Home Y Khoa Khảo Luận ĐỒNG CẢM và LẮNG ĐỘNG (nhiễm độc chì) – Phần Phụ Lục...

ĐỒNG CẢM và LẮNG ĐỘNG (nhiễm độc chì) – Phần Phụ Lục 2

5129
0

1- Tránh Nguồn

„Giải Độc Chì“- Một mệnh đề xem ra khá nan giải. Và hình như các nhà Khoa Học Gia của ngành Y cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Có lẽ sự không quan tâm này một phần là do tính bất khả kháng và một phần là vì những lý do nhạy cảm gì đó về Kinh Tế.

Bằng chứng là có những công trình xác đáng nghiên cứu về tác hại của Nhiễm Độc Chì đối với sức khoẻ. Nhưng lại không có những công trình nghiên cứu có giá trị thuyết phục về việc Giải Độc Chì trong các nghiên cứu về Y Khoa. Ngoại trừ việc nghiên cứu ra những thứ thuốc hóa dược chỉ để khắc phục những triệu chứng bệnh lý do Nhiễm Độc Chì đưa lại.

Phương pháp Giải Độc Chì mà hiện nay Tây Y đang sử dụng có tính hiệu quả là đưa vào cơ thể một số loại Kim Loại khác, ví dụ như Man-gan (Mn), Ma-nhê (Mg), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Cờ-rôm (Cr), Selen (Se)…..nhằm mục đích bão hòa Chì, chiếm chỗ và đẩy chì ra ngoài.

Tuy rằng các kim loại nói trên là những kim loại cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu đưa vào nhiều cũng trở thành một loại nhiễm độc kim loại nặng khác cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Thay bằng một loại nhiễm độc này (Nặng hơn), bằng một loại nhiễm độc khác (Nhẹ hơn), đó không phải là phương pháp tối ưu.

Và…mặc dù tình trạng môi sinh ngày một trở nên trầm trọng hơn với Chì do sự phát triển của công nghiệp và công nghệ thông tin (Trong các loại máy móc điện tử và kỹ thuật số sử dụng rất nhiều những nguyên liệu có liên quan đến Chì, đặc biệt là loại „đất hiếm“ dùng trong kỹ nghệ thông tin). Nhưng Y Học kinh điển cũng như Y Học tự nhiên đều có lời khuyên cho biện pháp phòng chống nhiễm độc Chì hữu hiệu nhất là tránh xa nguồn môi sinh có lượng độc Chì cao.

Sẽ trở thành „sáo rỗng“ và „nhai lại“ khi tôi lại liệt kê ra các nguồn Chì trong sinh hoạt. Trong khuôn khổ bài viết mang tính tâm sự này, tôi xin kể một vài câu chuyện có thật trong đời sống có liên quan đến nguồn Chì.

– Câu Chuyện Thứ Nhất:

Ở vùng cảng Rostock miền Bắc Đức, có nhiều cống thải nước đổ ra hướng biển. Ở đó người ta thả rất nhiều cua nước lợ. Cua sống ở đây từng mảng, từng dề nhiều vô số, và loại cua này nó không hề sợ Con Người, nên cực kỳ dễ bắt (Vì không có ai bắt). Chỉ có người Việt Nam là khoái bắt loại này. Họ bắt về ăn là một chuyện. Họ còn bắt hàng tạ đem về bán ở các Trung Tâm Thương Mại của người Việt, coi như là một món đặc sản. Cuối cùng chính quyền Đức phải có biện pháp ngăn chặn triệt để. Không phải họ sợ bị bắt hết cua, mà là họ sợ người ăn bị bệnh. Vì đây là loại sinh vật nuôi thả nhằm mục đích để lọc nước thải công nghiệp, trong đó chủ yếu là lọc kim loại nặng từ các nhà máy lân cận.

– Câu Chuyện Thứ 2 :

Mùa hè. Các bãi biển Hà Lan là nơi du lịch lý tưởng của cộng đồng người Việt chúng ta. Không phải vì đó là vương quốc của quạt gió và bãi biển mơ mộng mà họ tìm đến. Họ tìm đến là vì con hàu. Hàu tự nhiên ở đó nhiều vô số kể. Chỉ cần đến bãi biển đóng trại gần đâu đó rồi ra bãi biển, chờ thủy triều rút xuống mà hốt hàu về nướng hoặc vắt chanh mà ăn sống thôi. Không những ăn tại chỗ, mà gia đình nào trước khi về cũng làm vài bao tải mang theo về ăn dần, hoặc biếu người thân quen.

Người Hà Lan và người Đức, không ăn loại hàu này. Khi họ muốn ăn, họ mua ở siêu thị, giá 100 gr từ 3-5 EU. (Trong khi họ chỉ cần mấy bước là có thể vớt hàng tạ trong vài phút)

Bãi biển Hà Lan vô số hàu, nhiều như cát…là vì đó là loại sinh vật họ rất cần để lọc sạch nước biển. Hàu tự nhiên của Hà Lan nếu đem phân tích ở phòng thí nghiệm thì lượng Chì và kim loại nặng cao gấp hàng chục lần các loại hàu bắt ở các vùng biển đảo xa bờ và xa dân cư….

Không phải ngẫu nhiên mà „Các Loài Nhuyễn Thể sóng gần bờ“ lại là nguồn Chì nhiễm độc nằm trong hạng „top“ hàng đầu mà các nhà Khoa Học, Bác Sĩ khuyên nên „Tránh Nguồn“….Và các bạn cũng đã hiểu rồi chứ… vì sao mà các loại Hải Sản ấy lại được chọn là những Sinh Vật nuôi trồng để phục vụ cho mục đích lọc nước thải… Vâng, cứ ăn cho nhiều vào…rồi đi tìm cách mà „Giải Độc Chì“… nhé…hehehehehe….

(Chuyện còn dài nữa nhé…….)

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-do%cc%a3ng-nhiem…/

06.02.18
Thuận Nghĩa

SHARE