Home Khí công Tiêu Phổ Tương Tư

Tiêu Phổ Tương Tư

2037
0

Kinh Tô Lông Mày thực ra là một cách biến thể trì chú kiểu nhất tự nhất tức chú UṢNĨṢA – VIJAYA DHÃRAṆĨ.

Kinh-Chú này được Ngài Phật Đà Da Rị lưu truyền đến vùng Ngũ Đài Sơn. Có người đời sau hữu duyên được bậc Giác Ngộ truyền lại cho Kinh Tô Lông Mày. Thấy cách trì chú nhất tự nhất tức quá công phu mà lại được ít biến, người này mới viết thành một bản tiêu phổ mang tên là Linh Hương Phụng Hoàng Hí cho tiện việc trì luyện trong lúc lãng di thiên nhai.

Bản tiêu phổ Linh Hương Phụng Hoàng Hí, sau được truyền đến Môn Chù đời thứ 2 của phái TÂC. Người này lại tóm lược lại Linh Hương Phụng Hoàng Hí mà viết thành bản Ngũ Phụng Triều Âm. Sau này Ngũ Phụng Triều Âm, thường được tấu diễn bằng Tiêu Thái Âm trong khi luyện Âm-Dương Thủ, một trong những môn công phu trấn sơn của phái TÂC.

Tôi may mắn có được cả 2 bản tiêu phổ LHPHH và NPTÂ. Cả 2 bản đều được viết bằng kiểu chữ Điểu Tự rất khó đọc. Được các vị trưởng bối trong KKT chỉ giáo tôi mất cũng khoảng độ 7 năm mới tham thấu được 2 bản Tiêu Phổ này của bổn môn.

Tiêu Phổ được thổi bằng tiêu Thái Âm, gồm có 2 loại, loại tiêu tứ đại và loại tiêu lục mạch. Cả 2 loại tiêu này lại có cả tiêu Âm và tiêu Dương. TÂC chỉ truyền lại cho đời sau di vật của các đời Môn Chủ là cổ cầm, không thấy truyền lại tiêu Thái Âm.

Tôi dựa vào các di thư và hình khắc trên ấn môn chủ mà tự mày mò chế ra các loại tiêu tứ đại và tiêu lục mạch.

Bởi có duyên với 2 bản tiêu phổ đã nói trên, nên trải qua 3 năm trì luyện, tôi cũng đã thổi được Ngũ Phụng Triều Âm một cách khá thành thục. Và trong điều kiện có thời gian, tôi cũng thổi được tiêu Thấi Âm được 5 tiếng đồng hồ liên tục cho hết bản Linh Hương Phụng Hoàng Hí.

LHPHH và NPTÂ nếu được thổi bằng nội lực của Âm Dương Thủ, bằng tiêu Âm và tiêu Dương thì âm lực rất lớn, có thể thay đổi được lập trình Tâm Thức. Vì vậy tôi lại chế ra tiêu Trung để thổi chơi lúc trì luyện TÂC.

Tôi dùng tiêu trung thổi NPTÂ, cũng được nhiều người mến mộ thưởng thức, nên có người mời tôi tham dự Festival Internantional Meditation Musik tổ chức hàng năm ở Kofu- Hy Lạp. Tiêu trung là loại tiêu có thể thổi được bằng miệng và bằng mũi. Trong Festival này tôi thổi NPTÂ bằng mũi, nên cũng có gây được ấn tượng cho nhiều nhóm nhạc.

Như đã nói trên LHPHH và NPTÂ nếu thổi bằng tiêu Âm- Dương thì sức công phá nội lực rất lớn. Vì để luyện tiêu Âm và tiêu Dương, tôi có dựa vào cách đề khí, luyện tức của LHPHH và NPTÂ để viết tiêu phổ cho bài Vệt Thiều Quang và bài Tương Tư. Cả 2 bài này nếu diễn tấu bằng tiêu Âm- Dương mà có hòa tấu với cổ cầm thì nghe cực phiêu vân lãng nguyệt. Tiêu đã có mà cầm vẫn chưa có người họa. Trong tâm khảm vẫn mong có ai đó cùng tiêu cầm lãng tích thiên nhai….

