Phần 2: CÁT TUẾ TỬ Và LỤC TỰ KHÍ CÔNG
1) CÁT TUẾ TỬ – HỒ ĐÀO
Hồ đào còn gọi là hạnh đào hoàng đào óc chó cát tuế tử phan la tư.
Tên khoa học là Jugland thuộc họ Hồ đào Juglandaceace.
Hồ đào cho các vị thuốc sau.:
1. Hồ đào nhân (samen Juglandis) là nhân phơi hay sấy khô của trái Hồ Đào
2. Lá hồ đào hay còn gọi là hồ đào điệp (Folium Juglandis) Là lá hay vỏ cây hồ đào phơi khô
3. Thanh long y (peicarpium Juglandis) còn gọi là hồ đào xác là vỏ ngoài của trái hồ đào phần thịt quả chứ không phải phần vỏ hạt
4. Phân tâm mộc (Diaphragram Juglandis) là màng ngăn cách trong nhân của trái hồ đào.
Cây có xuất xứ từ dân tộc Khương Hồ (tên của nước Ấn độ gọi theo tiếng Trung hoa cổ) do Chương Khiên nhà Hán đi sứ sang Tây Vực mang về trồng ở Trung Quốc nên gọi là Hồ Đào (cây đào có xuất xứ từ dân tọc Hồ”. Cát Tuế Tử là tên gọi có từ đặc tính dược thảo của nó Tử là hạt Cát là là Lành tốt Tuế là năm – có nghĩa là hạt cây tốt trường tồn. Hoàng Đào là vì là loại cây cổ thụ cho thứ gổ tốt màu vàng. Hạt Hồ đào khi tách vỏ thì có hình dạng y hệt Não bộ có các nếp nhăn và các thùy như Não chó nên dân gian ta gọi là trái óc chó. Phan La Tư là phiên âm từ tiếng Ấn độ…
Hồ đào thuộc giống cây cổ thụ cao to có khi tới vài ba chục mét sống lâu đến hàng trăm năm. Lá kép lông chim không có lá kèm thường có 7 đến 9 lá chét mép nguyên không cuống hình trứng thuôn khi vò có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng góc kèm theo lá bắc sớm rụng . Hoa đực mọc tụ thành hình đuôi sóc rủ xuống mỗi hoa ở mỗi kẽ lá bắc kèm theo hai lá bắc con nhị có khoảng 30 đến 40 cái có chỉ nhị ngắn đỉnh có bao phấn 2 ngăn quay vào trong. Hoa cái mọc đơn đọc thưa bao gồm 4-6 vẩy bầu hạ vòi nhụy ngắn bầu một ngăn có một tiểu noãn mọc thẳng . Có 4 vách giả chưa bầu thành 4 ngăn giả. Quả hạch có vỏ mẫm đường kính chừng độ 3-4 cm nhân nguyên ở phía trên chia thành 4 thùy ở phía dưới có nhiều rảnh nhăn nheo trong như óc não do đó mới có tên là óc chó.
Hoa nở vào mùa hạ quả chín vào độ tháng 9 tháng mười. Khi quả chín tự tách vỏ trên cành và hạt rơi xuống trước sau đó vỏ quả mới khô rụng theo với lá.
Lá và quả Hồ đào
Cây hồ đào hình như là một loại cây mới di thực vào nước ta thường chỉ thấy trồng ở một số tỉnh biên giớ phía Bắc như Lào cai Hà giang Tuyên quang Cao bằng Lạng sơn và vẫn thấy chưa nhiều còn hiếm thấy lắm. Hồ đào nhân có bán ở thị trường Việt nam chủ yếu là nhập từ Trung quốc. Hồ đào mọc hoang ở những nước đông nam châu Âu kéo dài cho đến tận Nhật bản Triều tiên. Hiện được di trồng ở các nước ôn đới châu Âu rất nhiều nhất là trồng ở hai bên đường đi và các công viên vì cây có tán lá rộng sống bền và dễ trồng. Ở các tỉnh phía bắc Trung quốc cây được trồng thành rừng để thu lượm quả. Hồ đào đã di thực sang Mỹ từ lâu hiện nay Hồ đào của tiểu bang Ca-li là được xem là loại Hồ đào thượng hạng nhất vì nhân to và chất lượng tốt. Hồ đào là loại cây lâu năm thông thường cây có tuổi từ 15 năm trở lên mới cho hiệu suất cao.
Muốn hái lá làm vị thuốc thì hái lá tươi không dùng lá rụng hái suốt cả mùa hè tốt nhất là vào tháng 6-7. Thường người ta hay dùng lá tươi làm thuốc (Hồ đào diệp) giả vắt lấy nước để dùng Phương tây thì chế biến thành trà nấu uống.
