Home Y Khoa Khảo Luận NGÀY UNG THƯ THẾ GIỚI 04.02.10 (Ung Thư Có Thể Ngăn Ngừa...

NGÀY UNG THƯ THẾ GIỚI 04.02.10 (Ung Thư Có Thể Ngăn Ngừa Được)

2278
0

Các cơ quan y tế quốc tế cho hay thế giới sắp sửa rơi vào một đại dịch ung thư toàn cầu

Ung thư là một trong những “sát thủ” đáng sợ nhất đối với con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có đến 84 triệu người sẽ mất mạng vì ung thư nếu không có sự can thiệp của y tế. Cũng theo số liệu của WHO 7 9 triệu người đã chết vì ung thư vào năm 2007 chiếm 13% nguyên nhân tử vong trên toàn cầu. Ung thư phổi bao tử gan ruột kết và ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Thuốc lá được xác định là nhân tố đơn lẻ nhưng quan trọng nhất dẫn đến ung thư. WHO cũng ước tính số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng với khoảng 12 triệu người chết vào năm 2030. Đối với trường hợp Việt Nam số liệu của Bộ Y tế vào năm 2006 cho thấy tổng cộng Việt Nam có 77.282 ca ung thư mới (chỉ tính riêng ung thư ác tính). Trong đó đứng đầu là ung thư vú với 8.394 ca kế đến là ung thư cổ tử cung (6.765) ruột kết và trực tràng (6.285) bao tử (5.860) khí quản phế quản và phổi (5.802). Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan đứng hàng thứ 3 thế giới.

Ung thư đáng sợ là vậy nhưng không phải ai cũng biết rằng hơn 30% số ca ung thư có thể được ngăn chặn bằng những thay đổi đơn giản và can thiệp y học đúng lúc. “Ung thư cũng có thể được ngăn ngừa” đó chính là chủ đề của chiến dịch do Hiệp hội phòng chống ung thư thế giới (UICC) phát động nhân ngày ung thư thế giới vào 4.2 năm nay. Cuộc vận động này dựa trên báo cáo khoa học mới tập trung vào 9 loại lây nhiễm có thể dẫn đến ung thư. UICC đưa ra dữ liệu thống kê cho thấy có khoảng 12 triệu người bị phát hiện mắc bệnh ung thư vào năm 2008. Trong số đó có đến 20% trường hợp do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra. Tiếc thay những ca bệnh như thế này đều có thể ngăn chặn được bằng cách tiêm vắc-xin và thay đổi lối sống. Những tiến bộ trong y học gần đây đã cho ra đời loại vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 3 ở phụ nữ; vắc-xin phòng chống vi-rút gây bệnh viêm gan siêu vi B có thể dẫn đến ung thư gan nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 3 ở nam giới. Do đó chiến dịch trên nhằm nâng cao nhận thức của mọi người vì các dữ liệu cho thấy nguy cơ phát bệnh ung thư có thể được giảm đến 40% thông qua các biện pháp ngăn ngừa như tiêm vắc-xin hoạt động thể chất thường xuyên chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế bia rượu không hút thuốc lá giảm sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng…

Trong các biện pháp tích cực có thể phòng chống được ung thư hiệu quả . Tổ chức UICC đưa ra 3 biện pháp hàng đầu có tính khả thi nhất và là trọng điểm cho chủ đề ngày Ung Thư Thế Giới năm nay là:

1-    Không hút thuốc lá

2-    Ăn uống lành mạnh giảm bớt bia rượu

3-    Chế độ luyện tập thể chất dưỡng sinh tăng sức đề kháng của cơ thể

Biện pháp hàng đầu chính là Bỏ Thuốc Lá. Theo WHO dự tính thế giới vào năm 2050 sẽ có trung bình 50 người chết vì Ung Thư trong số 100 ca tử vong của nhân loại. Trong số đó có 25 ca tử vong có nguyên nhân từ thuốc lá.
Các số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy: trong năm 2005 có 7 triệu 600 ngàn người thiệt mạng vì bệnh ung thư. Họ dự báo rằng số người chết vì ung thư và những ca bệnh ung thư sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới nếu các nước đang phát triển không nhanh chóng có hành động để ngăn chặn tệ nạn hút thuốc lá và điều trị cho bệnh nhân. Từ trụ sở chính của Tổ chức Y tế Thế giới ở Geneve thông tín viên Lisa Schlein gởi về bài tường thuật sau đây nhân Ngày Ung Thư Thế Giới mùng 4 tháng hai.

