Home Y Khoa Tư Liệu Y Khoa VÍ DỤ CHO DỄ HIỂU… (Tư liệu Y khoa)

VÍ DỤ CHO DỄ HIỂU… (Tư liệu Y khoa)

763
0

– Bạn có biết vì sao? Giới “Y học Tự nhiên” (Y học không sử dụng hóa chất). Kể cả Y học cổ truyền Á đông và Y học hiện đại lại cho rằng “Âm Nhạc Trị Liệu” là chiếc “Chìa khóa khóa vàng” để mở cánh cửa vào kho tàng Sức khỏe của đời sống không?

– Và bạn có biết vì sao? Hiện nay trong lĩnh vực Âm nhạc lại phát sinh một trường phái Âm nhạc gọi là “Meditation Musik” “Nhạc thiền, Nhạc thư giãn…). Trường phái Âm nhạc này có tần suất truy cập với lượt View khổng lồ và không bao giờ “nhạt” với các lượt View mới ở trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội không?

Trước tiên bạn hãy nhìn ở hình H.1 trong các hình ảnh đính kèm dưới bài viết.

Trong ngôn ngữ cổ của Văn minh nhân loại, kể cả nền văn minh Lưỡng hà, Ai cập cổ đại… (Thuộc hệ thống ngôn ngữ tượng hình) Trong ngôn ngữ viết của ví dụ này, các ký tự mô tả về Y Khoa (Medicine), đều lấy gốc của Từ nguyên, diễn tả về “Âm nhạc” (Musik), có hình tượng tượng hình như một dàn bộ gõ và dây đàn, sau đó thêm vào hình tượng tượng hình của cây, lá là thành từ ngữ để diễn tả về Y học.

Tiếp tục bạn hãy nhìn vào hình H.2 và hình H.3 trong những bức ảnh đính kèm.

Ở hai bức ảnh này là ảnh chụp tài liệu về Cơ thể học hiện đại.

Các bạn lưu ý các thông số về Năng lượng bảo tồn sinh tồn của một cơ thể sống (Khí).

Ở số liệu này cho thấy:

– Tổng số Năng lượng tối thiểu cho một cơ thể khoảng 70 Kg, ở trạng thái tĩnh trong một ngày (Không hoạt động làm việc) là tương đương với 80 Watt hay là 1700 kcalo. Trong đó:

– Năng lượng dành cho hoạt động của các loại Cơ chiếm 26%

– Năng lượng dành cho hoạt động của Gan chiếm 26%

– Năng lượng dành cho hoạt động của Não bộ chiếm 18%

– Năng lượng dành cho hoạt động của Tim chiếm 9%

– Năng lượng dành cho hoạt động của Thận là 7%

(Tổng số Năng lượng hoạt động của 5 Cơ quan này chiếm hết 86%, còn lại 14% cho các hoạt động khác của Cơ thể)

Đó là tổng số năng lượng cần thiết cho cơ thể ở dạng tĩnh. Còn nếu cơ thể hoạt động làm việc trong chế độ trung bình, thì phải cần đến 115 Watt hay 2400 kcal.

Một điều cần lưu ý thêm. Năng lượng dành cho Não bộ ở dạng yên tĩnh chiếm khoảng 18%. Nhưng khi Não bộ hoạt động trí óc căng thẳng, thì nó cần phải tiêu tốn từ 35% đến 50% tổng số Năng lượng mà cơ thể đang có. Trong những trường hợp bị áp lực Thần kinh quá độ, như lo nghĩ thái quá hay buồn phiền quá độ, hoặc kinh hãi khủng khiếp quá mức… thì Não bộ lại tiêu tốn một lượng Năng lượng nhiều hơn rất nhiều, có khi cần đến xấp xỉ 70% tổng số Năng lượng của cơ thể cho hoạt động đốt cháy năng lượng để chống chọi lại các áp lực Thần kinh đó.

Ví dụ khi Não bộ tiêu đốt hết từ 40% đến 70% Năng lượng cần thiết của cơ thể, thì “nó” lấy ở đâu ra?. “Nó” phải chiếm đoạt, vay mượn lượng Năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của các Cơ quan bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như chiếm đoạt, vay mượn ở những nơi cần nhiều Năng lượng nhất như Gan, Cơ bắp, Thận, Tim..v..v… Nếu các cơ quan bộ phận này thiếu hụt Năng lượng để bảo tồn chức năng hoạt động, thì chắc chắn chúng sẽ hoạt động “choạch choạc”, không đồng bộ, không đảm bảo được chức năng mà “chúng” được đảm trách. Sự thiếu hụt Năng lượng dồn dập, lâu ngày chắc chắn sẽ dẫn đến thoái hóa, tổn thương và suy, hư…

Một ví dụ thực tế nhất, là nếu bạn vừa trải qua một cơn kinh sợ tột độ nào đó, dù trải qua một khoảnh khắc rất ngắn, nhưng sau đó bạn sẽ thấy chân tay rụng rời như vô lực. Đó là vì hoạt động sang chấn thần kinh đã chiếm hết năng lượng dành cho hoạt động của cơ bắp.

