….
Có 3 giả thuyết Khoa Học nói đến hình thể sinh học của Con Người trong lập trình tiến hóa của Sự Sống liên quan đến các mệnh đề mà tôi đã nêu lên ở phần 3 và 4 và muốn kết thúc các mệnh đề này trong phần 5. (Đây là các giả thuyết đã từng gây nên tranh luận và phản biện trong giới Khoa Học ở Phương Tây chứ không phải các ý tưởng của hệ thống Thuyết Âm Mưu đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội).
1. Giả thuyết về Hình Thể Sinh Học của Con Người của Tương Lai. Theo giả thuyết này, Con Người của tương lai theo Học Thuyết Tiến Hóa thì cỡ 200 đến 250 ngàn năm sau, loài Người sẽ không có tay, chân, toàn bộ cơ thể chỉ là một khối thịt hình cầu bọc lấy một khối não bộ lớn và di chuyển trên những thiết bị tin học tự động và họ sống trong lòng đất.
2. Giả thuyết về Nguổn Gốc Loài Người. Theo giả thuyết này, thì Loài Người không phải là cư dân có nguồn gốc phát triển từ Trái Đất. Loài Người là cư dân ngụ cư đến từ bên ngoài Trái Đất. Vì tất cả cư dân có xương sống và linh trưởng của Trái Đất không có loài nào bị thoái hóa cột sống nhanh như Loài Người vậy cả.
3. Giả thuyết về Răng của Con Người trong 500- 1000 năm sau. Theo giả thuyết này. Nếu tuân thủ theo qui luật tiến hóa và đào thải tự nhiên, thì trong khoảng thời gian nói trên, con người từ khi sinh ra đã không có răng, và lúc phát triển lớn lên thì răng không mọc như trước đây nữa. Con người của tương lai không cần đến răng. Vì các loại thức ăn và dinh dưỡng nhân tạo không cần phải nhai. Nên răng, hàm lúc này thừa thải, răng chỉ có mỗi một nhiệm vụ là để viêm đau mà thôi. Cái gì không cần thiết thì triệt tiêu, kiểu như ruột thừa vậy….
(Cho dù đó là chỉ là những giả thuyết. Nhưng những căn cứ Khoa Học của các giả thuyết này, đều là những căn cứ mang tính thực tế rất cao.)
Với tốc độ phát triển của Thuật Toán Hiện Đại như hiện nay. Thì quả thật trong một tương lai không xa nữa, sự Sinh Tồn của loài Người, từ việc tạo ra của cải vật chất, thức ăn…cho đến sự di chuyển đi lại đã không cần đến sự vận động nữa. Thì cần chi tay chân, tứ chi và các cơ quan thừa thải khác.
Chưa cần nghĩ đến một tuơng lai hàng trăm ngàn năm sau. Tới thời điểm hiện nay đã có một tỷ lệ nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ khá cao, có thể đã lên đến nhiều chục phần trăm trong cộng đồng xã hội. Họ lao động và làm việc không cần đến sự vận động của tay chân và khung xương cũng như cơ bắp…. Những thứ thừa thải này sẽ sớm được đưa vào lập trình đào thải của sự tiến hóa tự nhiên. Mà bước ban đầu của lập trình đào thải này là sự thoái hóa đi, kém chất lượng đi…(vì không cần thiết). Nên đau nhức, thoái hóa khớp….sẽ là bệnh lý tất yếu. Ví dụ vậy….
Một thực tế của Đời Sống Hiện Đại rất hiển nhiên. Mà bất kỳ ai, hoạt động trong lĩnh vực Khoa Học, Y Tế.. hay Tâm Linh… gì cũng không thể phủ nhận được. Đó là sự mất cân bằng của lập trình Sự Sống. Khi sự phát triển và thay đổi của Thể Chất không theo kịp và chưa phù hợp với sự phát triển của lập trình Trí Tuệ.
( Một người hàng ngày trong mấy chục năm chỉ gục mặt vào màn hình của thiết bị kỹ thuật số. Thì sự vận động của cột sống, của các khớp tay chân sẽ trở nên thừa thải. Và nhiệm vụ chức năng của những thứ thừa thải đó chỉ để đau nhức…mà thôi. Cũng như chức năng của tuyến Tụy là để tiết ra enzim tham gia vào quá trình tiêu thụ và điều tiết lượng đường trong máu qua quá trình tiêu hóa. Nhưng lượng đường nhân tạo được đưa vào quá đủ để thừa thải. Cho nên chức năng cuối cùng của Lá lách là chỉ để …tiểu đường. Ví dụ vậy..hì… hì…. ).
