Home Y Khoa Bài Thuốc Truyền kỳ „Lưu Vân Chi“ và „Lâm Nguyệt Thảo“

Truyền kỳ „Lưu Vân Chi“ và „Lâm Nguyệt Thảo“

700
0

Thực ra từ đầu năm 2020, tôi đã nhằm đến chúng (Nấm Vân Chi/ Thủy Linh Chi). Và suốt 2 năm nay tôi đã „lặn lội“ và mất với chúng nó rất nhiều thời gian. Bắt đầu là từ „Học thuyết Tinh- Khí- Thần“ của Đông Y: Dụng thuốc thảo mộc không chỉ dụng đến vị (Tinh/ Tinh chất) mà còn ứng dụng cả Hình dạng, Màu sắc, Hương thơm của thảo mộc (Khí và Thần). Có nghĩa là Thuốc thảo mộc tự nhiên có tác dụng trên mặt tổng thể của một lập trình hoàn thiện của „tinh- khí-thần“ chứ không phải chỉ có tinh chất từ chiết xuất. Một điển hình trong cách dụng thuốc và ăn uống trị bệnh của người Á Đông là „ăn gì bổ nấy“. Hoặc cỏ cây có hình dạng giống như bộ phận nào trong cơ thể, thì có khả năng dẫn vị và tương tác vào bộ phận đó. Hoặc là, cỏ cây hoa trái có màu sắc gì thì sẽ dẫn dụ tác dụng đến lục phủ ngũ tạng có màu Ngũ hành tương ứng…..

Từ học thuyết Đông Y đó, tôi đã nghĩ, có cây bạch dương của xứ hàn và ôn đới, thân gốc của nó có màu trắng, điểm vạch đen, là có cái thế dụng của Kim sinh Thủy, ắt có lợi cho Phế và Thận theo qui luật của Kim Phế sinh Thủy Thận. Và khi tôi tìm hiểu về loại cây này trong kho tàng thảo dược của phương Tây, thì thấy lá của cây Bạch dương được sử dụng làm một vị thuốc đặc hiệu để chữa bệnh về Phổi và hoạt thông thủy đạo cho Thận và Bàng quang (Các hiệu thuốc thảo dược ở phương Tây bán dưới dạng trà uống và viên con nhộng).

Trên cây Bạch dương vùng hàn đới thường có hai loại nấm đặc hữu là nấm Chaga và nấm Vân chi bùi nhùi. Nấm chaga thì không nói làm gì vì nó vẫn hot từ xưa đến nay rồi, nhưng trong tài liệu cổ của phương Tây có nhắc đến nấm „Vân chi bùi nhùi“ có thể diệt được các loại khuẩn trùng trong phế quản và đường ruột. Vì vậy tôi lao theo em „Lưu Vân Chi“ này khá đắm đuối.  Cũng vì vậy mà trên cây bạch dương, tôi đã bắt gặp được cụ „Thủy Linh Chi“ 80 năm tuổi. Cuộc thử nghiệm bắt đầu với „cụ“ này. Và nói tóm lại là không thể nào vào cửa được với một hệ thống thử nghiệm qui mô, nên tôi làm theo cách của truyền thống. Vì độ nhạy cảm của thông tin trong mùa dịch, nên tôi chỉ biết chế xuất „Lưu Vân Chi“ thành trà và đem đi biếu tặng bạn bè người thân, với câu: „nấm này sao qua với gừng rồi phối với đậu đen xanh lòng và lúc pha cho thêm chút sả tươi và mật ong, uống bổ phổi lắm đấy“…

… Nhưng với tác dụng diệt khuẩn, tiệt trùng, thanh nhiệt, giải cảm, khu hàn, bổ phổi, lợi thủy.. thì „Linh chi dẹt“ (Lâm Nguyệt Thảo) mọc trên trên cây sồi hoặc cây phong đỏ và có màu trên xanh dương, dưới màu trắng, mới là „bá chấy thằng Tây“… biết vậy thôi… nhưng biết làm thế nào với thời thế này được. Cho đến khi đọc được bài viết dưới đây, thì lại rơm rớm nhớ thương đến các em nó đến cồn cào da diết lạ….hì hì….

Ành đính kèm là các ảnh đã post lên hơn 1 năm trước đây:

11.11.21

Thuận Nghĩa

Bài mới đọc được xin trích đăng lại đây:

Sắp có thuốc điều trị COVID-19 làm từ nấm? Hai loại nấm hình thù kỳ lạ lọt vào ‘bảng vàng’

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang thử nghiệm một số loại nấm dược liệu và thảo dược từ Á Đông để điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, Medscape đưa tin.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt các thử nghiệm MACH-19 (từ viết tắt của Nấm và Thảo dược Á Đông cho COVID-19) sau khi các nhà nghiên cứu nộp đơn xin phê duyệt vào tháng 4.

Hai thử nghiệm đầu tiên đã được bắt đầu tại Đại học California tại Los Angeles và Đại học California tại San Diego (Mỹ) để điều trị bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà với các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Đây là hai thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược. Thử nghiệm thứ ba đang nghiên cứu về việc sử dụng nấm dược liệu như một chất bổ trợ cho vaccine COVID-19.

