„Tẩu Hỏa Nhập Ma“ là một cụm từ khá quen thuộc với người nghiện chuyện chưởng. Thực ra cụm từ này không phải là đặc thù của tiểu thuyết hay phim kiếm hiệp. Và càng không phải là „của riêng“ của dân luyện võ, luyện khí công….hay là của tín đồ luyện các môn công phu của Thiền Tông hay Đạo Gia….Mà „Tẩu Hỏa Nhập Ma“ vốn là của Y Gia chỉ về một căn bệnh của hội chứng „Tâm Thận Bất Giao“ ở thể nặng.
Do ảnh hưởng của chuyện chưởng Kim Dung mà với nhân vật điển hình nhất là Tây Độc Âu Dương Phong (trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp) đã luyện ngược Cửu Âm Chân Kinh mà thành điên loạn, dù võ công thuộc vào loại bậc nhất Giang Hồ, nhưng không biết mình tên gì, không biết mình là ai và không biết mình muốn gì và đang làm gì…. Nên người đời hiện nay, khi nói đến Tẩu Hỏa Nhập Ma, thì thường nghĩ ngay đến việc luyện tập sai một môn công phu nào đó, nên trở thành điên dại.
Suy nghĩ và mạc định đó không sai. Nhưng không hoàn toàn đúng và đó không phải là tất cả những gì mà khái niệm „Tẩu Hỏa Nhập Ma“ trong Y Thư đề cập tới.
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa đen của cụm từ „Tẩu Hỏa Nhập Ma“ (THNM). Đây là một cụm từ Hán- Việt, trong đó nghĩa của chữ „Tẩu“ là chạy. „Hỏa“ là lửa, là hơi nóng hun đốt. „Nhập“ là gom gộp lại, thêm vào, đi đến…“Ma“ là ma quỉ, là thế giới hung hiểm, không rõ ràng, mơ hồ, không có thật…
THNM trong Y Thư là nói về hội chứng, thân thể bị hơi nóng chạy hỗn loạn, hun đốt khắp châu thân và dẫn đến Khí tán, Thần tan mà trở thành hoảng loạn, mơ hồ, không tỉnh táo và mê sảng…. (Người bị sốt cao đến mê sảng cũng là một dạng của THNM thể cấp tính)
Trong bệnh lý học của Y Học Cổ Truyền nói rằng Tim thuộc về Hỏa Khí, Thận thuộc về Thuỷ Khí. Khí Thanh Thủy thì từ dưới thăng lên. Khí Chân Hỏa từ trên giáng xuống. Một Âm, một Dương thăng giáng tương hỗ, điều hòa lẫn nhau, gọi là Thủy Hỏa Ký Tế. Nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó, ví dụ là Thận Hư hay Tim Suy mà Khí Thanh Thủy không được điều tiết để thăng lên, hoặc Khí Chân Hỏa không được tự nhiên mà giáng xuống. Trường hợp này gọi là Thủy Hỏa Vị Tế, hay còn gọi là „Tâm Thận Bất Giao“ (Tim và Thận không giao hòa với nhau)
Triệu chứng của bệnh lý này là do khí Thanh Thủy không được thăng lên, nên nó mãi vận chìm ở phía dưới mà thành Trược Thủy gây phù nề đau nhức hoặc buốt lạnh ở tứ chi và thân dưới. Khí Thuỷ không thăng lên để Ký Tế, điều hòa Hỏa Khí, nên Hỏa Khí đáng ra phải từ trên giáng xuống, thì cứ mặc sức mà tán hóa lên phía trên, nung đốt ở phần đầu, lâu thành ra Chân Hỏa bị thất tán, thần khí tiêu tan, vì vậy mà trở thảnh hoảng loạn, điên rồ, mê sảng….Bởi do Thần tán nên không dưỡng được Tinh Huyết. Tinh Huyết vì vậy mà ứ trệ sinh ra đàm giải, nhiệt kết chạy loạn khắp châu thân. (Hội chứng này tương tự như bệnh Tâm Thần trong Tây Y)
Ngoài hội chứng Tâm Thận Bất Giao ra, Y Lý Cổ Truyền còn nói rằng, do bị tổn thương, va chạm hoặc vận động sai lệch tư thế, hoạt động tình dục quá tải làm giản đứt Mệnh Môn, cho nên Khí Âm trong mạch Nhâm không thể lưu thông qua Mệnh Môn để thăng tán vào và dung hòa Khí Dương ở Mạch Đốc, nên Hỏa Khí cứ vậy mà bốc lên đầu, nung đốt Thần sắc mà thành điên loạn, mê sảng. Mặt khác, có thể do luyện tập và hô hấp thâu liễm Khí Hóa sai lệch, làm rối loạn Khí Lực luôn chuyển trong Tiểu Chu Thiên Nhâm- Đốc mà gây nên chứng Tẩu Hỏa, thần khí bị hao tán, không định được Tâm, nên dễ rơi vào Ma Đạo.