Không dưng bỗng vô cớ mà Y Học Hiện Đại phải liệt kê các nguyên nhân hàng đầu dẫn nên các các hội chứng của các Bệnh Lý mang tính Thời Đại như bệnh về tim mạch, chứng đột quị, áp suất máu cao, tiểu đường, hội chứng đau nhức Vai Gáy Cổ, chứng thoái hoá hay thoát vị đĩa đệm…đó là do nguyên nhân Depression (Khủng hoảng tinh thần, Áp lực thần kinh). Và gần đây nhất, giới Khoa Học Y Tế đưa ra luận chứng „Ung Thư không phải chỉ là bệnh của rối loạnThực Thể mà còn là bệnh của rối loạn Tinh Thần…“
…Và Y Lý Cổ Truyền Á Đông (Ost-Medizin) hàng ngàn năm trước đã đưa ra luận chứng này trong các Y Thư.
Nguyên nhân của bệnh tật trong Y Lý Cổ Truyền là do 3 nguyên nhân chính. Bao gồm Nội Nhân, Ngoại Nhân và Bất Nội Bất Ngoại Nhân.
– Nội Nhân (Nguyên nhân bên trong) là nguyên nhân chủ yếu, hàng đầu gây nên bệnh tật. Nội nhân là Chính Khí suy do Nội thương. Và nội thương là do các loại Tình Chí thái quá gây nên (Thất Tình/ 7 loại Tình Chí của Tư Duy: Bi, Hỉ, Nộ, Ưu, Tư, Kinh, Khủng/ Buồn, Vui, Giận, Lo, Nghĩ, Sợ, Khủng Khiếp). Ví dụ, Bi ai (Buồn đau) quá thì hại đến Phế –Thận. Vui mừng quá độ thì hại đến Tim- mạch. Lo lắng quá độ thì hại đến Tỳ-Vị. Kinh sợ quá độ thì hại Gan- Mật….v..v…Vì chính khí bị hư suy nên tà khí mới có cơ hội đột nhập mà hình hại gây nên bệnh tật
– Ngoại Nhân (Nguyên nhân bên ngoài). Là do Ngoại Tà (Lục Tà: Phong, Hàn, Táo, Nhiệt, Thử, Thấp/ Gió, Lạnh, Khô, Nóng, Nắng, Ẩm ) quá thịnh mà gây nên.
– Bất Nội Bất Ngoại Nhân là nguyên nhân do sự rủi ro đưa lại, như bị trùng cắn, bị vấp ngả, tai nạn bị thương do vật nhọn, thuốc nổ, bị ngộ độc thức ăn…..(Cho dù ngày này cái nguyên nhân mang tính rủi ro này ngày một có ảnh hưởng cao, như chiến tranh, tai nạn giao thông…thức ăn nhiễm độc….nhưng Nội Nhân vẫn luôn là nguyên nhân chính yếu nhất).
…Và gần 3 Ngàn năm trước. Nhà Phân Tâm Học Vĩ đại nhất của mọi thời đại. Người đầu tiên hiện diện trên Thế Gian đã đặt nền tảng cho triết học Phân tâm Học Hiện Đại và chuyên khoa Tâm Lý Trị Liệu Hiện Đại là Ngài Cồ Đàm- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đã đưa ra Giáo Lý của Tứ Điệu Đế. Giáo Lý cốt yếu và nền tảng của Đạo Phật.
Trong phần Khổ Đế bao gồm Bát Khổ (8 loại Khổ), thì 4 cái Khổ đầu là cái Khổ của Thể Chất là Khổ của Sinh, Lão, Bệnh, Tử. 4 cái Khổ sau mới là Khổ của Tinh Thần (Trong quá trình tồn sinh, tu tập và tìm đến cảnh giới An lạc vĩnh hằng, chân lý…nếu chỉ chú trọng đến Tu Tâm mà không hoàn thiện và chỉnh lý Thể Chất cho phù hợp với sự tinh tấn của Tâm Thức là đi ngược với Giáo Lý của Đạo Phật. Sẽ không bao giờ có một Tâm Thức an lành trong một cơ thể bệnh hoạn- TN)
Trong phần Tập Đế, nói về nguyên nhân của Sự Khổ, sự phát sinh Sự Khổ chỉ có một Giáo Lý gần như duy nhất, đó là nguyên nhân của sự Khổ là sự Tham Ái, cố đi tìm sự thỏa mãn cho dục vọng, thỏa mãn được trở thành… và kể cả thỏa mãn được hoại diệt…Các loại ham muốn này là gốc của Luân Hồi Khổ Đau. Như vậy thì Tập Đế nói về nguyên nhân của Sự Khổ là do từ đòi hỏi của tâm Lý, Tư Duy và Trí Tuệ (Các Bạn hãy so sánh với Nội Nhân của Y Lý Cổ Truyền và nguyên nhân Depression của Y Học Hiện Đại- TN)
Trong phần Diệt Đế, Đức Cồ Đàm tuyên giảng về khả năng Diệt Khổ đó là chân lý một khi cái gốc của Tham ái bị tận dệt thì sự khổ cũng bị tận diệt (Thoát ra khỏi hành trình làm thỏa mãn các Thói Quen- TN)
Nếu các bạn so sánh những Giáo Lý trong Bát Chính Đạo của Đạo Đế (Phần 4 của Tứ Diệu Đế). Là con đường Chân Lý diệt Khổ của Đạo Phật với các phương pháp tập luyện Khí Công trong Y Gia, Đạo Gia, Yoga…và các phương pháp trong Tâm Lý Trị Liệu của Y Học Hiện Đại. Các bạn sẽ tìm ra được những điểm tương đồng cốt yếu nhất của các con đường (Trường Phái) đưa sự tồn sinh và Sinh Mệnh của con Người đến cảnh giới, không khổ đau bệnh tật chính là tự mình dung hòa sự tinh tấn phát triển giữa Thể Chất và Tinh Thần/ Tâm Linh. Dung hoà bản thể của chính mình thuận với Tự Nhiên và Vũ Trụ.
