Home Khí công TAM NGUYÊN PHỤC MỆNH PHƯƠNG – Ứng dụng kết hợp liệu pháp...

TAM NGUYÊN PHỤC MỆNH PHƯƠNG – Ứng dụng kết hợp liệu pháp “Thở bụng- Thổi chai” trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Suy Thận (Đào Tạo Bác Sĩ Tự Thân)- Phần 2

6072
0

LƯU Ý:


Tôi có 3 câu nói, xin nhắc lại trước, để các bạn tham khảo, nếu như Bạn không cảm thấy có ý nghĩa gì, thì xin đừng đọc tiếp bài viết này:

“…Không bao giờ có một tinh thần an lạc trong một cơ thể bệnh hoạn”

“…Làm chủ và điều tiết được Hơi Thở là làm chủ và kiểm soát được Sinh Mệnh”

“… Không có bệnh gì là không được chữa lành, chỉ có bệnh lười là vô phương cứu chữa”


TAM NGUYÊN PHỤC MỆNH PHƯƠNG – Ứng dụng kết hợp liệu pháp “Thở bụng- Thổi chai” trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Suy Thận (Đào Tạo Bác Sĩ Tự Thân)- Phần 2


Tam Nguyên Phục Mệnh Phương là một liệu pháp đặc trị bệnh Thận Suy mà chúng tôi đã dứng dụng đều trị bệnh suy thận cho cho bệnh nhân đã hàng chục năm nay. Tất cả bệnh nhân tuân thủ và tin tưởng kết hợp chặt chẽ cùng chúng tôi, thì hầu như chưa có bệnh nhân nào không khỏi bệnh cả.

Tam Nguyên Phục Mệnh Phương gồm có 3 phương pháp kết hợp:

1- Đệ nhất “Nguyên”: Hoạt thông thuỷ đạo, thải độc hóa chất và kim loại nặng (Thở bụng- Thổi chai)

2- Đệ nhị “Nguyên” : Ngoại đan, Thực dưỡng, bồi bổ chính khí (Thảo dược, ăn uống)

3- Đệ tam “Nguyên”: Hành khí phục nguyên (Luyện tập tích cực- Khí Công)

Trong liệu trình hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh suy thận cho chính mình (Đào tạo Bác sĩ tự thân). Thì Đệ nhất nguyên luôn luôn được sử dụng cho mọi cơ địa bệnh lý. Riêng Đệ nhị nguyên và Đệ tam nguyên thì phải tuỳ vào từng cơ địa bệnh lý Suy thận khác nhau, mà chúng tôi có các toa thào dược hoặc cách tư vấn ăn uống khác nhau. Và đặc biệt sẽ có những Bài khí công đặc thù dành riêng cho từng cơ địa cơ thể và bệnh lý của từng người bệnh.

A/ Đệ Nhất Nguyên: HOẠT THÔNG THỦY ĐẠO

Trong cơ thể con người có 70%- 80% là nước. Hầu như tất cả các bệnh tật nan y đều liên quan đến nước. Trong đó Suy Thận là một điển hình.

Nếu bạn bị bệnh Suy thận, hoặc các chứng có liên quan đến bệnh Thận hư. Bạn đến Bác sĩ Tây Y, và kể cả Đông Y cũng đều được lời khuyên với 2 xu hướng sau đây

a/ Uống thật nhiều nước để giúp Thận thải độc, lọc máu
b/ Đừng uống nhiều nước quá, vì uống quá nhiều nước, Thận đã hư, còn bắt nó phải làm việc liên tục sẽ bị suy hư thêm.

Cả 2 tư vấn này đều “ĐÚNG” và cũng đều “SAI”. Vậy thì làm thế nào để giải quyết được mâu thuẩn này?.

Hướng giải quyết:

Nguyên lý 1: (Sinh học hiện đại)
– Khi chúng ta quan sát, ví dụ như chúng ta thổi phà hơi vào một tấm kiếng, thì hơi nước đọng lại ở đó rất nhiều. Hoặc chúng ta nhìn một con chó ở giữa trưa hè, hoặc các loại thú ăn thịt hoang dã trong trời nóng bức, chúng sẽ có động thái thè lưỡi ra và thở hỗn hển dồn dập. Đó là vì chúng có bộ lông dày không thể làm thoát hơi để điều hòa thân nhiệt nên mới thè lưỡi ra thở để hơi nước thoát ra theo hơi thở. Có nghĩa rằng trong Hơi thở có một lượng hơi nước thoát ra rất nhiều….

