Chưa có „Nội Truyện“ mà đã viết về „Ngoại Truyện“ bạn đừng nghĩ có gì đó có chuyện bất thường ở đây nhé!.

„Ngoại Truyện“ là vì muốn cung cấp cho các bạn những Khái Niệm cần phải có được sự minh bạch và chấp nhận chúng như những mệnh đề tất yếu. Bởi những Khái Niệm này thường bị hay đánh lận giữa „Khoa Học“ và „Mê Tín“.

Trong các tác phẩm của Kim Dung nói riêng và dòng Kiếm Hiệp nói chung có 2 Khái niệm luôn luôn là nồng cốt để các cây bút xây dựng các tuyến nhân vật và cốt chuyện đó là 2 khái niệm „CHÍNH“ và „TÀ“. „Giang Hồ“ ở trong chuyện Kiếm Hiệp chính là cuộc tranh chấp bất tận giữa „Chính“ và „Tà“ và để cho có „Hậu“, tất cả mọi cuộc tranh chấp này điều được kết thúc theo Chân Lý: „Tà không thể thắng Chính“. Tiếc thay cái Chân Lý này với Xã Hội loài người Hiện Đại nó vẫn còn luôn luôn là một „Mơ Ước“… hì hì…

Thực ra „Chính“ và „Tà“ là 2 mặt đối lập của „Dương“ và „Âm“, nó tồn tại tất yếu như 2 mặt của một đồng tiền. Và nó là 2 mặt của một vấn đề/ pháp/ hiện tượng… cho nên bao giờ chúng cũng tồn tại cùng một lúc với Nguyên lý: „Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm“. Cũng có nghĩa là trong Chính có Tà và trong Tà có Chính… Cuộc tranh đấu ở trong „Giang Hồ“, cũng chính là cuộc tranh đấu giữa „Chính“ và „Tà“ trong Nội tại của Một Con Người….

Ví dụ:

– Lòng bao dung, tứ ái vốn thuộc về „Chính“, nhưng những việc làm „Từ Thiện“ được thổi phòng lên, được rêu rao, được tô bóng, được hô hào hiển thị ra một cách „ồn ào, náo nhiệt“ thì trong cái „Chính“ đó có cái „Tà“ của bản ngã hiện ra lồ lộ như những ngôi Chùa ngàn tỷ trước một người đói ăn đang cần dăm bảy ngàn đồng…

– Cái sân hận, la mắng, nạt nộ… (Không cần micro và vỗ tay) của một người hiểu biết đối với người mê muội, cuồng tín vào những thứ nhảm nhí… thuộc về „Tà“, nhưng trong cái „Tà“ đó lại có cái „Chính“ của lòng từ ái, yêu thương…

„Giang Hồ“ trong Nội thể của một con người, chính là cái mớ „Chính“, „Tà“ lẫn lộn ấy…

Và „Thần Y“ hay „Ác Ma“ cũng là có trong Tâm Thế của một con người….

Tôi sẽ trích dẫn lại một bài viết cách đây đã gần 5 năm, coi đây như là một „Ngoại Truyện“ để các bạn hiểu thêm về „Chính“ và „Tà“ và đâu là „Thần Y“ đâu là „Ác Ma“. Lưu ý, trong bài trích dẫn lại có các các đường link dẫn đến các bài khác, trong các bài khác do đường link F0 dẫn đến lại có các đường link F1, F2… dẫn đến các bài khác nữa… He he he… âu đó cũng là cái Chân lý: „Trong cái này có cái kia vậy!!!

Bài Dẫn Đăng:

„NGỬA BÀI…VỚI TÀ KHÍ.… “ Phần 2 (Tư Liệu Y Khoa)

Hôm rồi có một bệnh nhân (Là một doanh nhân Việt Kiều ở Đức, cũng đang trong diện „kiểm soát“ phòng di căn Ung Thư Vú) hỏi tôi một việc mà cô ấy không thể quyết định được.

Cô ấy hỏi rằng, Bà Ngọai vừa mất. (Bà Ngoại là người chăm sóc cô từ bé, thân phận như Mẹ). Cô ấy muốn về chịu tang trong dịp lễ tạ 49 ngày, nhưng Mẹ chồng ngăn cản không cho về. Mẹ chồng và gia đình sợ cô đang mang trọng bệnh (Ung thư vú đã hóa, xạ trị cách đây gần 5 năm, hiện sức khoẻ ổn định), không nên về chịu tang vì sợ bị nhiễm âm hàn, bệnh sẽ tái phát. Vì Bà Ngoại thân phận, tình cảm cưu mang như Mẹ ruột, cô muốn về lắm…Và hỏi tôi nếu cô về chịu tang bệnh tình có trở lại như người ta nói không.

Nếu bạn là một thầy thuốc đang quản lý tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân này bạn sẽ cho lời khuyên như thế nào:

1- Hãy cứ về để làm tròn chữ Hiếu Nghĩa, chuyện kia là chuyện mê tín tào lao.

2- Đừng về, vì người vừa chôn cất, thi thể đang phân hủy, tà độc, âm hàn vẫn đang còn, dễ bị phơi nhiễm không tốt cho tình trạng của bệnh lý ung thư.

Cả hai câu trả lời đều đúng, nên cả 2 sự tư vấn ấy đều có thể được.