Những đoạn phim quảng cáo thuốc lá vốn rất thịnh hành ở Mỹ trong những năm trước giờ đây đã không còn được cho phép thực hiện. Những lệnh cấm tương tự cũng đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở những quốc gia công nghiệp giàu có.

Ông Peter Boyle Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế nói rằng cần ra sức ứng phó với nạn hút thuốc lá.

Ông Boyle nói: “Hút thuốc lá quả thực là một vấn đề lớn mà chúng tôi đang phải đối phó trong lãnh vực y tế công cộng vào thời điểm này.”

Ông Boyle cho biết thêm rằng ung thư là một vấn đề có tầm cỡ thế giới và các nước đang phát triển cùng với các quốc gia công nghiệp tân hưng là nơi mà các ca bệnh ung thư gia tăng với tỉ lệ cao nhất. Đây cũng là những nơi được dự kiến sẽ xảy ra hơn 70% các ca tử vong vì ung thư.

Theo ông Boyle những người hút thuốc lá – cũng như những người hút tẩu và xì gà có nhiều rủi ro mắc các chứng ung thư phổi dạ dày thận tử cung và máu.

Ông Boyle nói: “Nếu xu thế hút thuốc hiện nay không thay đổi chúng ta có thể dự kiến 150 triệu ca tử vong liên quan tới thuốc lá trong 25 năm đầu của thế kỷ này. Từ năm 2025 đến năm 2050 tác động của nạn hút thuốc bắt đầu trong nửa sau của thế kỷ 20 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình sẽ bắt đầu hiện rõ và chúng tôi dự kiến sẽ có đến 300 triệu ca tử vong trong thời kỳ này. Nếu xu thế này vẫn tiếp tục số người chết vì thuốc lá trong nửa sau của thế kỷ 21 sẽ lên tới 500 triệu người.”

Các chuyên gia cho hay: từ 20 đến 30 năm sau khi hút thuốc bệnh ung thư mới phát. Vì số người ở các nước đang phát triển bắt đầu nghiền thuốc lá khoảng vài thập niên sau khi hiện tượng này xuất hiện ở các quốc gia phát triển cho nên số tử vong vì ung thư ở các nước này chưa tỏ lộ hoàn toàn.

Ông Boyle cho biết rằng có một yếu tố đáng phấn khởi là vẫn còn đủ thời giờ để ngăn chặn những ca tử vong đó.

Ông Boyle nói: “Việc ngưng hút thuốc làm giảm thiểu mối rủi ro mà quí vị đã có qua việc hút thuốc. Và càng bỏ thuốc lâu chừng nào thì sự giảm thiểu rủi ro càng nhiều chừng đó và càng tiến gần tới mức độ của một người cả đời không hề hút thuốc.”

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 1/3 các ca bệnh ung thư là có thể ngăn ngừa được và 1/3 tất cả các chứng bệnh ung thư là có thể chữa trị nếu được phát giác sớm. Họ nói thêm rằng xạ trị là cách chữa trị có hiệu quả và có chi phí vừa phải đối với 50% các bệnh nhân ung thư.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế – một cơ quan của Liên hiệp quốc chuyên theo dõi các hoạt động hạt nhân đang tham gia một kế hoạch có tên Chương trình Nguyên tử phụng sự Hòa bình để hỗ trợ cho các nước trên thế giới trong lãnh vực điều trị bằng bức xạ. Tuy nhiên theo ông Massoud Samiel Giám đốc Chương trình Xạ trị Ung thư của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế thế giới hiện nay còn thiếu hơn 5 ngàn máy xạ trị và hầu hết những người ở các quốc gia đang phát triển cần tới cách điều trị này không có cơ hội tiếp cận với các máy đó.

Ông nói thêm như sau: “Tình trạng thiếu đầu tư cho việc chẩn đoán và phát giác sớm cũng mang lại một hậu quả là các bệnh nhân đến chữa trị quá trễ. Vì vậy ngay cả trong trường hợp có máy xạ trị người ta cũng khó lòng được cứu sống. Vì không có các chương trình kiểm tra không có các chương trình phát giác sớm cho nên khi người bệnh tới được các trung tâm xạ trị thì thường là quá trễ.”

Ông Samiel nói rằng khi bệnh ung thư bước vào thời kỳ cuối thì nhân viên y tế chỉ còn một cách duy nhất để giúp cho bệnh nhân là làm giảm bớt sự đau đớn của họ mà thôi.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế đang thực hiện các dự án thí điểm tại Albanie Nicargua Sri Lanka Tanzania Việt Nam và Yemen. Mục tiêu của cơ quan này trong vòng 3 tới 5 năm sắp tới là giúp cho các quốc gia vừa kể xây dựng các chương trình cấp quốc gia để phòng ngừa và chữa trị ung thư.

Liên minh Quốc tế Chống Ung thư là một trong các tổ chức tham gia chương trình này. Năm nay họ cũng sẽ phát động một chiến dịch toàn cầu để tạo ra cho trẻ em những môi trường sống không có khói thuốc lá. Giám đốc Liên minh Quốc tế Chống Ung thư bà Isabel Mortara cho biết: việc phô nhiễm với khói thuốc lá bất kỳ là ở mức độ nào cũng là một điều rất nguy hại.

Bà Mortara nói: “Có khoảng 700 triệu trẻ em trên thế giới thường xuyên phải hít khói thuốc. Các em này bị phô nhiễm với những sự nguy hại nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm tình trạng sinh thiếu cân suyễn sưng cuống phổi viêm phổi… Một cuộc nghiên cứu mới đây cũng cho thấy xác xuất trở thành người nghiện thuốc lá ở các em lớn lên trong những gia đình có người hút thuốc lá cao gấp đôi những em bé mà cha mẹ không hút thuốc.”

Theo bà Mortara có nhiều người kể cả những người làm nghề bác sĩ và y tá không nhận thức đầy đủ về sự nguy hại của nạn hít phải khói thuốc lá từ người khác thường được gọi là hút thuốc bị động . Bà nói rằng các nhân viên y tế và những người hoạch định chính sách cần phải được giáo dục về mối đe dọa này ngõ hầu họ có thể thực hiện những hành động cần thiết để giảm bớt số người chết vì ung thư trên thế giới.

Các số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy: trong năm 2005 có 7 triệu 600 ngàn người thiệt mạng vì bệnh ung thư. Họ dự báo rằng số người chết vì ung thư và những ca bệnh ung thư sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới nếu các nước đang phát triển không nhanh chóng có hành động để ngăn chặn tệ nạn hút thuốc lá và điều trị cho bệnh nhân. Từ trụ sở chính của Tổ chức Y tế Thế giới ở Geneve thông tín viên Lisa Schlein gởi về bài tường thuật sau đây nhân Ngày Ung Thư Thế Giới mùng 4 tháng hai.

Những đoạn phim quảng cáo thuốc lá vốn rất thịnh hành ở Mỹ trong những năm trước giờ đây đã không còn được cho phép thực hiện. Những lệnh cấm tương tự cũng đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở những quốc gia công nghiệp giàu có.

Ông Peter Boyle Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế nói rằng cần ra sức ứng phó với nạn hút thuốc lá.

Ông Boyle nói: “Hút thuốc lá quả thực là một vấn đề lớn mà chúng tôi đang phải đối phó trong lãnh vực y tế công cộng vào thời điểm này.”

Ông Boyle cho biết thêm rằng ung thư là một vấn đề có tầm cỡ thế giới và các nước đang phát triển cùng với các quốc gia công nghiệp tân hưng là nơi mà các ca bệnh ung thư gia tăng với tỉ lệ cao nhất. Đây cũng là những nơi được dự kiến sẽ xảy ra hơn 70% các ca tử vong vì ung thư.

Theo ông Boyle những người hút thuốc lá – cũng như những người hút tẩu và xì gà có nhiều rủi ro mắc các chứng ung thư phổi dạ dày thận tử cung và máu.

Ông Boyle nói: “Nếu xu thế hút thuốc hiện nay không thay đổi chúng ta có thể dự kiến 150 triệu ca tử vong liên quan tới thuốc lá trong 25 năm đầu của thế kỷ này. Từ năm 2025 đến năm 2050 tác động của nạn hút thuốc bắt đầu trong nửa sau của thế kỷ 20 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình sẽ bắt đầu hiện rõ và chúng tôi dự kiến sẽ có đến 300 triệu ca tử vong trong thời kỳ này. Nếu xu thế này vẫn tiếp tục số người chết vì thuốc lá trong nửa sau của thế kỷ 21 sẽ lên tới 500 triệu người.”

Các chuyên gia cho hay: từ 20 đến 30 năm sau khi hút thuốc bệnh ung thư mới phát. Vì số người ở các nước đang phát triển bắt đầu nghiền thuốc lá khoảng vài thập niên sau khi hiện tượng này xuất hiện ở các quốc gia phát triển cho nên số tử vong vì ung thư ở các nước này chưa tỏ lộ hoàn toàn.

