Home Y Khoa Khảo Luận ĐỒNG CẢM và LẮNG ĐỘNG (Nhiễm Độc Chì)

ĐỒNG CẢM và LẮNG ĐỘNG (Nhiễm Độc Chì)

7840
0

Khi thống kê được kết quả từ các hệ thống tầm soát khác nhau. Hội đồng Khoa Học của tổ chức Thiết Bị Y Tế Metavital đóng tại Hamburg / Đức mở hội thảo về đề tài „Bụi Thư Viện“ (Bibliothek Staub).

Nguyên do có hội thảo này là vì trong các hội chứng bệnh lý có nguyên nhân từ nhiễm độc hóa chất qua hệ thống tầm soát thì có một nguyên nhân nhiễm độc chì từ “Bụi Thư Viện”.

Nguyên nhân nhiễm độc chì có từ “Bụi Thư Viện” chiếm một tỷ lệ rất cao trong các nguyên nhân nhiễm độc chì từ môi sinh và ăn uống.

Tỷ lệ nhiễm độc chì từ “Bụi Thư Viện” chiếm tỷ lệ cao hơn cả tỷ lệ nhiễm độc chì từ màu vẽ trên gốm sứ, màu nhựa tái chế và rau cỏ. Nó còn cao hơn cả tỷ lệ phơi nhiễm chì từ thức ăn hải sản hệ Giáp Xác và ngang ngửa với tỷ lệ phơi nhiễm chì từ màu của sản phẩm nhuộm tóc. Nó chỉ đứng dưới sự phơi nhiễm chì từ Phẩm Màu Công Nghiệp, từ Khói Xe, từ Amalgam (Chất trám răng trong Nha Khoa) .

Hội thảo này tổ chức ra để đi tìm câu lý giải „Tại sao Bụi Thư Viện (Bụi trên sách và các giá đặt sách vỡ, vật dụng trong nhà…) lại có thể gây nên tình trạng nhiễm độc chì trầm trọng như vậy?“.

Nhiều ý kiến của các thành viên của Hội Đồng Khoa Học, cho rằng việc phơi nhiễm chì gây nên bệnh lý có nguyên nhân từ nhiễm độc chì chủ yếu là qua đường hô hấp (3 nguyên nhân phơi nhiễm chính là do hô hấp qua phổi, do ăn uống và do tiếp xúc qua niêm mạc da). Vì lượng phân tử chì khoách tán trong không khí rất nhiều. Và nguyên nhân chủ yếu bị nhiễm độc chì (Không phải là Ngộ độc chì/ Mức độ phơi nhiễm công nghiệp) là do hô hấp. Mà Bụi Thư Viện ảnh hưởng qua đường hô hấp. (LƯU Ý: Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không đề cập đến các thông tin về cơ chế và tác hại của Nhiễm Độc Chì. Các thông tin này quí vị có thể dễ dàng tìm được trên mạng)

Lại có ý kiến trong Hội Thảo cho rằng vì các phân tử chì (Pb) có trọng lượng nặng nên dễ đóng lại thành bụi trên các giá, kệ…, nên hít phải loại bụi này nhiều thì sẽ bị nhiễm độc chì..

Còn tôi đưa ra ý kiến rấy chi là “lãng mạn” rằng, có thể do mực in trong các loại sách vỡ, tạp chí, báo có thành phần của chì. Sách vỡ, tạp chí… xếp một chỗ lâu ngày có thể tạo thành nguồn đủ nhiều để làm “nhân” thu hút các phân tử chì trong không gian lắng động xuống. Tôi gọi là “Sự Đồng Cảm và Lắng Động” của các phân tử chì.

Ý kiến của tôi được các thành viên của Hội Thảo coi trọng. Và làm một thử nghiệm ngay trong hội thảo, là lấy bụi từ trên giá sách cũ và bụi từ các nơi khác, đo đạc so sánh. Kết quả thì bụi trên giá sách có tỷ lệ chì cao hơn rất nhiều bụi từ các chỗ khác. (Cao hơn 300%).

