(PHẦN 4: Các Qui tắc ứng dụng “NGUYÊN LÝ ÂM-DƯƠNG” trong “ Y Thuật “LƯƠNG- HỎA ĐỊNH PHONG CHÂM” và “LƯƠNG- HỎA ÁN MA PHÁP”)
1- Qui tắc: “Người Cấy Lúa” (Xem phần 1)
2- Qui tắc: “Dòng Sông” (Xem phần 2)
3- Qui tắc: “Rừng Cây” (Xem phần 3)
4- Nguyên tắc Vật lý của hiện tượng “co quắp” tay chân sau Đột quị.
Hiện tượng co quắp Tay, Chân sau đột quị hoặc tai biến Não là hiện tượng co- giãn cơ không đồng bộ phía ngoài và phía trong của cánh Tay. Hiện tượng co quắp này tuân thủ nguyên tắc Vật lý, giống “Trò chơi kéo co”, bên nào Mạnh/ Thịnh hơn thì bị kéo lệch về bên đó. Ví dụ (Xem hình đính kèm):
– Hình 1 (H.1) là hình mô phỏng các hướng đi của đường Kinh Âm chạy phía trong của cánh Tay
– Hình 2 (H.2) là hình mô phổng hướng đi của các đường Kinh Dương, chạy phía ngoài của cánh Tay
– Hình 3 (H.3) là hình mô phỏng chứng co quắp ngược ra ngoài (Rất hiếm gặp). Ở đây là các Kinh Âm quá suy yếu (Âm Suy), cho nên các Kinh Dương mạnh (Thịnh) kéo ngược bàn tay co quắp ra phía ngoài. Muốn điều trị chứng này thì phải BỔ ÂM và TẢ DƯƠNG của cánh Tay
– Hình 4 (H.4) là hình mô phỏng chứng co quắp vào trong. Ở đây là biểu hiện của các Kinh Dương bị hư, yếu (Dương suy) và các đường Kinh Âm thì mạnh bạo (Âm thịnh), nên bị kéo co quắp Tay vào phía trong (Phía các đường kinh Âm). Muốn điều trị chứng này thì phải TẢ ÂM, BỔ DƯƠNG của cánh Tay.
– Hình 5 (H.5) là hình mô phỏng phép Tả Âm và Bổ Dương trên cánh tay phía bị co quắp (Tay bệnh). Hình này trình bày thêm kỹ thuật Tả Âm và Bổ Dương cụ thể. Kỹ thuật “Tả Âm” là vuốt, bấm, day, ấn, mạnh sâu đến Tinh huyệt… ngược chiều kim đồng hồ, và thực hiện thao tác từng đoạn ngắn nghịch đường Kinh, từ Hạ nguồn đến Thượng nguồn của đường Kinh. Kỹ thuật “Bổ Dương” là vuốt nhẹ ngoài Thần huyệt, vuốt day thuận đường Kinh và bắt đầu vuốt day từ Thượng nguồn đến Hạ nguồn của đường Kinh.