Nguyên lý 2: (Cơ chế của Hệ hô hấp- Y sinh học hiện đại)
– Trong Hơi thở ra có từ 250-300 loại thán khí, trong đó có rất nhiều loại thán khí có nguồn gốc A- xít (Ợ chua, mùi chua, mùi cồn rượu…. )

Nguyên lý 3: (Cơ thể học Hiện đại)
– Dung tích tổng thể Phổi của một người bình thường là 6 lít. Nhưng dung tích hoạt động của một lần hít vào thở ra chỉ vào khoảng 1/2 lít (500ml). Dung tích có thể hít vào hết sức sau khi đã hít vào bình thường còn lại đến 3,8 lít. Dung tích cặn, sau khi đã thở ra bình thường còn lại đến 1,2 lít. Nếu chúng ta chỉ hít vào thở ra như bình thường thì chỉ sử dụng hơn 1/10 dung tích phổi. 9/10 dung tích phổi còn lại để làm gì?

– Lúc thở ra bao giờ trong phổi cũng còn 1,2 lít dung tích cặn. Lúc thở ra do áp lực phổi đẩy thán khí ra. Những loại khí có tỷ trọng nhẹ như Hydro, Metal, Akoho, Co2… sẽ ra trước. Các loại khí là hỗn hợp hoặc là kim loại nặng dạng phân tử sẽ tồn động lại trong Dung tích cặn. Và có thể sẽ bị thẩm tháu lại trong máu.

Nguyên lý 4 (Y học Cổ truyền)
– Theo nguyên lý của Y học Cổ truyền Á đông, thì Thận và Bàng quang thuộc về hành THUỶ. Phế (Phổi) và Đại trường (Ruột già) thuộc hành KIM.

Theo nguyên tắc của Ngũ hành Tương Sinh thì KIM sinh ra THỦY. Vì vậy Kim là MẸ của Thủy. Cũng có nghĩa là Thủy là CON của Kim.

Như vậy có nghĩa là Phổi là là Mẹ của Thận và ngược lại Thận là Con của Phổi.

Theo nguyên tắc điều trị của Y học Cổ truyền thì “HƯ BỖ MẪU, THỰC TẢ TỬ”. Có nghĩa là khi Con bị hư- suy thì phải bồi bổ ở MẸ, vì mẹ có sung túc, dồi dào mới nuôi được cho con khoẻ được. Ở đây con Thận suy-hư nên muốn làm cho nó mạnh lên, cường tráng lên thì phải bồi bổ ở Phổi (Phế Kim sinh Thận Thủy)


Với một loại hơi thở Bụng (Phúc hồ lô, Thở bình) 3 thì đặc biệt (Hít vào rất nhẹ bằng mũi cho bụng phình ra đầy hơi- Ngưng lâu như có thể- Thóp bụng thở ra rất từ từ bằng miệng kết hợp thổi vào chai)

Dùng loại Hơi Thở này kết hợp với một động tác chuyển động cơ thể đặc thù. Không những làm cho Thận nóng lên mà còn giải quyết được 4 Nguyên tắc vừa trình bày ở trên

Động thái này không những giải quyết được Mâu Thuẫn của 2 trường phái: “Nên uống nhiều nước hay nên uống ít nước khi Thận bị suy hư”, mà còn, nếu như được hướng dẫn cặn kẽ về Hành Tức nó còn có khả năng làm tăng thân Nhiệt cục bộ ở vùng vỏ xương, và làm cho các hợp chất của Chì và Thuỷ ngân phân tử bị lắng bám ở đây phân rã và được Thận và Hơi thở giải phóng ra ngoài cơ thể.

Trước khi luyện tập trọn vẹn “Đệ nhất Nguyên”, (Một liệu pháp chỉ có lợi chứ không có hại). Bạn hãy cố gắng nhìn theo các hình đính kèm, có đánh số thứ tự và chú giải cụ thể ở dưới bài viết.

Phải nắm bắt được Nguyên lý và thực hành thật thành thục loại Hơi thở này trước, sau đó bạn mới có thể ứng dụng và luyện tập được “Đệ nhất nguyên” của “Tam Nguyên Phục Mệnh Phương….”

28.03.20
LY.KCS. Lê Thuận Nghĩa

SHARE