnh Viên: Tịnh Viên theo nghĩa thông thường là Khu Vườn Yên Tĩnh. Theo nghĩa Phật Giáo là một vùng tâm thức yên tĩnh có nghĩa là cảnh giới an nhiên tự tại của tâm linh hay nói cách khác là Niết Bàn Tại Tâm. Vì vậy bức Tịnh Viên làm thế nào mà để lại cảm giác an lành cho người xem là đạt yêu cầu. Chính vì mục đích đó cho nên tôi phác thảo bố cục của bức tranh thành ba phần liên kết. Phần cảnh chính là Hồ Sen phần nền chia làm hai phần: nền gần và nền xa. 3 phần của bức tranh chia ra bởi hai bức thành: Bức thành ngăn cánh rừng hỗn loạn phía sau với khu vườn hoa và cỏ. Và bức thành của Hồ Sen ngăn giữa hồ nước với thảm cỏ. Giữa các bức thành đều có lối vào lối vào từ cánh rừng đến vườn hoa và lối từ đường dạo và thảm cỏ xuống tam cấp dưới hồ. Mục đích tạo thành bố cục ba phần như vậy để diễn tả 3 cảnh giới trong giáo lý Đạo Phật: Đó là cảnh giới Chúng Sinh (cõi Ta Bà). Cảnh giới Thập Thiện (cõi Trời) và cảnh giới An Lạc (cõi Phật) Nền xa là một cánh rừng cây cỏ hỗn độn hoang dã có cây non cây già và cây chết tượng trưng cho Sinh-Lão-Bệnh-Tử: tứ đại khổ lụy của chúng sinh. Qua khỏi bức thành ngăn đó là một vườn hoa rực rỡ đủ sắc màu với một thảm cỏ xanh mướt bình yên. Phần này tượng trưng cho chúng sinh đã tu tập Hạnh Thập Thiện và được vãng sanh vào cõi trời. Ở đây có niềm vui thường trú và hoan lạc. Cánh cổng nối từ cánh rừng với vườn hoa còn tượng trưng cho con đường luân hồi. Nếu chúng sinh biết tích phước Thiện thì được vãng sanh lên cảnh giới an lạc hơn. Còn nếu như người đã ở cảnh giới an lạc rồi (cõi trời) nhưng không tiếp tục tích phước thiện tiếp tục thì vẫn cứ phãi vãng sanh trở lại cõi ta bà của chúng sinh. Hồ Sen tượng trưng cho cảnh giới an lạc thường hằng cảnh giới vô nhiễm và viên mãn đó là cảnh giới Phật. Trên thảm cỏ hai bên con đường đến đầm sen tôi bố trí bên phải một cây Đại Tướng Quân (một loại xương rồng). Và bên trái bố trí một cụm hoa mẫu trắng. Bố cục đó rất phù hợp với các khuôn viên Á đông theo phép đối xứng trong thẩm mỹ. Cho nên không bị kết cấu phi lý khi tôi muốn hai hình ảnh đó tượng trưng cho hai phẩm Bồ Tát. Chắc các bạn bao giờ cũng thấy trên Điện Phật ở các chùa chiền. Là ngoài tượng của đức Bổn Sư Như Lai ở giữa bên cạnh bao giờ cũng có tượng của hai Phẩm Bồ Tát theo hầu. Đó là Đức Văn Thù Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Một vị tượng trưng cho sự dũng mãnh dùng kiếm Kim Cang đọan dứt được dục vọng và tham sân si (cây đại tướng quân có lá hình như lưỡi kiếm). Một vị tượng trưng cho trí huệ lòng từ bi và đức vô nhiễm (Đóa hoa trắng). Trong bố cục của bức tranh trên cái cầu gỗ có đặt một cái thùng có cắm 5 búp sen. Đây là một phong tục của các đầm sen gần chùa chiền ngày xưa. Búp sen được hái bỏ vào chổ cố định trên bờ. Thiện nam tín nữ nào cần hoa lễ Phật cứ tự nhiên lấy và tự giác bỏ tiền cúng dường vào hòm Phước Điền (Hạnh Bố Thí). Tôi lấy hình đó làm kết cục cho toàn cục của bức tranh nhằm diễn tả ý tưởng: Sự viên tịnh và con đường tìm đến sự an lạc hạnh phúc vĩnh hằng chân chính đã được Đức Phật chỉ ra. Như đã đặt búp sen lên đó sẵn. Chỉ vì chúng sanh chưa đủ duyên hay vì chưa đủ lòng tin để tự mình nhặt lấy mà thôi. 5 búp sen cũng có nghĩa tượng trưng cho 5 phương Phật (Phật ở mọi nơi mọi lúc trong tâm của chúng sanh) Bức tranh có giao thị trực diện hai bên bố trí cây cỏ theo bố cục cao hơn tạo nên cảm thị của vòng tròn đó cũng là ý đồ biểu thị sự viên mãn của an tịnh.
Trích đoạn cầu ao và vịt: 4 con vịt chỉ để làm cho bức tranh thêm phần sống động và gây cảm giác an lành cho người xem ngoài ra không có ý tưởng gì khác. Tuy nhiên hai đôi vịt cũng đã được cài xen vào ý tưởng mô tả sự hoà hợp giao cảm trong hạnh phúc của người đời. Đôi vịt đã tìm ra nhau rụt cổ biểu cảm sự ấm cúng thân thiện hòa nhã và ưu ái lẫn nhau. Còn đôi kia chưa giao cảm được nên vẫn còn ngơ ngác tìm nhau. (Bóng nước của đầm sen – bóng ảnh của cầu ao dưới nước dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể nào làm được như sư huynh Lâm Chiêu Đồng vì vậy phải ăn gian cho mấy con vịt vào để tạo cảm giác sống động…Về tạo hình bóng nước rất mong được Sư Huynh LCĐ chỉ giáo))
rích đoạn đầm sen:
Vì làm tranh cho người châu Âu thưởng lãm công phu kiên nhẫn của người Á Đông nên cố tình để lộ ra các vết xé – hì.. hì.. đây cũng là thủ pháp “chết người” (ăn gian tiếp) để làm cho người Âu trợn tròn mắt lên vì kinh ngạc. Rút kinh nghiệm khi cho họ xem tranh của Sư Huynh Lâm Chiêu Đồng vì thủ pháp của anh siêu quá kín quá giống thật quá nên họ không tin là 100% xé dán (đừng bao giờ để họ thốt lên: Trời! sao giống hệt như vẽ vậy!. Đó không phải là một lời khen mà là một lời xúc phạm đến nghệ thuật kiên nhẫn và con mắt thẩm màu của người làm tranh dán giấy…Vẽ là cái đinh gì mà bảo giống vẽ mới hay…he he…he…)
(Sự diễn giải ý tưởng của Tịnh Viên không có ý đồ khoe mẽ mà là vì do đọc bài báo viết về cuộc triển lãm của anh Lâm Chiêu Đồng trong đó có đoạn nói loại tranh dán giấy không diễn tả lên được điều gì chỉ nhờ vào sự kiên nhẫn chịu khó để mô tả cảnh vật. Họ nói vậy là sai. Vì bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào cũng có cách thể hiện ý tưởng riêng biệt của nó)
SHARE