Dưới đây là lời của 2 bản tiêu phổ mới. Bài Vệt Thiều Quang do tôi viết, bài Tương Tư là tôi dịch từ thơ cổ.

VỆT THIỀU QUANG

nương hơi thở muốn quay về tiền kiếp
tạ từ nhau khi chưa tượng hình hài
thân trung ấm luyện quen màu tiễn biệt
để mai này đừng nhức nhối phôi phai

âm ba dội muôn sắc màu sáng chói
bến phù du ngồi đếm sóng Như Lai
rồi sẽ thấy giữa hai miền sinh tử
Vệt Thiều Quang hé lộ dáng Liên Đài

trong sâu lắng miền Di Đà vọng lại
tiếng cổ cầm vãng hóa giọt lưu ly
trước vô bờ ta như từng ngọn sóng
Mẹ Trùng Khơi đã gột hết sân si

đi và đi dẫm lên mầm bạo loạn
rìa không gian hay đáy vũng sinh tồn
nhấc từng bước đặt từng bước chánh niệm
thì từ đâu…
về đâu…
đâu cần biết nguồn cơn… (Điệp khúc)

và cứ thế trên dòng đời kế tiếp
sóng Huyền Âm mạc định bến an nhiên
ta vô nhiễm giữa hai bờ sinh tử
Vệt Thiều Quang hương đẫm xóa ưu phiền….

2013

Còn dưới đây là bài Tương Tư, tôi dịch vào khoảng năm 2009, hồi còn bút hiệu Yên Như Cư Sĩ (Lâm Yên Như)

TƯƠNG TƯ (Dịch Thơ)

Được anh Đổ Thanh một nhà nghiên cứu về Việt Ngữ Cổ cho đọc khảo luận về Việt Nhân Ca một khúc dân ca cổ rất nổi tiếng trong kho tàng văn hóa Bách Việt. Đây là một bài dân ca cổ nhất mà đến bây giờ vẫn còn giử lại trọn vẹn. Bài dân ca này xuất xứ từ 2800 năm trước đây và có nguồn gốc từ tiếng Việt.

Theo sự phục nguyên từ Việt Ngữ cổ của anh Đỗ Thanh thì đây chính là một bài dân ca viết theo thể thơ 6/8 tức là thể thơ Lục Bát của chúng ta bây giờ.

Là “tín đồ” của Lục bát gặp được bài viết này tôi như gặp được “bảo khí” để tìm về “thủy tổ” của Lục bát.

Theo sự hướng dẫn của anh Đỗ Thanh trong khi truy tìm tài liệu để tìm hiểu thêm bài khảo luận của anh thì bắt gặp bài thơ “Tương Tư ” của một tác giả Vô Danh do anh phiên âm

Trong một lần công cán ở Triết Giang tôi có nghe người dân ở vùng này hát bài hát có ý nghĩa tương tự như bài Tương Tư này. Làn điệu dân ca ấy rất miên bồng và quyến rũ với ca từ đằm thắm nhưng khá cay đắng một sự cay đắng mơ hồ đầy sự huyễn mị. Tôi rất thích nhưng không chép lại được ca từ (Vì tiếng Trung kém). Nay bắt gặp bài này gợi cảm lại âm hưởng đã từng nghe nên mạn phép anh Đỗ Thanh đưa lên đây. Vì tiếng Hán không giỏi nên chỉ tạm phỏng dịch ra thơ hầu mong mua vui cho bằng hữu có gì sai phạm xin bỏ lỗi cho.