Mà muốn làm được việc này, không những phải biết làm chủ các trạng thái Tâm Lý mà còn phải biết làm chủ và quản lý tình trạng của Thể Chất. Thực ra nó tuy Hai nhưng chính là Một. Và muốn thấu hiểu và trải nghiệm cái Chân Lý này thì chỉ có một con đường duy nhất là „Nhìn Vào Trong“, chứ không phải „Vọng Tưởng Ở Bên Ngoài“. Nếu không quán chiếu từ bên trong, thì không thể nào phát hiện ra thứ Tà Khí khủng khiếp nhất hủy hoại Đời Sống, Sinh Mệnh, Sức Khoẻ và Tâm Linh chính là có từ bên trong nảy sinh chứ không phải từ bên ngoài.
…. Và „Con Mắt“ để nhìn thấu và quán xuyến „bên trong“ (Nội Thể: Tâm Lý, Tinh Thần và Thực Thể Nội Tạng). Không phải là đôi mắt bằng da thịt mà chúng ta đang có. Con mắt này chính là con mắt „TÂM“. Mà cấu trúc, nhãn áp, thuỷ tinh thể, giác mạc, thần kinh thị giác..v..v… của „Con Mắt Tâm“ này chính là Hơi Thở.
Điều này, Chân Lý này không phải tôi nói. Mà Giáo Lý Đạo Phật nói ở trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở, trong Kinh Vô Lượng Thọ, trong Duy Biểu và Duy Thức, trong Trường A Hàm, trong Kinh Tô Lông Mày… Và các phương pháp luyện Khí của Y Gia, của Đạo Gia, của Yoga cũng đã đề cập tới. Và đương nhiên cả phương pháp buông xả của Meditation của Tâm Lý Học Hiện Đại cũng đã nói.
Vậy thì các Bạn còn chần chừ gì nữa, mà không cùng tôi ngay từ bây giờ hãy cùng LUYỆN TẬP HƠI THỞ đi chứ …hì….hì….
Nói thật nhé, trong hệ thống đào tạo và thực hành Y Khoa của Việt Nam chúng ta bây giờ, khi các Bác Sĩ được đào tạo ra rất ít am hiểu về Dinh Dưỡng Học và Tâm Lý Học. Đặc biệt hai chuyên khoa cực kỳ quan trọng, mang tính chất quyết định sống còn đến Sức Khoẻ của cộng đồng cư dân là chuyên khoa Dinh Dưỡng Học Trị Liệu và chuyên khoa Tâm Lý Học Trị Liệu (Chuyên Khoa này được phó mặc cho hệ thống, Hầu Đồng, Cầu Cơ, Ngoại Cảm và hệ thống Giáo Lý Tâm Linh thời Mạt Pháp quản ký…he..he…). Hai chuyên khoa này hầu như không được chú trọng và quan tâm trong hệ thống Y Tế hiện hành. (Có lẽ là vì không có lợi nhuận, và không „ăn“ được từ các chuyên khoa này/ Âu đó cũng là thứ Tà Khí kinh dị của hệ thống vậy). Trong tình cảnh này, thì Hơi Thở/ Nội Khí, chính là cứu cánh vô đối cho Sức Khoẻ và Sinh Mệnh của các Bạn vậy…Hè hè…thật đấy…..
(Mời xem tiếp phần 6 phần là phần kết luận với tựa đề: „Trầm Cảm và Tẩu Hỏa Nhập Ma. Mốt Của Thời Đại…“)
02.11.17
TN