Ông Boyle cho biết rằng có một yếu tố đáng phấn khởi là vẫn còn đủ thời giờ để ngăn chận những ca tử vong đó.

Ông Boyle nói: “Việc ngưng hút thuốc làm giảm thiểu mối rủi ro mà quí vị đã có qua việc hút thuốc. Và càng bỏ thuốc lâu chừng nào thì sự giảm thiểu rủi ro càng nhiều chừng đó và càng tiến gần tới mức độ của một người cả đời không hề hút thuốc.”

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 1/3 các ca bệnh ung thư là có thể ngăn ngừa được và 1/3 tất cả các chứng bệnh ung thư là có thể chữa trị nếu được phát giác sớm. Họ nói thêm rằng xạ trị là cách chữa trị có hiệu quả và có chi phí vừa phải đối với 50% các bệnh nhân ung thư.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế – một cơ quan của Liên hiệp quốc chuyên theo dõi các hoạt động hạt nhân đang tham gia một kế hoạch có tên Chương trình Nguyên tử phụng sự Hòa bình để hỗ trợ cho các nước trên thế giới trong lãnh vực điều trị bằng bức xạ. Tuy nhiên theo ông Massoud Samiel Giám đốc Chương trình Xạ trị Ung thư của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế thế giới hiện nay còn thiếu hơn 5 ngàn máy xạ trị và hầu hết những người ở các quốc gia đang phát triển cần tới cách điều trị này không có cơ hội tiếp cận với các máy đó.

Ông nói thêm như sau: “Tình trạng thiếu đầu tư cho việc chẩn đoán và phát giác sớm cũng mang lại một hậu quả là các bệnh nhân đến chữa trị quá trễ. Vì vậy ngay cả trong trường hợp có máy xạ trị người ta cũng khó lòng được cứu sống. Vì không có các chương trình kiểm tra không có các chương trình phát giác sớm cho nên khi người bệnh tới được các trung tâm xạ trị thì thường là quá trễ.”

Ông Samiel nói rằng khi bệnh ung thư bước vào thời kỳ cuối thì nhân viên y tế chỉ còn một cách duy nhất đểø giúp cho bệnh nhân là làm giảm bớt sự đau đớn của họ mà thôi.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế dang thực hiện các dự án thí điểm tại Albanie Nicargua Sri Lanka Tanzania Việt Nam và Yemen. Mục tiêu của cơ quan này trong vòng 3 tới 5 năm sắp tới là giúp cho các quốc gia vừa kể xây dựng các chương trình cấp quốc gia để phòng ngừa và chữa trị ung thư.

Liên minh Quốc tế Chống Ung thư là một trong các tổ chức tham gia chương trình này. Năm nay họ cũng sẽ phát động một chiến dịch toàn cầu để tạo ra cho trẻ em những môi trường sống không có khói thuốc lá. Giám đốc Liên minh Quốc tế Chống Ung thư bà Isabel Mortara cho biết: việc phô nhiễm với khói thuốc lá bất kỳ là ở mức độ nào cũng là một điều rất nguy hại.

Bà Mortara nói: “Có khoảng 700 triệu trẻ em trên thế giới thường xuyên phải hít khói thuốc. Các em này bị phô nhiễm với những sự nguy hại nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm tình trạng sinh thiếu cân suyễn sưng cuống phổi viêm phổi… Một cuộc nghiên cứu mới đây cũng cho thấy xác xuất trở thành người nghiện thuốc lá ở các em lớn lên trong những gia đình có người hút thuốc lá cao gấp đôi những em bé mà cha mẹ không hút thuốc.”

Theo bà Mortara có nhiều người kể cả những người làm nghề bác sĩ và y tá không nhận thức đầy đủ về sự nguy hại của nạn hít phải khói thuốc lá từ người khác thường được gọi là hút thuốc bị động . Bà nói rằng các nhân viên y tế và những người hoạch định chính sách cần phải được giáo dục về mối đe dọa này ngõ hầu họ có thể thực hiện những hành động cần thiết để giảm bớt số người chết vì ung thư trên Thế Giới.

Ăn Uống Lành Mạnh
PHƯƠNG THỨC ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

Như thế nào gọi là ăn uống đúng lành mạnh:

Thứ nhất: không làm tăng trọng lượng của cơ thể quá giới hạn cho phép.

