Có thể nói trong lịch sử phát triển Văn minh của Nhân loại, chưa có khi nào, từ thời Nguyên thủy, Cổ đại cho đến nay… từ Á sang Âu…Nhân loại cần “THỞ” đến như thế và bàn đến, nói đến “THỞ” nhiều đến thế… như hiện nay.

Riêng tôi, không phải ở thời điểm bây giờ tôi mới nói đến “THỞ”. Vì ngoài tên gọi hàng ngày là Thuận Nghĩa ra, tôi còn có một tên gọi khác gắn liền với Sự nghiệp của tôi. “Người ta” (Các bậc trưởng bối trong Y đạo, Bạn bè đồng nghiệp, Môn đồ…) đặt cho tôi cái tên “Hậu Duệ Của Hơi Thở” (Truyền Nhân Của Hơi Thở). Không phải là vì suốt mấy chục năm qua, tôi đi khắp nơi trên Thế giới để truyền dạy và chia sẻ về “Hơi Thở Dưỡng Sinh” (Hơi thở Khí công), mà thật ra bộ môn Khí công của Y Gia mà tôi là truyền nhân của dòng chính có tên là thật sự là “Truyền Nhân Của Hơi Thở” (Hiện nay các khóa Khí công tôi mở dạy trên khắp Thế Giới cũng đều lấy tiêu đề là “Khí công Truyền nhân của Hơi thở”.

Tạm thời bỏ qua hành trình mấy mươi năm, tôi lặn lội, vất vả bỏ ra tâm huyết của cả đời mình để đi khắp nơi chia sẻ cho mọi người biết đến tầm quan trọng đặc biệt của việc “Tập luyện về Hơi Thở” trong Nghệ thuật Chăm sóc Sức khỏe với tiêu chí “Làm chủ và điều tiết được Hơi Thở là làm chủ và điều tiết được Sinh Mệnh” (Cái tiêu chí này luôn luôn được viết thành câu “khẩu hiệu” treo trong các không gian tập luyện của các khóa đào tạo Khí công của tôi). Gác lại chuyện cả cuộc đời vật lộn gian nan ấy với “HƠI THỞ” để bàn đến chuyện một vài năm gần đây với những câu hỏi trớ trêu đầy ngoạn mục với tôi về vấn đề THỞ.

Cuối năm 2018, đầu 2019, tôi quyết định “chốt hạ” với “ván cờ cuối cùng” của đời mình là thành lập “Học Viện Hơi Thở” tại nước Đức. Với tư cách là Giám đốc “Trung tâm Unesco nhiên cứu chăm sóc Sức khỏe cộng đồng” (Có tư cách Pháp nhân) tôi viết đề cương của dự án và xin chính quyền sở tại thành lập “Ateminstitut Am Main” có nghĩa là “Học Viện Hơi Thở Bên Dòng Sông Main”. (Xem bài viết trong link đính kèm).

Quyết là làm, suốt cả năm 2019, Học viên Hơi thở của tôi đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự định sẽ hoàn chỉnh toàn bộ nền tảng cơ sở và nhân sự và sẽ khai trương hoạt động chính thức vào đầu tháng 3 năm 2020.

Đề cương dự án tôi gửi chính quyền sở tại xin thành lập Học viện vào cuối năm 2018, đến giữa tháng 10, năm 2019, Ủy ban giải thưởng Nobel, quyết định trao giải thưởng Y- Sinh học năm 2019 cho đề tài giải mã về cơ chế thích nghi Oxy của Tế bào. ( Ngày 7 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã gửi thông báo đến 3 Nhà khoa học bao gồm: Peter Ratcliffe thuộc Viện Francis Crick tại London (Anh), William G Kaelin thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Gregg L Semenza thuộc Đại học Hopkins (Mỹ) đã giành giải Nobel Y sinh 2019 nhờ nghiên cứu khám phá về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với sự thay đổi mức độ oxy sẵn có, giải đáp bí ẩn này. Các nhà khoa học trên đã phát hiện về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức oxy mở ra chiến lược mới trong điều trị đột quỵ, thiếu máu, ung thư và nhiều bệnh khác …)

…Tất cả mọi việc đã chuẩn bị xong, giấy mời tham dự lễ khai trương Học viện đã gửi đi… Thì đầu năm 2020. Đại dịch Corona xảy ra tại Vũ Hán, đầu tháng 3 năm 2020, nước Đức ra quyết định Lockdown , cấm tụ tập từ 3 người trở lên…và cho đến hiện nay tình trạng vẫn chưa có gì khá hơn. (Từ cuối năm 2019 cho đến nay, tôi vẫn đều đặn trả tiền thuê nhà cho tòa nhà 4 tầng của Học viện mà nó vẫn luôn “cửa đóng then cài”. Mặt khác hàng tháng, tôi vẫn cứ phải từ Hamburg đến đây (Tiểu bang Bayen cách Hamburg 700 km) để lau chùi, quét dọn và chăm sóc cây cối…hì hì vui phết…).

Chuyện không có gì để nói, vì đó là do mấy chữ “Duyên chưa tới”. Nhưng sau khi tôi quyết định thành lập Học viện Hơi thở và sau đó Giải thưởng Nobel năm 2019 lại trao cho các nghiên cứu về THỞ, rồi đại dịch Corona xảy ra cũng liên quan đến THỞ.

Hiện nay cả Thế giới gặp vấn nạn về THỞ, người ta có cật vấn tôi: Việc tôi quyết định thành lập Học viện Hơi thở và Giải thưởng Nobel Y sinh học về “Thở” trước khi đại dịch về “Thở” xảy ra trên toàn cầu là một sự ngẫu nhiên hay là có cái gì đó liên quan, ví dụ như “Dự đoán học” chẳng hạn. Tôi không biết trả lời sao, vì chắc chắn đó không phải là ngẫu nhiên, vì sự nghiệp của đời tôi có liên quan đến Hơi Thở, và thật sự thì tôi cũng có nghĩ đến việc con Người cần quan tâm đến việc tập luyện, trao dồi về Hơi Thở, khi tương lai của Trái đất đang thiếu dần Dưỡng khí do ô nhiễm môi trường….

19.08.21

Thuận Nghĩa

SHARE