Home Ký sự “RÚT RA KẾT LUẬN….”

“RÚT RA KẾT LUẬN….”

554
0

Nghiên cứu Khoa Học được vận dụng kỹ thuật tân tiến nhất, đầu tư nhiều tiền nhất, thực hiện lâu dài nhất… và được kỳ vọng nhất, nhưng kết quả có được là sự “mù mờ” nhất của loài Người, đó là nghiên cứu về Vũ Trụ.

Hầu hết các kết quả nghiên cứu về Vũ Trụ đều được kết luận bằng các Giả thuyết, và luôn luôn là đề tài tranh cãi của các nhà Khoa học.

Vì vậy thông tin về lĩnh vực này “thực hư” như thế nào tùy thuộc vào Ý thức và sự Cảm nhận của người đọc.

Với Bạn, kết quả thí nghiệm của NASA dưới đây cho bạn được thông tin gì nào?

1- TIN TỨC

Bản tin tiếng Anh:

NASA raised thousands of jellyfish in space. They ended up unfit for life on Earth.

Since the early 1990s, we humans have been doing something both odd and eminently sensible: We’ve been launching jellyfish into space. And we have been doing so for science. During NASA’s first Spacelab Life Sciences (SLS-1) mission in 1991, NASA began conducting an experiment: “The Effects of Microgravity-Induced Weightlessness on Aurelia Ephyra Differentiation and Statolith Synthesis.” To carry it out, the space shuttle Columbia launched into space a payload of 2,478 jellyfish polyps—creatures contained within flasks and bags that were filled with artificial seawater. Astronauts injected chemicals into those bags that would induce the polyps to swim freely (and, ultimately, reproduce). Over the course of the mission, the creatures proliferated: By mission’s close, there were some 60,000 jellies orbiting Earth.

The point of all this, as the experiment’s title (sort of) suggests, was to test microgravity’s effects on jellyfish as they develop from polyp to medusa. And the point of that, in turn, was to test how the jellyfish would respond when they were back on Earth. Jellyfish, foreign to us in so many ways, are like humans in one very particular manner: They orient themselves according to gravity.

As the biologist RR Helm explains it:

When a jelly grows, it forms calcium sulfate crystals at the margin of its bell. These crystals are surrounded by a little cell pocket, coated in specialized hairs, and these pockets are equally spaced around the bell. When jellies turn, the crystals roll down with gravity to the bottom of the pocket, moving the cell hairs, which in turn send signals to neurons. In this way, jellies are able to sense up and down. All they need is gravity.

Humans, of course, are similarly sensitive. We sense both gravity and and acceleration using otoliths, calcium crystals in our inner ears that move ultra-sensitive hair cells, thus informing our brains which way gravity is pulling us. So if the space-raised jellyfish didn’t fully develop their version of gravity-sensors, the thinking goes, it’s likely that humans raised in microgravity would have similar trouble.

And here, according to Deep Sea News, is the result of the studies: The astro-jellies’ sense of gravity did, indeed, seem to be impaired by being raised in space. The results of the STS-1 experiment, published in the journal Advances in Space Research, noted that while the space-bred jellies were “morphologically very similar to those which developed on Earth,” their motor abilities were different on Earth than they were in microgravity. In a kind of lit review of the jelly experiments, Helm notes that “while development of the sensory pockets appears normal, many more jellies had trouble getting around once on the planet.” The difficulties included, alas, “pulsing and movement abnormalities, compared to their Earth-bound counterparts.”

Basically, the invertebrates had vertigo. (Or, as PopSci puts it: “As cool as being an astronaut baby sounds, the jellies didn’t develop the same gravity-sensing capabilities as their Earthly relatives.”) Which may not bode well for the vertebrate organisms that may be born in microgravity—space-faring humans among them.

Đại ý bản dịch như sau:

NASA cho hàng nghìn con sứa sinh sản trong vũ trụ và điều kì lạ xảy ra khiến ai cũng phải kinh ngạc

Ít ai biết rằng trong quá khứ NASA đã từng có 1 thí nghiệm đáng chú ý. Theo đó hàng nghìn con sứa được đưa vào không gian vũ trụ để sinh sản. Việc sinh sản diễn ra bình thường nhưng chỉ có 1 hiện tượng khiến ai cũng phải kinh ngạc…Cuối thập niên 1940, con người đã thực hiện các thí nghiệm đưa các loài động vật vào không gian để theo dõi ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực (microgravity) đến các sinh vật sống.

Các “phi hành gia động vật” nhiều lần thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong không gian. Trong đó, một sứ mệnh của NASA đã đạt được thành công vang dội: Đưa 2.487 con sứa biển sinh sản trong không gian.

Nằm trong Sứ mệnh Spacelab Life Sciences lần đầu tiên của NASA (SLS-1) khởi động năm 1991, 2.487 con sứa đã được đóng gói trong túi nước biển và phóng vào không gian trên tàu con thoi Columbia.

