„LẬP TRÌNH MỚI“ CHO NHỮNG „THẤT BẠI CŨ“ (Phẩm 1)

( Phần 11: „ Hành Trang Để Sống Chung Với Lũ“)

a) Những „thất bại“ hé lộ „tiềm tàng“:

– Đầu năm 2015 sau khi „thị sát“ Đồng bằng Bắc bộ và trực tiếp chứng kiến vùng Nông nghiệp ngoại ô cung cấp rau củ quả và các loại thực phẩm khác cho nội thành Hà Nội. Chứng kiến các loại rau „sạch“ chỉ sau một ngày một đêm „chăm tưới“ là có thể thu hoạch cho sáng hôm sau rong ruỗi ở các chợ đầu mối ở Hà Thành. (Những loại rau củ này người trồng nó không bao giờ ăn chúng)

– Tiếp tục vào khu vực đầm phá Miền Trung, thấy các loại ruộng, ao…tôm „uống“ thuốc kháng sinh thành „nghiện“ một thời gian mới đi vào khu chế biến hoặc ra chợ

– Tôi đã từng làm người „chăn lợn“ trong vài ngày ở Đồng Nai, để tìm hiểu về loại thuốc tăng trọng đặc biệt, nếu không xuất chuồng đúng thời gian đã định thì lợn đã kích trọng có thể mục xương rã thịt mà chết („lỗ hộc máu“- Lời của chủ trại)

– Tôi không hiểu cơ chế sinh hóa nào mà dầu ma dút thải từ công nghiệp có thể là loại „phân bón“ tuyệt hảo cho các ruộng rau muống ở ngoại vi Tp. H.C.M. Theo họ, ruộng rau muống được tráng dầu thải, không những xanh rì tươi mộng, mọc nhanh như có thể mà còn không sợ sâu bướm phá hoại. Cơ chế sinh hóa nào thì tôi không thể lý giải được, nhưng rau muống từ các ruộng „tráng dầu“ này khi phân tích trong phòng thí nghệm thì có hàm lượng kim loại nặng, đặc biệt là chì nhiều hơn hàm lượng cho phép đến hàng chục lần.

– Tất nhiên tôi đã chứng kiến các loại „thần dược“ bảo quản và thuốc nhúng, nhúng hoa, nhúng trái..vô cùng ảo diệu của miệt vườn Miền Tây….

– Bạn sẽ có cảm giác gì khi một người có thù hận với „thực phẩm đẫm hóa chất“ như tôi phải chứng kiến „bí kíp“ của những người nuôi hàu ở Miền Đông. Họ nuôi con hàu, cho bám sống vào các lốp xe hơi phế thải và các tấm A-mi-ăng. Và sau đó thì xuất hiện ở các nhà hàng cao cấp với những công trình nghiên cứu của những Nhà khoa học, „phát hiện“ ra tác dụng vô đối của con hàu với „sức mạnh của phòng the“….

– Tôi đã từng bàng hoàng với thực phẩm Organic trên những kệ hàng của các siêu thị „bắt kịp trào lưu“ đình đám của xứ Việt.

Chỉ có một năm 2015, tôi có 23 chuyến bay, trong đó có 7 chuyến bay về Việt Nam. Đề rồi đầu năm 2016, tôi tập hợp một số học trò của mình là những chuyên viên IT xuất sắc lúc bấy giờ, để bàn về một dự án.

Tôi muốn họ thiết kế một phần mềm, một App điện tử cho một hệ thống „Thực phẩm sạch“. Cái khác của App mà tôi đề nghị họ thiết kế khác với các App đang hiện hành lúc đó là có phần „Tư vấn dinh dưỡng trị bệnh“. Có nghĩa những người tham gia trong hệ thống của App không những được cung cấp các địa chỉ có thể truy cập được nguồn thực phẩm sạch, và cách thức truy cập nguồn thực phẩm tin tưởng, qua các dịch vụ Ship hàng hiện thời. Mà khách hàng của hệ thống còn được các chuyên viên Dinh dưỡng, các Thầy thuốc chuyên nghiệp, trực tiếp chẩn trị và tư vấn cách ăn uống trị bệnh hợp lý với cơ địa của họ qua hệ thống Online.

Các chuyên viên IT và Giáo sư về Nông nghiệp (Cố vấn Khoa học của chúng tôi), cho rằng, tính khả thi về ý tưởng „Sức Khỏe Cộng Đồng“ không phải là không cao, nhưng tính khả thi cho một Stat Up không đảm bảo, vì vốn hóa cho việc thiết kế hệ thống App đa chức năng và vốn bảo hành cho một hệ thống có quá nhiều Chuyên gia Chuyên nghiệp tham gia điều hành là bất khả thi. Ý tưởng này thất bại, cho dù tôi đã có „gửi“ một số Bác sĩ và Chuyên viên Sức khỏe trong hệ thống Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường, (Và cả chính tôi)… đi học các khóa nâng cao về Dinh Dưỡng Học chính qui.

