Home Y Khoa Y Học Cổ Truyền THÁI ÂM CHÂN KHÍ LIỆU PHÁP (Viết Nhân Dịp Ngày Thầy Thuốc...

THÁI ÂM CHÂN KHÍ LIỆU PHÁP (Viết Nhân Dịp Ngày Thầy Thuốc Việt Nam)

3863
0

Bài viết tặng bạn bè đồng nghiệp nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam

Vì là bài viết dành tặng cho đồng nghiệp nghề và  bạn bè quan tâm đến Đông Y cho nên để tiết kiệm thời gian tôi chỉ chú trọng vào phần trọng điểm.

 Trong bài viết dành cho “cao thủ” này những phần lý luận căn bản của Đông Y như hệ thống huyệt vị nguyên tắc ngũ hành âm dương tứ chẩn bát pháp…đều không đề cập đến. Bài viết chỉ đề cập đến 2 vấn đề cơ bản sau:
1) Nguyên tắc vận hành của vòng Thái Âm Chân Khí

alt


2) Những kinh nghiệm của Y tế châu Âu dụng liệu pháp Thái Âm Chân Khí
a) Ứng dụng liệu pháp Thái Âm Chân Khí trong điều trị Vô Sinh và Sản Khoa
alt

  b) Ứng dụng liệu pháp Thái Âm Chân Khí trong việc kéo dài tuổi xuân

c) Ứng dụng liệu pháp Thái Âm Chân Khí trong điều trị bại liệt

alt

 
d) Kích hoạt Thái Âm Chân Khí bằng thảo dược tác động trực tiếp vào Ty thể trong việc phòng chống và điều trị Ung Thư

 e) Thái Âm Công: “Thánh Đạo” trong Y thuật Trường Sinh

Phần1- NGUYÊN TẮC VẬn HÀNH CỦA VÒNG THÁI ÂM CHÂN KHÍ:

  alt alt

alt

Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về Thái Âm Chân Khí từ ngày 18 đến 24 tháng 2 năm 2011 tại Đức Quốc do Tiến sĩ Günter Köhls chủ trì
________

 

alt

Vòng Ngũ Hành Sinh-Khắc trong vận hành Chân Khí

 

 

alt

Ngũ Hành Đại Chu Thiên

 

alt

Vòng Đại Chu Thiên và 3 vòng Tiểu Chu Thiên qua cách trình bày của những nhà nghiên cứu Y học Á Đông của Y học hiện đại

Cách của bánh luân xa tô đậm là các kinh Dương:

– Dü= Tiểu trường kinh

– B= Bàng quang kinh

– DE  = Tam tiêu kinh

– G = Đởm kinh

-Di = Đại trường kinh

– M = Vị kinh

Cánh của bánh luân xa tô nhạt là các kinh Âm:

N= Thận kinh

Ks = Tâm bào lạc kinh

Le = Can kinh

Lu = Phế kinh

Mp = Tỳ kinh

H = Tâm kinh

Vòng Đại Châu Thiên khởi từ Tâm kinh đi đến => Tiểu trường kinh => Đại trường kinh => Thận kinh => Tâm bào lạc kinh => Tam tiêu kinh => Đởm kinh => Can kinh => Phế kinh => Đại trường kinh => Vị kinh => Tỳ Kinh => Tâm kinh => Tiểu trường kinh….

Vòng Tiểu chu thiên thứ nhất : Khởi từ Tâm kinh đến Tiểu trường đi qua Bàng quang kinh đến Thận kinh

Vòng Tiểu chu thiên thứ hai:Bắt đầu từ Tâm bào lạc đến Tam tiêu kinh qua Đởm kinh đến Can kinh

Vòng Tiểu chu thiên thứ ba: Bắt đầu từ Phế kinh qua Đại trường kinh đến Vị kinh và kết tại Tỳ kinh

(Nhìn trên đồ hình)

Các con số ở vòng ngoài cùng trong đồ hình là thời gian trong ngày nơi mà Chân khí đi qua Nội tạng tương ứng mạnh nhất

 

6 đường Kinh Âm và các huyệt Đầu và Cuối đường kinh (Nơi Chân khí nối tiếp nhau giữa các đường kinh)

alt

h1: Thủ Thái Âm Phế kinh

 

alt
H2: Huyệt cuối Phế kinh: Thiếu Thương (Lu11)
 alt
H3: Huyệt đầu Phế kinh: Trung Phủ
_________________________________
alt
H4: Thủ Quyết Âm Tam Bào kinh
alt
H5: Huyệt cuối: Trung Xung
alt
H6: Huyệt đầu Thiên Trì
______________________________
alt
H7: Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh
  alt
H8: Huyệt cuối: Thiếu Xung

alt

H9: Huyệt đầu Cực Tuyền
____________________________
alt
H10: Túc Thiếu Âm Thận kinh

alt

H11: Huyệt đầu: Dũng Tuyền
alt
H12: Huyệt cuối Du Phủ
_____________________

alt

H13: Túc Quyết Âm Can kinh

alt

H14: Huyệt đầu: Đại Đôn

alt

H15: Huyệt cuối: Kỳ Môn
 ________________

alt

H16: Túc Thái Âm Tỳ Kinh

H17: Huyệt đầu Ẩn Bạch
alt
H18: Huyệt cuối: Đại Bao
_______________
6 Đường Kinh Dương và các huyệt đầu và cuối

alt

H19: Thủ Dương Minh Đại Trường kinh

alt

H20: Huyệt đầu: Thương Dương
alt
H21: Huyệt cuối: Nghênh Hương
________

alt

H22: Túc Dương Minh Vị kinh

alt

H23: huyệt cuối: Lệ Đoài
alt
H24: huyệt đầu: Thừa Khấp
_____________

alt

H25: Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh
alt
H26: huyệt cuối: Thính Cung
alt
H27: huyệt đầu Thiếu Trạch
_________________
alt
alt

alt

H28: Túc Thái Dương Bàng quang kinh

alt

H29: Huyệt cuối: Chí Âm

alt

H30: Huyệt Đầu Tinh Minh
________________

alt

H31: Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh

alt

H32: huyệt cuối Ty Trúc Không

alt

H33: Huyệt đầu: Quan Xung
 _________
alt
H34: Túc Thiếu Dương Đởm Kinh

alt

H35: huyệt đầu Đồng Tử Liêu:

alt

H36: huyệt cuối: Túc Khiếu Âm
________
alt
Các đường kinh ở Tay bố trí theo hình cắt ngang

alt

alt
Các đường Kinh ở chân bố trí theo hình cắt ngang

alt

alt

Hình cắt ngang của Tay và Chân nơi có các đường kinh đi qua
_____

alt

Vòng Chân Khí Đại Chu Thiên:
Khởi từ  huyệt Cực Tuyền phía đường chỉ nách phía trong (hình H9) chạy dọc theo đường kinh Tâm (hình H7)  đến huyệt Thiếu Xung phía trong sau móng ngón tay út (hình H8) => Nối qua huyệt Thiếu Trạch của kinh Tiểu Trường (Hình H27) rồi chạy dọc phía ngoài cánh tay theo đường kinh Tiểu Trường (hình H25) đến huyệt cuối Thính Cung ở dái tai (hình H26). Từ huyệt Thính Cung chạy đến huyệt Tinh Minh (Hình H30) ở đầu lông mày của Bàng Quang kinh sau đó chạy dọc theo kinh Bàng Quang (hình H28) đến huyệt Chí Âm (hình H29) là huyệt cuối cùng của Bàng Quang kinh huyệt này nằm phía ngoài cuối ngón chân út. Từ huyệt Chí Âm chân khí tiếp tục chạy qua huyệt đầu tiên của Thận kinh là huyệt Dũng Tuyền (Hình H11) rồi từ đó theo Thận Kinh (hình H10) chạy qua vùng bụng gần rốn chạy thẳng đến huyệt cuối gần dưới cổ là huyệt Du Phủ (hình H12). (Đến đây cũng là vừa kết thúc vòng Tiểu Chu Thiên thứ nhất). Chân khí tiếp tục từ huyệt Du Phủ chạy đến huyệt thứ nhất của kinh Tâm bào là huyệt Thiên Trì (hình H6) tiếp chạy dọc theo đường kinh Tâm bào (hình H5) phía trong cánh tay đến huyệt cuối là huyệt Trung Xung (hình H5) phía ngoài ngón tay giữa. Từ huyệt Trung Xung ở ngón tay giữa chân khí vòng qua huyệt Quan Xung (hình H33) ở phía ngoài đầu ngón tay trỏ là huyệt đầu của kinh Tam Tiêu tiếp tục từ huyệt Quan Xung chân khí theo kinh Tam Tiêu chạy dọc theo đường kinh phía ngoài cánh tay (hình H31) đến huyệt cuối là huyệt Ty Trúc Không (hình 32) nằm cuối đuôi mắt. Từ huyệt Ty Trúc Không của Tam Tiêu kinh chân khí tiếp tục chạy đến huyệt đầu của Đởm kinh là huyệt Đồng Tử Liêu (hình H35) gần dưới mắt tiếp tục chạy theo Đởm Kinh xuống huyệt Túc Khiếu Âm (hình 36)  phía ngoài ngón giáp út của bàn chân. Từ huyện Túc Khiếu Âm phía ngoài ngón giáp út bàn chân chân khí chạy vòng trên mu bàn chân chạy đến huyệt đầu tiên của Can kinh là huyệt Đại Đôn (hình H14) nằm sau móng ngón cái phía ngoài ngón út từ huyệt Đại Đôn chân khí chạy ngược lên trên theo Can Kinh (hình H13) đến huyệt cuối cùng là huyệt Kỳ Môn ở dưới vòm ngực (hình H15). (Đến đây cũng là lúc kết thúc vòng Tiểu Chu Thiên thứ 2). Từ huyệt Kỳ Môn bên dưới ngực chân khí tràn qua huyệt đầu tiên của Phế kinh là huyệt Trung Phủ (hình H3) phía trên vòm ngực tiếp tực từ huyệt Trung Phủ chân khí chạy vòng qua nách chạy xuống huyệt cuối cùng của Phế kinh (hình H1) là huyệt Thiếu Thương (hình H2) nằm ở đầu phía trong ngón tay cái. Từ huyệt Thiếu thương ở ngón cái chân khí  chạy vòng theo hổ khẩu đến huyệt đầu của kinh Đại trường là huyệt Thương Dương (hình H20) chân khí tiếp tục chạy dọc theo kinh Đại trường (hình H19) lên trên kề mũi đến huyệt Nghinh Hương (hình H21) là huyệt cuối của Đại Tường kinh. Chân khí từ Nghinh Hương kề vách mũi chạy kép đến huyệt đầu của Vị kinh là huyệt Thừa Khấp gần đầu hốc mắt phía dưới sau đó theo Vị kinh (hình H23) chạy xuống ngang vùng bụng và chạy dọc theo phía ngoài chân đến huyệt cuối cùng là huyệt Lệ Đoài nằm phía ngoài đầu ngón chân thứ 2. Từ huyệt Lệ Đoài ở ngón chân thứ 2 chân khí vòng xuống dưới bàn chân chạy đến huyệt đầu của Tỳ kinh là huyệt Ẩn Bạch (hình H17) nằm ở phía trong đầu ngón chân cái chân khí tiếp tục theo Tỳ kinh (hình H16) chạy đến huyệt cuối là huyệt Đại Bao nằm phía bìa hông dưới vòm ngực. (Đến đây cũng vừa kết thúc vòng Tiểu Chu Thiên thứ 3) . Và cũng bắt đầu một vòng Đại Chu Thiên mới. Chân khí từ huyệt Đại Bao là huyệt cuối của Tỳ kinh chạy đến huyệt đầu của Tâm kinh là huyệt Cực Tuyền để rồi từ đó theo Tâm kinh làm một vòng Đại Chu Thiên khác.
(Vòng chân khí Đại Chu Thiên chạy theo 12 kinh mạch chính ở từng vùng khác nhau trong cơ thể có lưu chuyển theo các lạc mạch để giao lưu với Nhâm Mạch và Đốc mạch)
______
VÀ ĐÂY LÀ VÒNG “THÁI ÂM CHÂN KHÍ”

alt

Vòng Thái Âm Chân Khí:

