Phiếm luận “Chết vì thần Y và Thần dược” phần 2 bị tạm thời “đình bản”. Không phải là không có thời gian và tư liệu để viết mà đình bản do một nguyên nhân khá lãng xẹc.
Đó là khi viết thảo xong cho một vài đệ tử đọc trước, thì họ cảnh báo, phiếm luận khá nhạy cảm, mức độ đụng chạm cao, có thể bị gạch đá phản pháo dữ dội. Và phiếm luận có đụng chạm đến miếng cơm manh áo của nhiều người, mà khi miếng cơm manh áo của họ bị đụng chạm tổn hại, thì hệ lụy xảy ra rất khó lường.
Phiếm luận này không thể không viết, vì người hành nghề Y, không chỉ có việc trực tiếp cứu người, mà còn phải có trách nhiệm ngăn cản người khác do vô tình hay cố tình giết người nữa. Vì vậy lão phu phải thay đổi cách viết để tráng đụng chạm nhiều nhất, và đặc biệt là không được đụng chạm đến tên của cá nhân hoặc tổ chức nào để tránh hệ lụy không cần thiết
Trước khi đi vào những phần kế tiếp dưới một phong cách không trực diện, lão phu tạm thời đưa ra hai mệnh đề dưới hình thức hai câu chuyện để thăm dò dư luận và hướng cảm thụ của người đọc.
1/ Mệnh đề thứ nhất:
Có một phương pháp trị liệu hay tổ chức Y tế, trong một khoảng thời gian nhất định có thể chữa trị và cứu giúp được 110 Người và đồng thời cùng làm hại 100 Người. Và có một phương pháp khác hay tổ chức Y tế khác cũng trong thời gian tương tự ấy họ chữa trị và cứu giúp chỉ được 10 người, nhưng không làm hại một người nào cả
Theo Bạn thì phương pháp nào hay hơn. Và nếu là người hành nghề Y, bạn chọn đi theo và dấn thân cho phương pháp nào?
2- Mệnh đề thứ 2
Đó là câu chuyện “Phúc thống phục nhân sâm” (Đau bụng dùng nhân sâm):
Chuyện thế này: Có thầy lang nọ cứ động ai hỏi bệnh gì là y như giở sách tra. Ðã thế lại dốt. Một lần có con bệnh đau bụng nặng, người nhà nửa đêm chạy đến tìm thầy, nhờ thầy cứu. Thầy thắp đèn, lấy sách ra tra, rồi bảo: “Ði mua mấy lạng nhân sâm về sắc lấy nước mà uống”. Con bệnh đau bụng uống nhân sâm vào, càng đau, đến sáng thì chết. Người nhà đâm đơn kiện. Thầy phải lên cửa công. Quan hỏi: Thầy bốc thuốc thế nào lại để người ta chết như thế? Thầy trả lời, vẻ chắc chắn: Bẩm, tôi bốc thuốc có sách, chứ đâu phải bốc bậy đâu ạ. Quan hỏi đến sách, thầy đưa sách ra. Giở đến trang có bài thuốc nhân sâm, cuối trang có ghi: Phúc thống phục nhân sâm (nghĩa là: Ðau bụng uống nhân sâm), nhưng chưa chấm câu, giở trang bên kia thì thấy thêm hai chữ tắc tử. (nghĩa là: thì chết).
Theo bạn đây là một chuyện cười, là một chuyện ngụ ngôn hay là một thông điệp tối hậu cho người hành nghề Y?
Những phản hồi của Quí Bạn sẽ rất được trân trọng và sẽ là nguồn tư liệu làm cảm hứng cho những trang viết sau
Thành thật cảm ơn sự theo dõi và phản hồi của Quí Vị
21.10.16
LY Quảng Nhẫn LTN
https://lethuannghia.com/chet-vi-than-y-va-than-duoc-phiem-luan-phan-3/