Như vậy thì triệu chứng lửa chạy, bốc hỏa lên đầu, tinh thần thảng thốt, mê sảng, điên loạn mà thường được gọi là chứng Tẩu Hỏa Nhập Ma, đâu phải chỉ có vì luyện tập sai một môn công phu nào đó mà bị đâu. Nguyên nhân do luyện công phu sai mà bị THNM chỉ là một nguyên nhân rất khiêm tốn của hội chứng này.
Vì vậy khi bạn không may bị chứng hơi nóng chạy rần rần, thiêu đốt khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là bốc hỏa như lò lửa hừng hực trên đỉnh đầu, thần trí không tỉnh táo, mơ mơ màng màng, cuồng tín và cuồng loạng, hoang tưởng, nói năng lảm nhảm, mơ hồ, mê sảng….Thì trước tiên hãy tìm đến một vị Đông Y Sĩ, để thăm khám, xem mình bệnh từ Thận Hư hay Tim Suy mà dẫn đến chứng Tâm Thận Bất Giao, Thủy Hỏa Vị Tế này trước đã. Đông Y Sĩ chẩn trị theo Vọng Văn Vấn Thiết, ra những toa „Bình tâm giáng hỏa“, „Phục Thận dưỡng thần….“ cho bạn
Khi Đông Y Sĩ, không tìm được cái lý của Tâm Thận Bất Giao, nếu là người Thầy Thuốc có tâm ắt sẽ gửi bạn đến một vị Khí Công Sư nào đó. Người này sẽ giúp bạn đả thông Nhâm Đốc, phục nối lại Mệnh Môn cho bạn.
Các bạn lưu ý. THNM là bệnh „Nội Thương“ có nguyên nhân từ tổn thương chức năng và thực thể của THÂN, chứ không phải bệnh có nguyên nhân từ Tâm Linh. Cho nên, việc hiểu nhầm hai chữ Nhập Ma (đi vào, nhập vào thế giới điên loạn) là „Ma“ nhập vào, rồi lập đàn cúng tế, rước Thầy cúng, Thầy Pháp…về trừ yêu tróc quỉ…Hoặc lên Chùa, „ăn vạ“ các quí Tăng, Ni, nhờ đọc Kinh, niệm Chú, sám hối, chuyển Nghiệp…, làm hỗn loạn Giáo Pháp nơi tôn nghiêm, chính thống…v..v…. Những động thái này chỉ có thể xoa dịu tạm thời nhờ lòng tin, chứ gốc bệnh không thể tiêu trừ được.
Riêng với các bạn theo luyện tập các môn công phu, nhằm tăng cường Chính Khí, Kiện Thân Dưỡng Thần, như Khí Công, Thiền, Yoga. Reki….Nếu lỡ vì khát khao tinh tấn mà dục tốc, hoặc tự luyện theo Yuotube, Google….không có Minh Sư chỉ điểm cặn kẽ, cách vận khí, và thu liễm hô hấp nên để Khí Huyết hỗn loạn, rạn đứt hoặc suy giảm, gây nên chứng như THNM, mà điển hình là lửa bốc đỉnh đầu, cuồng tín mê sảng, mơ mơ màng màng…thì nên tìm đến người có trải nghiệm về các công phu này, họ sẽ tư vấn cho bạn cách tự luyện tập đúng, tự khôi phục lại Nguyên Khí đã bị thất tán, tự phục hồi lại Nhâm Đốc….