Hoặc, bạn bị gì đó buồn phiền, đau khổ, bạn sẽ cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, hụt hơi, thều thào, bại hoại chân tay… đó là cũng do hoạt động của tư duy (Buồn phiền) đã chiếm hết Năng lượng hoạt động của Thận, Phổi và Tim mạch, nên mới gây nên tình trạng như vậy.

Nếu như các tình trạng áp lực thần kinh như vậy (Stress) kéo dài lâu ngày, thì bạn cũng sẽ tưởng tượng ra tình trạng sau đó của cơ thể bạn sẽ như thế nào rồi.

Đó là logic Khoa học, là điều tất yếu. Mà vấn đề này trong Y lý cổ truyền Á đông từ ngàn xưa đã đề cập đến trong Học thuyết “Thất tình, Lục dục” (Ảnh hưởng của 7 loại tình chí/ Tư duy thái quá với sức khỏe) Trong đó lý giải 7 nguyên nhân Nội nhân chủ yếu gây nên bệnh tật là do các tình trạng thái quá của cảm xúc đưa lại. Ví dụ: Vui quá thì hại Tâm, Mạch. Lo lắng quá độ thì hại Tỳ vị. Buồn phiền quá độ thì hại Thận, Phế. Kinh sợ quá độ thì hại Gan, Mật…v…v… (Nếu đem so sánh các Nguyên tắc này với các Nghiên cứu mới của Y học hiện đại, và Tâm lý học hiện đại… thì không có chút khác nhau nào đâu)

Qua việc thống kê lý giải trên, các bạn cần phải có một lưu ý mang tính chất “sống còn” trong việc tiết kiệm Năng lượng vi tế (Năng lượng sạch) đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất, đồng bộ của cơ quan nội tạng và cơ thể đó là làm sao cho Não bộ chiếm ít Năng lượng để đốt cháy cho những hoạt động vô bổ không cần thiết, và làm sao cho Gan cũng chiếm đoạt ít Năng lượng đi trong hoạt động thải độc của nó. Việc này cũng đồng nghĩa với 2 việc “Cốt tử”, đó là:

1- Làm sao cho Não bộ lúc nào cũng được thư giãn, nghỉ ngơi, không phải chịu nhiều áp lực thần kinh (Stress)

2- Hãy giúp cho Gan đừng phải hoạt động quá tải do các loại thức ăn và các loại vật phẩm cung cấp năng lượng có quá nhiều độc tố.

Phải chú trọng đến 2 vấn đề cốt lõi này trong nghệ thuật Dưỡng Sinh và Nghệ thuật chăm sóc Sức khỏe là bởi vì 2 cơ quan này vốn chiếm hết hơn 50% tổng số Năng lượng hoạt động của cơ thể. Nếu để “chúng” rơi vào tình trạng luôn luôn phải đi chiếm đoạt, vay mượn Năng lượng từ nơi khác thì ắt cơ thể sẽ sinh bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo.

Qua sự phân tích từ tư liệu Khoa học về Năng lượng sống (Khí) như trên, chúng ta có thể giải mã được vì sao chữ “Y Học”

trong Ngôn ngữ cổ lại được cấu tạo từ chữ “Âm Nhạc” rồi chứ. Và cũng giải mã được vì sao trường phái “Meditation Musik” lại chiếm sóng đến mức độ không tưởng như vậy trong các lượt truy cập về thị trường Âm nhạc của người Hiện đại.

… Bổi vì những tiết tấu, nhịp điệu, dao động âm thanh của Âm nhạc có khả năng rất cao đưa tâm trí của con người vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn và tháo gỡ Stress.

Điều này cũng có thể lý giải được tại vì sao trong Y học cổ truyền Á đông lại xem “Lục tự Khí công”, một môn công phu luyện về Âm thanh là “Vô thượng Phương toa” trong vấn đề Dưỡng sinh, trong nghệ thuật chữa lành; “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” (Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh).

11.01.21

Thuận Nghĩa

SHARE