Các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu thử nghiệm thứ tư về việc sử dụng nấm như một chất hỗ trợ cho liều vaccine COVID-19 tăng cường. Thử nghiệm này xem xét ảnh hưởng ở những người có bệnh nền khiến họ bị giảm phản ứng với vaccine.

Theo báo cáo về các thử nghiệm đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) tuần trước, hai giống nấm đang được thử nghiệm là nấm đuôi gà tây (vân chi/ thủy linh chi-TN) và nấm agarikon (một loại nấm đùi gà- TN). Đây là các loại nấm dược liệu được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung không kê đơn.

Tiến sĩ, Bác sĩ Gordon Saxe, điều tra viên chính của thử nghiệm MACH-19, nói với Medscape Medical News: “Chúng thậm chí không có tác dụng tâm thần như trà”.

Đối với mỗi thử nghiệm MACH-19, các nhà nghiên cứu dự định tuyển 66 người được cách ly tại nhà với các triệu chứng COVID-19 từ nhẹ đến trung bình. Những người tham gia sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để nhận hỗn hợp nấm, các loại thảo dược Trung Quốc hoặc giả dược trong 2 tuần, theo thông tin đăng trên JAMA.

‘Không phải ý tưởng điên rồ’

Tiến sĩ Saxe cho biết một trong hai loại nấm được thử nghiệm – nấm agarikon – đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi cách đây 2300 năm.

Ông nói: “Hippocrates, cha đẻ của y học phương tây, đã sử dụng nấm. Penicillin có nguồn gốc từ nấm. Đây không phải là một ý tưởng điên rồ. Hầu hết những người phản đối điều này hoặc là những người hoài nghi hoặc thiếu thông tin ở một mức độ nào đó”.

Nấm agarikon – một trong hai loại nấm được các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm làm thuốc điều trị COVID-19.

Tiến sĩ Saxe giải thích rằng có các thụ thể trên tế bào người liên kết các phân tử polysaccharid cụ thể của nấm. Và đó là một cách nấm có thể điều chỉnh hành vi của tế bào miễn dịch, có thể có tác dụng chống lại SARS-CoV-2, ông nói.

Bác sĩ Daniel Kuritzkes, trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở Boston, Massachusetts, người không tham gia nghiên cứu, nói với Medscape Medical News rằng ông không ngạc nhiên khi FDA chấp thuận tiến hành các thử nghiệm.

“Miễn là bạn có thể chứng minh rằng có lý do hợp lý để thực hiện thử nghiệm và bạn có một số dữ liệu an toàn hoặc kế hoạch thu thập dữ liệu an toàn, họ khá tự do trong việc thực hiện các nghiên cứu giai đoạn đầu. Còn đề xuất thực hiện một nghiên cứu để cấp phép hoặc phê duyệt thực tế một loại thuốc thì sẽ khác rất nhiều”, Kuritzkes nói.

Ông lưu ý rằng vẫn chưa rõ thành phần nào của nấm hoặc thảo dược có tác dụng. Việc tìm hiểu điều này sẽ là một thử thách, bác sĩ nói.

Một thách thức khác là nấm và thảo dược có thể tương tác với các liệu pháp khác, bác sĩ Kuritzkes cảnh báo.

Kuritzkes thừa nhận mặc dù còn nhiều thách thức phía trước, nhưng “đây là một điểm khởi đầu tuyệt vời”.

Ông cũng chỉ ra rằng nhiều loại thuốc cổ truyền đã được trích xuất từ thực vật.

“Nổi tiếng nhất trong số này là quinine, lấy từ vỏ cây canh ki na được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét”, bác sĩ Kuritzkes nói. Digitalis, thường được sử dụng để điều trị suy tim, có nguồn gốc từ cây mao địa hoàng, ông nói thêm.

Ông nói điều quan trọng cần nhớ là “mọi người không nên tìm kiếm các liệu pháp thử nghiệm thay cho các liệu pháp đã được chứng minh, mà chỉ nên coi chúng là các phương pháp bổ trợ cho các liệu pháp đã được chứng minh”.

Trước đó, hồi cuối tháng 12.2020, Bộ Y tế Thái Lan cho phép sử dụng chiết xuất từ cây Andrographis Paniculata, thường được gọi là xuyên tâm liên, làm phương pháp điều trị thay thế nhằm giúp giảm mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và giảm chi phí điều trị.

Chiết xuất từ loại ​​cây này, được gọi là Fah Talai Jone trong tiếng Thái, có thể kiềm chế virus và giảm mức độ nghiêm trọng của chứng viêm, Bộ Y tế Thái Lan cho biết và trích dẫn các nghiên cứu. Các thử nghiệm trên người cho thấy tình trạng bệnh nhân được cải thiện trong vòng ba ngày kể từ ngày điều trị mà không có tác dụng phụ nếu thuốc được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi có kết quả dương tính.

Sưu tầm

SHARE