Một lưu ý khá quan trọng nữa, là đối với những người trì luyện các loại Công Phu, có liên quan đến các Luân Xa (Chaka/ các Trung Tâm Năng Lượng). Thì Luân Xa hay các Trung Tâm Năng Lượng…trong cơ thể luôn luôn „MỞ“, nó không đóng bao giờ cả, nếu bạn còn đang sống. Mỗi Luân Xa/ Trung Tâm Năng Lượng có một chức năng tiếp nhận, chuyển hóa và điều khiển hoạt động của một vùng cấu tạo, cơ quan trong Thân Thể , hoặc điều khiển một hướng cảm xúc của Tâm Thức khác nhau. Nếu một Luân Xa bị đóng, hoặc không hoạt động, thì cũng đồng nghĩa với các Luân Xa còn lại không MỞ, không tồn tại. Có nghĩa là „TỬ“. Vì các Luân Xa/ Trung Tâm Năng Lượng hoạt động theo một Thể Thống Nhất.
Nguyên Tắc là vậy, thì tại sao phải đi mở Luân Xa. Các công phu tập luyện liên quan đến Luân Xa, thực ra là sự tập luyện về cách tích hợp và bồi bổ Chính Khí, cách quản lý cảm xúc, cách điều khiển Nội Tại, và cách tăng cường Năng Lực Tồn Tại. Các Luân Xa là những khái niệm tượng trưng chỉ nơi tập trung để điều khiển Năng Lượng Sống trong cơ thể…Nó là một phạm trù hoàn toàn Cá Nhân. Nó chỉ có và tồn tại có hiệu lực chuyển hóa Năng Lượng thông qua sự sự trì luyện. Không có ai, không có đấng nào có khả năng chuyển hóa giùm các Trung Tâm Năng Lượng này trong chính cơ thể của các bạn đâu.
Sự cuồng tín vào vào một ai đó, một đấng siêu linh nào đó. Đã tạo cho bạn một Đức Tin để chuyển hóa Tâm Thức đến một cảnh giới thanh cao. Trong khi Thể Nặng (cơ thể xác thịt) của bạn thì vẫn trì trệ trong vòng ô trọc, nặng nề…. Sự mất cân bằng này giữa Tinh Thần (Tâm Linh) với Thể Xác, cũng gây nên Nội Thương vì sự thái quá của Tâm Thức. Và sự nội thương điển hình nhất của tình trạng này là suy giảm và giãn đứt Mệnh Môn. (Nguyên nhân chính của hội chứng THNM của sự luyện tập). Vì Mệnh Môn bị giản/đứt nên Âm Dương không lưu thông- tương tác ở hai đại mạch Nhâm Đốc. Khí Âm uất ở mạch Nhâm, mà trệ lạc xuống xưới. Khí Dương vì không bị kiềm tỏa mà trở nên hung bạo bốc lên đỉnh đầu. Điều trị chứng này nếu không thông Nhâm Đốc, khôi phục Mệnh Môn thì không thể nào chữa khỏi. Kể cả các vị đã Kinh Chú làu thông vạn quyển, ăn chay niệm Phật trường kỳ….
– Mệnh Môn là một trọng huyệt của Mạch Đốc, nằm trên sống lưng, dưới lõm đốt sống lưng số 2. Ngang với 2 huyệt Thận Du của Kinh Bàng Quang. Nằm trên đường nối ngang từ rốn ra sau lưng. (Xem ảnh đính kèm). Vi nó có tầm quan trọng vô cùng đối với Khí Hóa Sinh Tồn nên mới có tên gọi là Mệnh Môn Cửa (của Sinh Mệnh). Và Mệnh Môn cũng là một Đại Trọng Huyệt vô cùng thiết yếu đối với môn đồ trì luyện công phu của Đạo Gia, Phật Gia, Mật tông, Yoga…
https://lethuannghia.com/sap-bai-voi-chinh-khi-phan-1-tu-l…/
(Còn nữa….)
14.11.17
Thuận Nghĩa