Kết quả khảo sát thật bất ngờ, sau hơn nửa tháng bay quanh Trái đất, 2.487 con sứa biển đã sinh sản lên đến hơn 60.000 con. Dường như trong không gian, khả năng sinh sản của sứa được tăng cường rất nhiều.

Các nhà khoa học lúc đó dấy lên hi vọng mới và chuẩn bị sử dụng phương pháp tương tự để thử nghiệm khả năng sinh sản của các loại thủy sản khác trong không gian. Xa hơn nữa, họ hy vọng con người cũng có thể sinh sản trong không gian, biến vũ trụ thành nơi sinh sống lâu dài.

Phát hiện điều bất thường

Tuy nhiên, chưa kịp hiện thực hóa điều này thì các nhà khoa học trong dự án đã nhận ra một điều bất thường.

Tất cả những con sứa được sinh ra trong không gian đều trở thành “sứa khờ” khi được mang về Trái Đất, chúng bơi như đầu cắm xuống đất, di chuyển loạng choạng như kẻ say rượu.

Những con sứa này đã mất đi khả năng định hướng, chúng di chuyển khó khăn hơn nhiều so với những người họ hàng sinh ra từ Trái đất, hay nói cách khác, sứa không gian hoàn toàn lạ lẫm với từ trường ở hành tinh này.Bên trong một con sứa thông thường sẽ có rất nhiều thụ thể xác định từ trường (graviceptor) dưới dạng các tinh thể canxi sunfat, được giữ trong các túi bao có tế bào lông nhạy cảm. Khi một con sứa thay đổi hướng di chuyển, các tinh thể canxi sunfat sẽ lặn xuống đáy các túi và báo hiệu cho các tế bào lông đi theo hướng nào.

Các nhà nghiên cứu chú ý rằng, thụ thể xác định từ trường của sứa không gian trông vẫn bình thường nhưng lại không phát huy tác dụng. Có thể những thụ thể này đã bị hiệu chỉnh sai, hoặc kết nối không chính xác với hệ thần kinh của sứa.

Con người cũng có một chất lỏng ở tai trong vận hành tương tự như các thụ thể xác định từ trường của sứa. Bởi vậy, nhiều khả năng con người được nuôi dưỡng trong môi trường vi trọng lực sẽ không thể di chuyển bình thường khi quay trở lại Trái đất.

Nhiều loài động vật được sinh sản trong không gian khác cũng từng ghi nhận hiện tượng này. Theo NASA, cá và nòng nọc bơi theo đường vòng thay vì đường thẳng khi được đưa lên vũ trụ.

Năm 2007, Jeffrey Alberts đã làm việc với NASA để nghiên cứu xem chuột mẹ dành tuần cuối cùng của thai kỳ trong không gian sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuột mới sinh. Alberts phát hiện ra những con chuột con được sinh ra ngoài vũ trụ không thể tự lật mình, chúng nằm ngửa bụng ngay cả khi ở dưới nước. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài mãi mãi, cảm giác bình thường về trọng lực cũng được khôi phục dần theo thời gian.

Một nghiên cứu được công bố trên PLoS ONE vào năm 2011 cho thấy, ốc sên sống trong không gian lại rất nhạy cảm với trọng lực. Khi bị nghiêng hoặc lộn ngược, chúng cố gắng xoay mình nhanh hơn những con ốc sên sinh ra từ Trái đất, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xoay đúng hướng.

Các nhà khoa học sẽ cần nghiên cứu thêm trước khi có thể kết luận việc lớn lên trong không gian tác động đến con người như thế nào. Nhưng có thể dễ nhận ra, lớn lên ở môi trường vi trọng lực chắn hẳn sẽ rất “kỳ quặc”. (ST)

2- Kết Luận (của riêng tôi)

– Thời điểm/ Thời gian ra đời có quyết định quan trọng đến hành vi sống trong tương lai của Động vật

– Môi trường tại lúc ra đời cũng có ảnh hưởng đến đặc điểm của sinh học, tâm lý và hành vi sống sau này của Sinh vật.

– Vậy thì việc dự đoán “Vận mệnh” của một con Người theo Ngày, tháng, năm, giờ… sinh của Tử Vi là có cơ sở Khoa Học

– Một đứa bé tại thời điểm sinh ra thừa hưởng được môi trường Hạnh Phúc của Bố Mẹ nhất định sẽ có Sáng lạng trong tương lai

– Những đứa bé được sinh ra bằng Khát vọng và mong muốn của cả Bố mẹ sẽ có kỹ năng và khát vọng sống mãnh liệt hơn những đứa trẻ sinh ra không do sự mong muốn của Bố mẹ

– Những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp tự nhiên sẽ phát triển tự nhiên hơn những đứa trẻ sinh ra trong điều kiện không tự nhiên…

v..v….

05.09.20

Thuận Nghĩa

SHARE