Nếu dùng quả thì đợi đến tháng 9-10. Muốn dùng thịt vỏ quả (Thanh longy) thì hái quả về bóc lấy phần vỏ rồi phơi khô mà dùng không dùng vỏ quả khi khô rụng xuống. Hạch quả gồm nhân và vỏ cứng. Thông thường người ta chờ quả tự tách vỏ rụng xuống mới lượm nhặt lại. Đập hạch quả lấy nhân phơi khô gọi là Hồ Đào Nhân (Vị chủ của Hồ đào) phần vách ngăn giữa các thùy của nhân hạt cũng là một vị thuốc quí gọi là Phân tâm mộc
Thành phần hóa học của Hồ đào nhân chứa khoảng chừng 40-50% chất béo. Muốn ép dầu Hồ đào cần phơi hạt cho khô và chờ ít nhất 3-4 tháng vì nếu ép tươi dầu sẽ đục khó lọc trong.
Thành phần của dầu gôm có 7% axit béo đặc (axit myristic và axit lauric). các axit béo lỏng khác gồm có 80% axit linolic 13 % axit linolenic ….Dầu hồ đào có tỷ trọng 0 924-0 925. Ở nhiệt độ 15-18°C thì đặc lại.
Ngoài chất béo trong nhân hồ đào còn có 15 5% protein 10 4 % hydrat cacbon và 1 5% các nguyên tố vi lượng quí.
Thanh long y có bán trên thị trường châu âu với tên brou de noix. Trong thanh long y (vỏ thịt trái Hồ đào) có axit xitric axit malic juglin hydrộugln axit elagic emunsin và khoáng chất khác.
(Phần công dụng của Hồ đào xin đọc ở phần 1)
Chỉ xin nhắc lại mấy tác dụng cơ bản của Hồ đào được đặc biệt lưu ý để phối nên phương toa này.
Đó là Hồ đào có tác dụng bồi bổ cao đặc biệt là dược tính đi vào hai kinh Phế (phổi) và Thận. Có chức năng cố sáp thâu liễm được phế khí Bồi bổ Mệnh Môn cũng cố thủy đạo Tam tiêu và thăng tán khí Tiên thiên từ Bể Thận dẫn đến tận não bộ để hành khí và hoạt huyết ở đó. Nên Hồ đào được đặc biệt chú trọng là một thảo dược lý tưởng để hành khí hoạt huyết cho Não bộ tẩy trọc ứ và dẫn khí lực chân nguyên phục hồi lại các chức năng bị tổn thương của Não
Phương toa Hồ đào dùng trong Nhị Thập Nhất Huyền Công được đúc rút từ những chú giải Trong Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh của Lê Hữu Trác cùng với kinh nghiệm sử dụng trong việc bảo tồn chân nguyên của các vị Khí công sư Trung quốc. Tất nhiên có nghiên cứu tham khảo các tài liệu của Khoa Dinh dưỡng học hiện đại. 21 ngày sử dụng Hồ đào làm vật phẫm vừa nuôi dưỡng chân khí vừa có tác dụng kích thích phục hồi chức năng Não. Kết hợp với luyện tập Lục Tự Khí Công một môn khí công vừa có chức năng điều hòa thể chất của cơ thể vừa là môn khí công có khả năng phục hồi các chức năng suy thoái tốt nhất và dễ luyện tập nhất.
( Vì trang viết có hạn xin Bạn hãy tìm trong Blog của Thuận Nghĩa bài viết về Lục tự khí công để tham khảo)
Vì phương toa có liên quan đến sự luyện tập vi diệu và ý chí của người bệnh làm nồng cốt nên mới lấy tên là Huyền Công (Trong phương toa này chức năng của người thầy thuốc rất mờ nhạt chỉ là người giới thiệu và hướng dẫn ban đầu về phương pháp và cách tập luyện mà thôi. Còn hiệu quả là do ý chí của người bệnh quyết định)
Mỗi một liệu trình luyện tập kéo dài 21 ngày trong tình trạng luyện tập tích cực sau đó nghĩ 14 ngày luyện tập trong trạng thái tĩnh rồi tiếp tục liệu trình tích cực tiếp theo thực hiện hết liệu trình thứ 3 hầu hết bệnh nhân đều có khả năng làm chủ được sự vận động trở lại cho những nơi trước đây bị bại xuội. Đây là một liệu pháp có hàm chứa ý nghĩa của Công Phu vì vậy yêu cầu người bệnh phải có tinh thần của một Chiến Sĩ : Dũng cảm Tự tin Kiên trì và Lạc quan vào Chiến Thắng.
(vì có thư báo không nên tản mạn vào phần giới thiệu và sa vào lý luận nên tôi tạm gác lại phần diễn giải Phương toa mà đi trực tiếp vào phương pháp thực hành ứng dụng luôn- Công phu này cũng rất có lợi cho những người áp suất máu cao đang ở trong tình trạng bị đe dọa chứng đột quị. Những người này chỉ cần mỗi năm thực hiện 1-2 liệu trình thì khả năng tránh khỏi tình huống đột quị cũng rất cao).
(Xin xem tiếp phần 3: Phần ứng dụng phương toa)
Sưu tầm và biên soạn
Lương Y
Quảng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa