Home Y Khoa Khảo Luận TÉ RA LÀ VẬY……

TÉ RA LÀ VẬY……

1625
0

Cách đây khá lâu tôi có nhớ đọc một bản tin của Báo Sức Khoẻ Đời Sống. Tôi không còn nhớ là báo số bao nhiêu nữa. Nhưng vẫn còn nhớ bản tin có nhắc lại một thống kê của Bộ Y Tế nói rằng, tỷ lệ Ung Thư Vú của người Hà Nội cao gấp 2 lần người Sài Gòn, nhưng ngược lại, tỷ lệ Ung Thư Tử Cung của người Sài Gòn lại cao hơn gấp 2 lần người Hà Nội. Đặc biệt là tỷ lệ Ung Thư Gan của người Miền Trung thì lại cao hơn gấp hơn 2 lần cả người Sài Gòn và người Hà Nội.

Loại thống kê tỷ lệ ung thư của vùng miền hay Quốc Gia này, gặp khá thường xuyên trên các báo Sức Khoẻ của người ngoại quốc. Và thông thường sự thống kê bao giờ cũng định hướng đến phong cách sống và tình trạng môi trường của vùng miền hay Quốc Gia quyết định tỷ lệ ung thư cao hay thấp.

Tuy nhiên trong thông báo thống kê của bản tin trên thì không định hướng lý giải nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ lệ bất thường đó.

Tôi có ghim thông tin nào trong bộ nhớ của mình, lăm le có dịp sẽ đi tìm câu lý giải cho sự bất thường này.

Có một điều kỳ lạ là trong các dịp tôi cùng các chuyên gia của Đức mang máy móc Y Tế về Việt Nam đo đạc thăm khám. Qua kết quả đo đạc nhiều thời kỳ, chúng tôi thống kê thấy rằng tỷ lệ Người Hà Nội bị nhiễm độc chì và kim loại nặng cao hơn với tỷ lệ rất rõ ràng so với Người Sài Gòn.

Chúng tôi khá ngạc nhiên với tỷ lệ này, nhưng không đưa ra được câu lý giải. Vì theo đánh giá của chúng tôi, thì lượng xe cộ xả khí độc và các khu công nghiệp lân cận Sài Gòn có mật độ dày đặc hơn Hà Nội. Mà đó là một trong nguyên nhân chính làm cho người trong một quần thể dân cư có tỷ lệ nhiễm độc chì và kim loại nặng cao. Câu lý giải bị bỏ ngõ.

Cuối tháng 12.2017 đầu tháng 01.2018. Tôi lại đưa máy về đo đạc và thăm khám ở cả Sài Gòn và Hà Nội. Tỷ lệ người đo khám máy của Hà nội vẫn bị nhiễm độc kim loại nặng cao hơn người Sài Gòn như thống kê trước đây.

Đúng vào dịp đi ngang qua Hồ Tây, nghe mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc. Tôi hỏi, thì người học trò kể chuyện cá chết ở Hồ Tây. Tôi chợt nghĩ đến hệ thống đầm hồ dày đặc của thành Trường An. Và nghĩ đến ao tù lắng động chì và thủy ngân trong các công trình khảo cổ. Ý tưởng cho câu lý giải người Hà Nội có tỷ lệ nhiễm độc kim loại nặng cao hơn người Sài Gòn nảy sinh. Tôi nói với người học trò tìm tư liệu ao hồ, đầm ngòi và các công trình nuôi bắt thuỷ sản xung quanh Hà Nội để lý giải, cảnh báo cho tỷ lệ nhiễm kim loại nặng của người Hà Nội.

Đứa học trò mặt đăm đăm, rồi lắc đầu nói, Thầy có nên làm vậy không, đây là vấn đề khá nhạy cảm, vấn đề gì không biết nhưng khi lý giải của Thầy đụng đến miếng cơm manh áo của người khác, thì họ “đập” Thầy chết. Tôi cũng đăm chiêu, gật đầu rồi hỏi nó, chừ mần răng hè, Thầy muốn chia sẽ này với bệnh nhân của Thầy ở Hà Nội.

Đứa học trò lưỡng lự rồi nói, Thầy có khiếu kể chuyện hài và chuyện tào lao, hay là thầy lấy ý tưởng đó nhưng viết thành kết cấu chuyện rồi đăng lên, nhưng mà Thầy đừng viết ở Việt Nam, thầy viết chuyện có ngữ cảnh bên Đức ấy, Người Hà Nội họ nhạy cảm lắm, lơ ngơ là họ phang Thầy tơi tả.

… He..he..he…vậy là tôi viết loạt bài “Đồng Cảm và Lắng Động”, nói về chuyện “tào lao” của nhiễm độc chì. Chuyện tào lao vậy mà cũng bị cảnh báo là “nhạy cảm”. Bố khỉ!!!…suốt ngày cứ “nhạy cảm”, “nhạy cảm”…kiểu này sao..mà sống …khẹc khẹc khẹc….Mà thiệt, sống kiểu “khâu mồm” cũng khổ thật đó chớ….
(Các bài viết về nhiễm độc chì và kim loại nặng dưới tiêu đề bài viế̉ ĐỒNG CẢM VÀ LẮNG ĐỘNG ở đây:

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-do%cc%a3ng-nhiem…/

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-dong-nhiem-doc-c…/

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-dong-nhiem-doc-c…/

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-do%cc%a3ng-nhiem…/

https://lethuannghia.com/dong-cam-va-lang-do%cc%a3ng-nhiem…/
)

May quá, hôm nay có người gửi cho đường link của báo Sức Khoẻ Cộng Đồng. Đúng là như vớ phải “của giời”. Có cái để “thay lời muốn nói”. Vụ này không phải íem à nhe. Vụ này là của nhóm nghiên cứu khoa học của trường Đại Học Y Dược Hà Nội làm à nghe….

 

Xin chia sẻ lại đường link “thay lời muốn nói” cho các Bạn đọc tham khảo nhé:

LINK ĐÍNH KÈM ĐÃ TẠM THỜI GỠ KHỎI BÀI VÌ VI PHẠM BẢN QUYỀN HAY LUẬT BÁO CHÍ GÌ ĐÓ….

Các bạn tự tìm lấy bài trên GOOGLE nhé- TN

27.03.18
Thuận Nghĩa

SHARE