– Hình 6 (H.6) là hình mô phỏng Kỹ thuật “Tả Dương” bên phía tay lành (Tay bình thường không bị co quắp). Muốn “Bổ dương” bên phía tay bệnh được ráo riết hơn, thì phải Tả bớt khí Dương bên Tay lành, để khí Dương khi bị tả bớt sẽ tràn qua bên đường kinh Dương của tay bệnh (Bổ Dương bên tay bị co quắp vào trong)
– Hình 7 (H.7) là hình mô phỏng Kỹ thuật “Bổ Âm” bên tay không bị co quắp (Tay lành). Muốn Tả Âm, bên tay bị co quắp được ráo riết hơn thì cần phải có động thái vuốt, bấm hỗ trợ bên tay còn lành. Bổ Âm bên phía Tay lành là để Khí Âm bên Tay bệnh sẽ bị kéo sang, khi bị đánh tả, đẩy đi bốt (Thuật tả)
5- “Công thức” trị chứng co quắp Tay và Chân cho người không hiểu về Đông Y:
Đối với những người không có hiểu biết về Đông Y và các Qui tắc Cơ thể học Đông Y, khi muốn hỗ trợ trị liệu cho người nhà hoặc thân hữu thì thực hiện theo các “Công thức trị liệu” sau (Thực hiện một cách máy móc):
a/ Bên phía Tay bị co quắp vào trong:
– Day, bấm, vuốt… lần lượt từng đoạn ngắn từ dưới ngón tay phía trong lên lòng bàn tay, rồi từ lòng bàn tay, vuốt phía trong đến cổ tay… rồi lần lượt vuốt lên khuỷu tay… rồi vuốt lên lòng ngực… Kỹ thuật day bấm tương đối mạnh, và đặc biệt mạnh vào các gốc cơ (Tả Âm). Vuốt khoảng 5-10 lần
– Vuốt nhẹ dọc phía ngoài cánh tay, từ dưới ngón tay lên sau bả vai (Bổ Dương). Vuốt khoảng 15-20 lần
b/ Phía tay lành (Tay không bị co quắp):
– Kéo vuốt nhẹ phía trong từ lòng ngực xuống dưới ngón tay (Bổ Âm) 15-20 lần. Day vuốt mạnh phía ngoài, từ bả vai xuống các ngón tay (Tả Dương)
c/ Phía chân bị co quắp vào trong:
– Day vuốt mạnh phía trong từ trên bẹn, gối xuống các ngón chân (Tả Âm). Vuốt nhẹ bên ngoài từ trên đùi, gối…xuống phía trên của bàn chân và ngón chân (Bổ Dương)
d/ Phía chân lành (Chân không bị co quắp)
– Vuốt nhẹ bên trong của cẳng chân, vuốt từ dưới lên trên (Bổ Âm). Day vuốt mạnh bên ngoài cũng từ dưới lên trên (Tả Dương)
6- Công thức của “Lương- Hỏa định phong châm” dành cho “Cao thủ” Châm cứu:
– Bên Tay co quắp: Châm “Thấu thiên lương” huyệt Nội quan, châm “Thiêu sơn hỏa” huyệt Khúc trì
– Bên Tay lành: Châm “Thiêu sơn hỏa” huyệt Liệt khuyết, châm “Thấu thiên lương” huyệt Hợp cốc
– Bên chân co quắp: Châm “Thấu thiên lương” huyệt Tam âm giao, châm “Thiêu sơn hỏa” huyệt Túc tam lý.
– Bên chân lành: Châm “Thiêu sơn hỏa” huyệt Âm lăng tuyền, châm “Thấu thiên lương” huyệt Côn lôn hoặc Huyền chung (Tuyệt cốt).
Lưu ý: Công thức có tính căn bản là vậy, nhưng với người Thầy thuốc giỏi có thể tùy vào Thời khí của Huyệt vị mà thủ huyệt nào cho hợp lý. Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Châm “Thiêu sơn hỏa” khi dụng trọng huyệt trên đường Kinh có thời Khí mạnh nhất. Châm “Thấu thiên lương” trên trọng huyệt của đường Kinh có thời Khí suy yếu nhất ( Thời châm).
LƯU Ý:
– Thuật “Lương- Hỏa Án Ma Pháp” là phương pháp day, bấm huyệt hỗ trợ tích cực cho việc điều trị chứng co quắp tay, chân sau tai biến não rất hữu hiệu, nếu được thực hiện sớm và tích cực thường xuyên. Liệu pháp này đa số các Thành viên của các Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường đều đã được truyền dạy rất kỹ lưỡng. Vì vậy ai muốn tiếp cận phương pháp này để hỗ trợ trị liệu cho người thân, thì xin liên lạc với các TN- DSĐ khắp các vùng miền để họ chỉ dạy lại cho. Phương pháp đơn giãn, dễ tiếp thu.
– Thuật “Lương- Hỏa định phong châm” khá phức tạp, cho nên ai có nhã hứng với Y thuật độc đáo này của Thái Y Viện triều Nguyễn, thì liên lạc, tôi sẽ chia sẻ một cách tận tình, chu đáo. Hy vọng phương pháp này không bị thất truyền!!!!
Chân thành cảm ơn sự theo dõi Serri này của Quí vị Đọc giả và Bằng hữu, Đồng nghiệp…!!!
06.06.21
Thuận Nghĩa