Thứ hai: Giảm mức tiêu thụ chất béo của cơ thể. Như ăn ít thịt cá gia cầm và ít các loại bơ sữa mứt dầu mỡ và các thức ăn sẵn đồ hộp và các loại đồ chiên …

Thứ ba: Nên ăn nhiều các loại thức ăn giàu chất xơ như hoa quả các loại rau sống hoặc luộc cũng như các thức ăn tự nhiên ngũ cốc.

Thứ tư: Ăn nhiều các loại thức ăn giàu hàm lượng Vitamin. Hoa quả rau cỏ.

Thứ 5: Nên tránh các loại thức ăn đóng hộp các loại thức ăn muối sẵn hay nướng sẵn và các loại thức ăn hun khói.

Ăn uống không đúng sẽ làm tăng khả năng bị bệnh Ung Thư. Theo thống kê trong cộng đồng cũng như tài liệu nghiên cứu từ bệnh viện và các tổ chức Y tế cũng như kết quả xét nghiệm thì có vào khoảng 35% bệnh nhân Ung thư có nguyên nhân từ việc ăn uống sai lệch.

Bạn hãy bỏ qua thói quen ăn uống của mình và không cần thiết chú trọng vào các bữa ăn chính như thường lệ. Mà nên lưu ý thiết lập thói quen dùng bữa cho một ngày là: Điểm Tâm Sáng Ăn Trưa và Ăn Tối. Ngoài 3 bữa đó tuyệt đối không nên ăn dặm thêm một thứ gì nữa cả.

Bạn nên dành cho bữa ăn sự yên lặng có thể tuyệt đối không nên đọc sách báo hay xem tivi nghe tin tức lúc ăn. Ngoài sự im lặng và thả lỏng cơ thể dành cho ăn uống bạn không nên quan tâm đến một vấn nào khác. Tốt nhất là bạn chỉ dọn lên bàn ăn khẩu phần thức ăn đã định lượng sẵn không nên để trên bàn những thức ăn khác không có trong danh mục định lượng cho bữa ăn. Ăn chậm và nhai thật kỹ thức ăn.

Lưu ý khi mua thực phẩm nên tránh các loại thực phẩm mà lúc chế biến phải sử dụng nhiều dầu mỡ để chiên xào.

Nên tránh các loại thức ăn ngọt như kẹo mứt chokolade…vì những loại này có chứa nhiều kalorin. Trong đó đường là loại có chứa nhiều kalorin nhất. Chỉ cần một lượng ít đường đã làm mất sự cân bằng năng lượng trong một bữa ăn đã thiết kế sẵn định lượng Kalorin.

Trong một ngày ít nhất nên uống không dưới 1 5 lít nước và tốt nhất là loại nước khoáng tự nhiên hay nước đun sôi để nguội. (lưu ý nên uống loại nước khoáng không ga thì tốt hơn). (tư liệu hiệp hội phòng chống Ung Thư châu Âu)

Một chuyên gia hàng đầu trong tổ chức phòng chóng Ung Thư của nước Đức khuyên rằng ăn như đèn đường sẽ chống được Ung Thư: “hãy ăn  màu đỏ của cà chua màu vàng của chanh tươi và màu xanh của salat sẽ chống được Ung Thư”

Luyện tập thể chất

Việc tập luyện dưỡng sinh tích cực tăng sức đề kháng của cơ thể điều hòa lại các chức năng bị rối loạn và đánh thức tiềm tang tự chữa bệnh của cơ thể là một biện pháp tích cực và có hiệu quả rất cao không những trong việc phòng ngừa mà còn có thể tạo nên những kỳ tích trong việc chống lại căn bệnh và chống di chứng sau trị liệu.

Trước sự nguy hiểm của ung thư Hiến chương Paris đã lập ra ngày ung thư thế giới vào 4.2 mỗi năm .với sự tham gia vận động của UICC cùng các đối tác như WHO Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế… Ngày ung thư thế giới đã được tổ chức đầu tiên vào năm 2006. Có những biểu tượng riêng biệt được sử dụng để phát động cuộc chiến chống nhiều loại ung thư ví dụ như dải băng hồng là biểu tượng toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về ung thư vú trong khi dải băng cam là cho ung thư trẻ em. Một ví dụ khác là hoa thủy tiên được Hội Ung thư Mỹ sử dụng làm biểu tượng của hy vọng về một tương lai mà ung thư không còn là căn bệnh chết người.

04.02.10
sưu tầm và biên soạn
Thuận Nghĩa

SHARE