Cũng trong hội thảo này, tôi đưa ra các mẫu Trầm Hương, và các loại nhang trầm mua từ nhiều nơi ở Việt Nam đo thử. Thì một điều làm cho chúng tôi chấn động đến sững sốt là trong khói nhang trầm, và kể cả Trầm Hương tự nhiên, khi đốt lên, trong khói bụi của nó có các phân tử chì còn cao hơn Bụi Thư Viện rất nhiều. Vì vậy tôi thiết nghĩ bụi nhang đèn ở những nơi lễ cúng thường xuyên có lẽ cũng là nguồn phơi nhiễm chì cho các con nhang đệ tử và người thủ tọa ở nơi đó. (Có lẽ vì vậy mà Tiền Nhân ở những nơi tu tập ngày xưa mới có môn công phu „Quét Lá“ và „Lau Tượng Phật“ chăng?….)

(Và một điều khá lạ, là không chỉ trong Hương/Nhang mới có nhiều chì. Mà trong các mẫu Trầm Dầu tự nhiên, hàm lượng chì cũng cao hơn rất nhiều các loại dầu và hương liệu tự nhiên khác . Phải chăng sự kết dầu của cây Gió có liên quan đến việc kết tủa phân tử chì trong không gian. Nếu có một nghiên cứu thật sự, thì việc gieo trồng loại cây này nhiều cũng có thể là một phương pháp làm sạch chì trong môi sinh. Không phải đốn hạ thu hoạch dầu Trầm!!!!….)

Nhiễm độc chì là một loại nhiễm độc cực kỳ khó khăn trong việc giải độc. Vì chì bị phơi nhiễm lắng động và đi vào máu rất nhanh. Đặc biệt là các phân tử chì bám vào thành vỏ xương và có khả năng di truyền qua thai nhi.

Chì thông thường được thu nhận qua đường hô hấp nhiều nhất, kế đến là qua đường ăn uống, cuối cùng mới phơi nhiễm trực tiếp qua da. Và việc đào thải nó nhiều nhất là qua đường nước tiểu và các enzim tiêu hóa của Mật. Vì vậy nhiễm độc chì thường để lại di chứng dễ nhận biết nhất là Suy Thận và Suy Mật do làm việc quá tải, vì chì lắng động ở các vùng này nhiều nhất.

Cách tránh nhiễm độc chì, và giải độc chì tốt nhất là tránh xa các nguồn phơi nhiễm (Ví dụ lau sạch bụi trên các giá kệ thường xuyên chẳng hạn) . Song….hình như đó là giải pháp gần như bất khả kháng. Vì thực trạng môi sinh trong môi trường công nghiệp phát triển hiện nay và hệ thống cung cấp lương thực phẩm khó có thể tránh được việc phơi nhiễm chì. Ví dụ theo nghiên cứu khoa học gần đây, thì Gạo, Thịt, và các loại hải sản hệ giáp xác thu bắt gần bờ đều có tỷ lệ nhiễm chì rất cao. Và các loại rau cỏ, trái cây cũng không tránh khỏi phơi nhiễm chì, khi bị chăm bón bằng các loại phân bón không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt là khói bụi xe (Lượng phơi nhiễm chì loại cao nhất trong môi sinh). Bạn có thể làm gì được khi, trong 1 giây đổng hồ, lưu lượng xe máy lưu thông trên đường đến hàng triệu chiếc trong thành phố. Mà các loại xe này không thể kiểm đăng chất lượng khí thải được (Nước Đức đã cấm các loại xe chạy dầu lưu thông trong phố và khu dân cư. Sắp đến họ sẽ cấm luôn xe chạy xăng, chỉ có xe chạy điện mới được lưu thông trong các Thành Phố).

Liệu có phương pháp nào để tránh được phơi nhiễm chì và giải độc chì trong điều kiện môi sinh „bất khả kháng“ này không?. Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Mời các bạn tham gia một hội thảo mở rộng với chủ đề „Đồng Cảm và Lắng Động- Chủ Động Phòng Chống và Giải Độc Chì Bằng Phương Pháp Dưỡng Sinh“. Hội thảo này do chính tôi chủ trì và dự kiến sẽ thực hiện trong vào thời gian từ 29.03.18 đến 08.04.18 tại Hà Nội.

Chúc các bạn một tuần mới với không khí Tết thật vui tươi và thoải mái.


22.01.18
LY. Lê Thuận Nghĩa

SHARE