Tuy nhiên, cả hai mệnh đề ấy đều sai. Vì người chết, tử thi có mang tính âm độc là đúng. Thi thể dù mới chết hay đã chết chưa lâu, đang trong thời gian phân hủy, độc tố sinh ra từ sự phân hủy xác chết vẫn còn rất mạnh. (Ví dụ, bạn chỉ cần nhìn xác một động vật đang bị phân hủy trên một đồng cỏ, hay cạnh một lùm cây. Bạn sẽ thấy xung quanh cạnh xác chết, cỏ cây sẽ bị chết tiệt, héo quăn trong màu sắc đậm đen của sự rữa nát). Đó là mới nói đến vấn đề Sinh Hóa của tự nhiên, chưa kể đến vấn đề Tử Khí.

Đúng, là vì nếu vì ý niệm do âm hồn, ma mị, ám nhập…thì quả thật là tào lao nhảm nhí.

Vậy thì phải khuyên người hỏi như thế nào đây. Thực ra cả 2 vấn đề nêu trên không quan trọng, để quyết định cho câu trả lời nào là nên làm.

Câu trả lời chính xác cho sự tư vấn này là ở chỗ tình trạng Chính Khí của người bệnh như thế nào. Nếu người bệnh Chính Khí suy nhược, cơ thể không điều hòa, sức đề kháng với ngoại cảnh không cao thì khuyên không nên về chịu tang. Còn Chính Khí của người bệnh đầy đủ, tinh thần sảng khoái, thần sắc tươi nhuận thì khuyên nên về cho tròn Đạo Hiếu, để khỏi bị áp lực ăn năn đè nén…

(Trong trường hợp của cô bệnh nhân này, sau khi tôi đả thông kinh mạch, vận trút thêm chân khí cho cô ta, thì đã khuyên cô ta nên về chịu tang.)

Thực ra, Lục Dâm hay Lục Tà, Ngoại Tà (Gió, Lạnh, Khô, Nóng, Nắng, Ẩm/ Phong, Hàn, Táo, Nhiệt, Thử, Thấp) …và kể cả tất cả các yếu tố được qui về „Tà Khí“ ( Sóng ác xạ, bức xạ hoá học, bức xạ mặt trời, nồng độ phóng xạ..v..v..). đều có ở trong không gian, hiện hữu thường xuyên trong môi trường sống của chúng ta. Và nó chính là điều kiện không thể thiếu để Lập Trình nên Sự Sống.

Sự hiện hữu những thứ đó là tất yếu của Thiên Nhiên, và cần thiết cho Sự Sống. Nó chỉ bị gọi là „Tà“ ( Hiểu nôm na là không tốt), khi nó quá nhiều bất thường. Hoặc là khi nó bình thường, nhưng cơ thể chúng ta bất thường, bất thường do „Chính Khí“ suy giảm. (Chính Khí, hiểu nôm na là Sức Mạnh Của Tinh Thần và Sức Đề Kháng Của Cơ Thể.)

Thực ra Môi Trường và Tự Nhiên hiện nay là bất khả kháng cho sức khoẻ. Cái quan trọng là ta tồn tại trong Môi Trường đó với một Tâm- Thế như thế nào.

Bạn đừng nghĩ đến, rau sạch, thực phẩm sạch…và cuồng tín với những thứ chay tịnh đó. Bởi thực ra, bất kỳ động vật hay cây trồng nào, dù không bị tẩm tưới hoá chất và thuốc kích trưởng, thì nó vẫn từng phải sống và phơi nhiễm trong một môi trường đã bị đầu độc một cách tổng thể.

Một vạt rau trồng không tưới bón hóa chất độc hại, ở giữa một cánh đồng xung quanh người ta suốt ngày phun tưới hoá chất trừ sâu và chất kích trưởng. Bạn nghĩ rằng bạn đang ăn rau sạch ư?.

Bạn nghĩ rằng bạn đang ăn gạo lứt…, hay ăn chỉ thuần ăn thực vật, rau cỏ là bạn đang sạch, để coi thường những người đang ăn „bẩn“ ư?.. Đó là một ảo tưởng. Vì hạt gạo trắng ngần, hay nâu tím… trước khi bạn cho nó vào nồi, thì nó đã qua một quá trình tẩm thấm chất độc hóa học, ít nhất là 10 lần. Kể từ khi hạt giống vừa gieo mạ.

Bạn đừng lầm tưởng, trong những mớ rau, trong những củ quả sẽ không có mùi vị „tử khí“ của sự chết chóc, khi chúng bị cắt, hái ra khỏi tự nhiên.

Không có thứ gì sạch, tốt… cả đâu. Khi cơ thể và tâm hồn của bạn đã bị mục ruỗng vì Chính Khí đã bị be bét. Và không có gì gọi là „Tà“ khi cơ thể của bạn đang ổn định với một tâm hồn mạnh mẽ và trong sáng.

Cho nên có thể nói cái gì của Tự Nhiên, của Môi Sinh, của Vũ Trụ cũng đều Sạch và Tốt hết, nếu chúng ta có một Chính Khí vững vàng, một Tâm Hồn lành mạnh.

Bạn sẽ hỏi, làm sao để có 2 vị „Thần Y“ đó trong cuộc đời nhỉ? (Là hai vị Thần Y đích thực của chúng ta là: „Chính Khí Vững Vàng„ và „Tâm Hồn Tươi Trẻ“). Xin thưa, hai vị“Thần Y“ đó không bao giờ đáo thăm bạn đâu, nếu như bạn lười biếng và ỷ lại…he he..he..…

(Còn Tiếp.…)

19.10.17

TN

(Hết bài Trích dẫn)

14.03.21

Thuận Nghĩa

SHARE