Khởi từ huyệt đầu Phế Kinh là huyệt Trung Phủ ở chỗ tiếp giáp cánh tay với lòng ngực (hình H3) chạy dọc xuống theo Phế kinh phía trong cánh tay (hình H1) đến huyệt Thiếu thương đầu ngón tay cái (hình H2). Khí chân âm từ huyệt Thiếu Thương chạy vòng dưới lòng tay đến huyệt cuối của kinh Tâm bào là huyệt Trung Xung ở ngón tay giữa phía ngón út rồi từ đó chạy ngược lại kinh Tâm Bào (hình H4) đến huyệt đầu là huyệt Thiên Trì ở phía trên bên ngoài lòng ngực. Từ huyệt cuối Thiên Trì của Tâm Bài kh1i chân Âm chạy qua huyệt đầu của Tâm kinh cũng ở gần ngay chỗ đó là huyệt Cực Tuyền (hình H9) từ huyệt Cực Tuyền chân âm lại chạy dọc xuống theo Tâm kinh (hình H7) để đến huyệt cuối Tâm kinh là huyệt Thiếu Xung phía trong ngón út (hình H8). (Kết thức vòng thượng Chân Âm). Từ Huyệt Thiếu Xung chân Âm lại chạy ngược trở lại huyệt Cực Tuyền và tràn sang huyệt cuối của Thận Kinh nằm dưới xương đòn gánh dưới cổ là huyệt Du Phủ (hình H12). Từ huyệt Du Phủ chân âm lại chạy ngược đường kinh Thận (hình H10) tràn xuống huyệt đầu của đường kinh là huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân (hình H11). Từ huyệt Dũng Tuyền chân âm chạy sang huyệt đầu của Tỳ kinh là huyệt Ẩn Bạch (hình H17) ở đầu phía trong ngón chân cái. Từ huyệt Ẩn Bạch chân âm chạy thuận theo đường kinh Tỳ (hình H16) đến huyệt cuối là huyệt Đại Bao (hình H18) ở phía dưới vòm ngực. Từ huyệt Đại Bao chân âm chạy qua huyệt Kỳ Môn là huyệt cuối của Can kinh ngay gần đó (hình H15). Chân khí tiếp tục ngược đường kinh Can chạy xuống đến huyệt đầu ngón chân cái là huyệt Đại Đôn (hình H14). Từ huyệt Đại Đôn ở ngón cái chân khí chạy thuận trở lại đường kinh Can và về tụ ở Kỳ Môn (kết thúc vòng Hạ Chân Âm). Bắt đầu từ Kỳ Môn huyệt của Can Kinh chân khí lại chạy lên huyệt Trung Phủ của Phế kinh gần đó để bắt đầu một vòng Thái Âm Chân Khí Mới.

Chú ý:
-Vòng Thái Âm Chân Khí có vòng luân chuyển ngược chiều kim đồng hồ và ngược vòng tương sinh theo luật Ngũ Hành. Hay nói cách khác Thái Âm Chân Khí chuyển dịch theo vòng tương khác từ Kim đến Hỏa từ Hỏa đến Thủy từ Thủy đến Thổ từ Thổ đến Mộc rồi từ Mộc chuyển đến Kim tiếp tục lại từ Kim chuyển đến Hỏa…

– Vòng Thái Âm Chân khí gần như có hai chu kỳ rõ rệt. Chu kỳ Thượng Chân Âm khí chân âm luân chuyển ở thượng tiêu và chu kỳ Hạ Chân Âm luân chuyển ở trung tiêu và hạ tiêu

– Vòng Thái Âm Chân Khí có huyệt Tam Âm Giao có một mạch lạc liên hệ với huyệt Túc Tam Lý để kích hoạt chân dương. Và có nơi hoạt khí chân Âm nằm trong tam giác ở lòng ngực nối từ huyệt Du Phủ (hình H12)  đến huyệt Trung Phủ (hình H3) và huyệt Kỳ Môn (hình H15).


(xem tiếp phần 2)
27.02.11
Biên soạn
QN- Thuận Nghĩa
SHARE