Năm 2017, sau hàng loạt các cuộc „công du“ thăm viếng các trang trại và các resort sinh thái vì một mục đích khác… Tôi biết không những các trang trại của các „Đại gia“ yêu tự nhiên, mà có rất nhiều gia đình (kể cả trong nội đô), có vườn, có trang trại… nhưng không phải sinh sống hay kế sinh nhai của họ từ đó. Họ nuôi trồng rau cỏ và vật nuôi cho gia đình họ và cũng vì sở thích đam mê làm vườn. Sản lượng „nông nghiệp“ trong các khu vườn sinh thái loại này thực sự là 100% Organic và có xu thế „ dư thừa“ theo từng chủng loại khác nhau. (Đại ý là có người thì không dùng hết rau, có người dư các loại hoa quả, có người dư trứng, cá, gà, vịt…và các loại vật nuôi lấy thịt khác…). Tình trạng này ở Châu Âu rất thường xảy ra. Các nhà vườn đầu tư rất nhiều công sức vì đam mê, và sản phẩm thu hoạch trong vụ mùa sẽ được bày ra bên vệ đường ở các vùng nông thôn, „tặng“ hoặc „tự động trả tiền“ (bao nhiêu cũng được)….

Trước tình huống thực tế này. Tôi lại tập hợp „đám“ IT của mình và đề nghị họ thực hiện một dự án khác. Dự án mang tên „Kỹ thuật hiện đại- Phương thức cổ đại“. Ý của tôi là thết kế một trang App Online (Kỹ thuật hiện đại), cho những người „Đam mê làm vườn, yêu tự nhiên“ trao đổi hàng hóa dư thừa ( Phương thức lưu thông hàng hóa cổ đại khi đồng tiền chưa ra đời). Có nghĩa là những người „đam mê vườn“ trong kế hoạch „tự cung tự cấp của họ“ khi vào vụ, có thể dư thứ này, nhưng lại thiếu thứ kia trong nhu cầu của đời sống. Những người tham gia hệ thống sẽ vào các Grup lân cận vùng miền, và họ sẽ tự liên lạc với nhau, tự thỏa thuận những sản phẩm trao đổi, thứ họ cần và thứ họ dư…

Các chuyên gia IT của nói, ý tưởng hay, nhưng nguồn thu nhập nào để vận hành hoạt động của App. He..he..he.., bọn ấy lúc nào cũng có lý. Chỉ có tôi là hơi bị lãng mạn.

Tôi tìm gặp một người quen là một nhà tài phiệt. Người này là một trong những „Mạnh thường quân“ đình đám cho những dự án „Từ Thiện“. Trong đó có các dự án có nhiều tiếng vang, thu hút nhiều nhà hảo tâm đến từ nước ngoài. Tôi nói: „Đây là một phương thức làm Từ thiện rất thiết thực, khi tạo ra được một cộng đồng, yêu thiên nhiên, yêu sức khỏe“. Người này nói : „ Đa số những người giàu làm Từ thiện, là họ thỏa mãn nhu cầu „chia sẻ tình thương“, và nhu cầu này cũng đồng hành với việc „chia sẻ“ cho nhiều người biết đến với phương châm là „thức tỉnh“ lòng trắc ẩn, và gieo duyên lòng Từ ái. Vì vậy dự án của bạn không đáp ứng nhu cầu này của các nhà hảo tâm“. Người này lại đúng, cũng chỉ có tôi là lãng mạn… he..he…he…

Trước tình hình „bất khả kháng“ này, tôi lại quay về „khát vọng muôn thuở“ của mình, đó là: Chỉ có „lai tỉnh“ khả năng tự chữa lành của cơ thể của các thành viên của cộng đồng mới là biện pháp khả thi nhất trước những „Cơn Lũ“ của thời đại mới.

Và tôi quyết định một hướng đi lâu dài khác cho các thành viên và cơ sở của hệ thống „Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường“ ở khắp nơi trên các Châu lục. Đó là chương trình hành động thiết thực: „ ĐÀO TẠO BÁC SĨ TỰ THÂN“

Nếu như không có đại dịch Covid- 19. Dự án „ Đào tạo Bác sĩ Tự thân cho bệnh Tiểu đường“, đã được thực hiện thử nghiệm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay tại Vũng Tàu rồi. (Nhưng sự trở ngại này cũng là một „dịp may“, để cho dự án có những cơ sở thành công, gây ấn tượng thu hút hơn khi có những hiểu biết thêm của nhiều người về „Sức đề kháng và Hệ miễn dịch“ trong lĩnh vực „Tự bảo vệ sức khỏe“ qua đại dịch.)

Tại sao?… Tôi lại chọn một căn bệnh vô cùng „hóc búa“ của thời đại, để làm thử nghiệm cho dự án „Đào tạo Bác sĩ Tự thân“. Mời các bạn đọc tiếp „Phẩm 2“ của đề tài này nhé.

Trân trọng chúc các bạn những giờ cuối cùng của một „cuối tuần“ thật trọn vẹn niềm vui

28.06.20

Thuận Nghĩa

SHARE