Home Y Khoa Khảo Luận Lời Xin Lỗi thành thật từ Thuận Nghĩa….

Lời Xin Lỗi thành thật từ Thuận Nghĩa….

3298
0

Trong loạt bài nói về nhiễm độc chì mang tên Đồng Cảm Và Lắng Động. Ở phần 3 tôi có đặt ra một câu hỏi, là tại sao các nước phát triển ở Châu Âu và một vài nước ở Châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….đã cấm sử dụng chất hàn răng Amalgam có xu thế gây nên nhiễm độc thuỷ ngân, chì và kim loại nặng cao cho bệnh nhân. Tại sao tại Việt Nam lại khuyến khích sử dụng chất trám, hàn răng loại này.

Sau bài viết có sức lan tỏa cao và gây nhiều sửng sốt cho người đọc. Và đã có nhiều người vì bài viết này mà đến các Bác Sĩ Nha Khoa xin đục bỏ loại chất liệu trám răng này để xin trám lại loại chất liệu ít độc tố hơn. Thì tôi bị truy vấn về thông tin không chính xác gây hoang mang trong cộng đồng.

Cụ thể các thông tin không chính xác như sau:

1- Chất trám răng Amalgam có chứa bạc, chì… và thuỷ ngân nguyên tử có nồng độ cao, chỉ được khuyến cáo hạn chế sử dụng và tư vấn thay thế các chất liệu an toàn khác chứ chưa thực tế cấm triệt để cho đến năm 2020.

2- Mặc dầu trong Amalgam có thành phần chủ yếu là bạc và thuỷ ngân, và một số nguyên liệu phụ gia kim loại nặng khác như chì, nhưng Amalgam chỉ gây nhiễm độc thuỷ ngân và có thể gây nên chứng bệnh Minatama bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khi người mẹ có trám răng nhiều loại này, chứ không gây nên các chứng bệnh liên quan đến nhiễm độc chì.

3- Tuy chất trám răng Amalgam được liệt vào hàng thứ 5, trong 12 điều căn bản trong Công Ước Quốc Tế Minatama về chống nhiễm độc Thuỷ Ngân, nhưng chỉ khuyến cáo mức độ nguy hiểm và khuyến cáo Quốc Gia có ký kết Công Ước, hạn chế sử dụng chất trám răng loại này cho đến khi tìm được vật liệu thay thế.

4- Việt Nam là 1 trong 92 Quốc Gia trên thế giới tham gia ký kết Công Ước về Thuỷ Ngân, vì vậy vấn đề chất trám răng gây nhiễm độc thuỷ ngân Amalgam cũng đã được Bộ Y Tế lưu tâm cảnh báo. Người Việt Nam vẫn hàn, trám răng bằng chất liệu này là do sự lựa chọn của bệnh nhân và sự tư vấn tác dụng phụ của loại chất liệu này chưa thực sự rõ ràng từ phía Nha Sĩ

Tuy rằng trong bài viết Đồng Cảm và Lắng Động, tôi chỉ viết vài dòng, thuộc vào phạm trù nghi vấn, chỉ nhằm mục đích khuyến cáo sự nguy hiểm của chất hàn răng Amalgam, và tầm quan trọng có tính chất sống còn trong việc tư vấn các Tác Dụng Phụ của các Liệu Pháp Y Tế. Nhưng với những lập luận của sự truy vấn về sự thiếu chính xác trên. Tôi thành thật xin lỗi về những luận đề thiếu chính xác đã nêu ra trong bài viết đã nói trên.

Tuy rằng, đến bây giờ tôi vẫn bảo lưu ý kiến là nên đục bỏ loại chất liệu trám răng Amalgam, nhưng tôi cũng thành thật xin lỗi các bệnh nhân đã nghe lời tôi mà đục bỏ Amalgam. Vì chất liệu này chỉ khuyến cáo hạn chế sử dụng chứ chưa thực sự cấm sử dụng cho đến năm 2020.

Dưới đây tôi xin trích lại bài viết về Công Ước Minatama, đăng trên trang Web chính thức của Bộ Y Tế

Công ước Minatama về Thủy ngân

Tiếp xúc với thủy ngân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với sự phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Ô nhiễm thủy ngân cũng ảnh hưởng tới động vật hoang dã và hệ sinh thái.