Đưa bài thơ này lên cũng có gợi ý cho bạn bè thân hữu quan tâm đến Lục bát chú ý theo giỏi Entry tiếp theo là một Entry rất hữu ích cho việc tìm hiểu nguồn gốc của thể Thơ Lục Bát trong kho tàng văn hóa nước nhà. Cũng như biết thêm về những luận cứ chứng minh chữ Trung Hoa (Hán) hiện nay có nguồn gốc từ chữ Nôm của Việt tộc chứ không phải Chữ Nôm có xuất xứ từ Hán Tự.

Công trình nghiên cứu này là một trong công trình có tầm vóc thế kỷ của nhà Cổ Học Đỗ Thanh Nhạn Nam Phi. Rất tiếc vẫn chưa được các Học Giả ở quê nhà quan tâm.

Thuận Nghĩa
_________
相思
Tương Tư
tác giả: Vô Danh
Phiên Âm: Đỗ Thanh Nhạn Nam Phi

拭翠斂雙蛾 Thức thuý liễm song nga
爲鬱心中事 vi uất tâm trung sự
匿管下庭除 nặc quản hạ đình trừ
書就相思字 thư tựu tương tư tự
此字不書石 thử tự bất thư thạch
此字不書纸 thử tự bất thư chỉ
書 向秋葉上 thư hướng thu diệp thượng
願隨秋風起 nguyện tuỳ thu phong khởi
天 下有心人 *thiên hạ hữu tâm nhân
盡解相思死 tận giải tương tư tử
天下負心人 *thiên hạ phụ tâm nhân
不識相思意 bất thức tương tư ý
有心與負心 hữu tâm dĩ phụ tâm
不知落何地 bất tri lạc hà địa

Dịch Nghĩa: Thuận Nghĩa

TƯƠNG TƯ

Tô điểm đôi lông mày cho thật đẹp
Nhưng tâm sự uất ức chẳng biết bày tỏ cùng ai
Vén tóc mai lên cúi xuống ghi chép lại
Nỗi niềm tương tư lên trên chiếc lá này

Dòng chữ này không viết trên đá
Không viết trên trang giấy
Mà nhằm viết lên trên phiến lá
Và nguyện cùng ngọn gió bay với mùa thu

Người có tâm thủy chung
Mới tường tận hiểu rõ được nghĩa của tương tư
Người vô tình bạc nghĩa
Thì chẳng thể nào biết được sự kỳ diệu của tình ái

Nhưng rồi thủy chung hay bạc tình
Cuối cùng cũng như chiếc lá không biết rơi về phương trời nào.

Dịch Thơ: Thuận Nghĩa

TƯƠNG TƯ
(dịch theo thể Ngũ Ngôn)

Điểm tô đôi mày đẹp
Tâm sự cùng ai đây
Làn tóc mai xổ nét
Tương tư trên lá gầy

Không vội khắc vào đá
Chẳng họa lên giấy ngay
Hồn chạm trên phiến lá
Nguyện cùng thu bay bay

Có chung tình chung nghĩa
Mới hiểu tận tương tư
Kẻ đầu môi chót lưỡi
Chẳng biết yêu bao giờ

Chung tình và phụ bạc
Cuối cùng cũng hoang vu….

_____

TƯƠNG TƯ
(Phỏng dịch theo thể Lục bát)

Điểm tô cho đẹp đôi mày
Biết cùng ai gửi tháng ngày tương tư
Tóc mai vén mái ngẩn ngơ
Nét sầu ngậm viết lên tờ lá bay

Không khắc vào đá cho dày
Chẳng ghi lên giấy cho đầy làm chi
Họa lên phiến lá xuân thì
Cùng thu theo gió tình si bay về

Chung tình mới thấu đam mê
Mới hay đến hết tận bề tương tư
Phụ tình chẳng hiểu bao giờ
Trái tim say đắm ngẩn ngơ thế nào

Chung tình phụ bạc là sao
Cuối cùng như lá nơi nào rơi đây…

05.08.10
TN

SHARE