Bệnh Minamata là một bằng chứng mãnh mẽ nhất về ảnh hưởng trầm trọng của ô nhiễm thủy ngân đến sức khỏe. Từ năm 1932 đến năm 1968, Nhà máy hóa chất của Tập đoàn Chiso Nhật đã thải nước thải có chứa Methyl Thủy ngân vào Vịnh Minamata và Biển Shiranui. Nồng độ Methyl Thủy ngân trong Vịnh Minamata cao hơn 525ppm (Tiêu chuẩn quốc gia cho phép là 0,4ppm). Nhật bản đã phải làm sạch Vịnh Minamata trong vòng 14 năm tiêu tốn hết 48,5 tỷ Yên. Người dân địa phương đã tiêu thụ cá và động vật có vỏ (tôm, cua..) ở Vịnh Minamata và mắc bệnh. Hơn 900 người chết và 12.000 người bị nhiễm độc Thủy ngân. Đến tháng 4 năm 1997 có hơn 17.000 người được chứng nhận là “nạn nhân Minamata”

Thủy ngân phát sinh từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên từ vỏ trái đất và do hoạt động của con người như khai thác mỏ, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch… Khi được giải phóng vào không khí, thủy ngân tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn. Con người tiếp xúc với thủy ngân chủ yếu qua ăn cá và động vật có vỏ (tôm, cua…) bị nhiễm methyl thủy ngân.

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2013 Công ước Minamata về thủy ngân đã được hàng ngàn đại biểu của 140 quốc gia thông qua sau 4 năm đàm phán. Ngày 10 tháng 10 năm 2013 tại Hôi nghị ngoại giao ở Kumamoto, Nhật bản, các nước đã tiến hành ký Công ước.
Công ước Minamata về thủy ngân là hiệp ước toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do những ảnh hưởng có hại của thủy ngân. Các nội dung chính của Công ước Minamata về thủy ngân là:

1. Các nhà máy đốt than, lò hơi và lò nấu chảy kim loại:
Công ước yêu cầu các quốc gia phải có những công nghệ kiểm soát phát thải tốt nhất ở các nhà máy năng lượng, lò hơi và lò nấu chảy kim loại mới. Điều này không áp dụng đối với các nhà máy cũ nhưng các biện pháp kiểm soát khác cần phả được triển khai.

2.Bóng-đèn:
Bóng đèn huỳnh quang compact dưới hoặc bằng 30 watts có nhiều hơn 5 mg thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020. Bóng đèn huỳnh quang và halophosphate cũng sẽ bị cấm vào năm 2020.

3. Khai thác mỏ thủy ngân:
Khai thác mỏ thủy ngân nguyên sinh sẽ bị cấm. Các mỏ thủy ngân đang khai thác có thể tiếp tục được khai thác trong vòng 15 năm kể từ ngày ký Công ước và sau đó sẽ bị cấm.

4. Khai thác mỏ vàng:
Thủy ngân được phép sử dụng để tách vàng từ đá và trầm tích trong khai thác vàng thủ công và có phạm vi nhỏ. Công ước khuyến khích các quốc gia giảm hoặc loại trừ việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng nhưng không đưa ra thời gian cụ thể.

5.Hàn-răng:
Hàn răng bằng amalgam chưa bị cấm vào năm 2020. Các nước thống nhất giảm sử dụng thủy ngân trong hàn rằng bằng cách tăng sử dụng các chất thay thế, xây dựng chương trình hàn răng giảm tối đa nhu cầu hàn răng bằng amalgam hoặc thực hiện các biện pháp khác.

6.Vắc-xin:
Công ước chưa đề cập đến việc cấm sử dụng hợp chất thủy ngân (thimerosal) làm chất bảo quản trong….Vắc-xin.

7.Pin:
Pin có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020, ngoại trừ pin tiểu dạng cúc áo sử dụng trong các thiết bị y tế có thể cấy dưới da.

8. Công-tắc và Rơ-le:
Công tắc và Rơ le có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.

9. Xà phòng và mỹ phẩm:
Xà phòng và mỹ phẩm chứa trên 1ppm thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020, ngoại trừ Mascara và mỹ phẩm vùng mắt vì không có chất thay thế an toàn.

10. Các thiết bị y tế:
Các thiết bị y tế gồm dụng cụ đo khí áp, nhiệt kế, dụng cụ đo độ ẩm, áp kế và huyết áp kế chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.

11. Các hoạt động tôn giáo và truyền-thống:
Thủy ngân sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc truyền thống không nằm trong phạm vi của Công ước này.

12…Sản-xuất:
Sử dụng thủy ngân trong sản xuất chlor-alkali sẽ bị cấm vào năm 2025 và trong sản xuất acetaldehyde sẽ bị cấm vào năm 2018. Công ước không cấm sử dụng thủy ngân trong sản xuất polyurethane, vinyl chloride monomer và sodium hoặc potassium methylate hoặc ethylate nhưng phải giảm thiểu phát thải thủy-ngân.

Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau khi tài liệu phê chuẩn, chấp thuận, thông qua công ước thứ 50 được ký.

TS. Nguyễn Thị Liên Hương ( nguồn Internet)

Nguồn đọc thêm

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-dong-nhiem-doc-c…/

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_Minamata

http://vihema.gov.vn/cong-uoc-minatama-ve-thuy-ngan.html

15.04.18
Thuận Nghĩa

SHARE