Các bài viết liên quan: (Gõ vào Google)

“LƯƠNG HỎA ĐỊNH PHONG CHÂM” -Luận bàn về Y Thuật

(Một phương pháp châm cứu đặc trị hữu hiệu chứng “Co quắp và Bại xuội” sau Phong đột quị của Thái Y Viện triều Nguyễn có thể bị thất truyền)

– BÀN VỀ “VẤN NẠN” CO CỨNG và BẠI XUỘI CỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỊ DO TAI BIẾN NÃO (Cung cấp tư liệu Y Khoa)

1- Nguyên tắc: “NGƯỜI CẤY LÚA”

Qui luật Âm- Dương (Một khái niệm Triết Học trong Thế giới quan của Triết học Á- Đông) khi được qui nạp vào Cơ thể con người có rất nhiều nguyên tắc qui nạp khác nhau. Ví dụ:

– Nguyên tắc “Nội Ngoại”: Trong là Âm, ngoài là Dương

– Nguyên tắc “Tả- Hữu”: Bên phải là Âm, bên Trái là Dương

– Nguyên tắc “Thượng- Hạ” “Phía trên là Dương, phía dưới là Âm

– Nguyên tắc “Tiền- Hậu”: Phía trước là Âm, phía sau là Dương

– Nguyên tắc “Khí- Huyết”: Khí thuộc về Dương, Huyết thuộc về Âm

– Nguyên tắc “Tạng-Phủ”: Tạng là Âm (Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào”. Phủ là Dương: (Dạ dày, Bọng đái, Mật, Ruột già, Ruột non, Tam tiêu)

….

Nguyên tắc qui nạp “Âm- Dương” được ứng dụng trong “Lương Hỏa Định Phong Châm” là một Nguyên tắc kết hợp giữa “Nguyên tắc Tiền- Hậu” và “Nguyên tắc Tạng- Phủ”. Gọi là “Nguyên tắc NGƯỜI CẤY LÚA”.

Nguyên tắc “Người Cấy Lúa” là nguyên tắc dựa vào hình thể của người Nông dân đang úp mặt xuống ruộng để cấy lúa. Hành động của người cấy lúa là cúi khom người, úp mặt xuống ruộng… Nội dung của Nguyên Tắc “Người Cấy Lúa” là để mô tả “nơi chốn” và “ vị trí” của phần Cơ thể và Kinh mạch thuộc về hành Khí Âm hay hành Khí Dương. Nguyên tắc “Người Cấy Lúa” qui định:

Phần/ Phía cơ thể của Người cấy lúa úp xuống phía Dưới ruộng thuộc về Khí Âm, phía ấy thuộc về Vị trí của các Kinh Âm chạy ở đó , Phần/ Phía cơ thể hướng Lên Trời thuộc về Khí Dương, phía ấy thuộc về Vị trí của các Kinh Dương chạy ở đó…

Ý nghĩa của Nguyên tắc “Người Cấy Lúa” ứng dụng trong “Lương- Hỏa Định Phong Châm” là ý nghĩa Phương thế của Âm- Dương và Kinh Mạch Âm- Dương của Cơ thể. Dựa vào sự qui nạp của Quí tắc này, phân định Âm- Dương cụ thể như sau:

– Phía trước (Phía trước bụng, phía úp mặt xuống ruộng..) là nơi các đường KINH ÂM chạy ở đó: Bao gồm các đường kinh Thận, Tỳ, Gan bắt đầu chạy từ phía dưới bàn chân lên lên đến bụng và kết thúc ở lòng ngực. Và các đường kinh Tâm, Tâm bào, Phế chạy từ lồng ngực và đầu phía trong cánh tay chạy xuống phía ngón tay

=

– Phía sau (Phía sau lưng, phía ngửa lên trên trời..) là nơi các đường KINH DƯƠNG, chạy ở đấy. Cụ thể là các đường kinh Bàng quang, Đởm, Vị chạy từ phía đầu mặt chạy vất ra sau lưng và chạy xuống phía ngoài của cẳng chân, xuống dưới các ngón chân. Các đường kinh Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường chạy từ đầu các ngón tay chạy lên phía ngoài của cánh tay, chạy lên và kết thúc tại vùng đầu, mặt…

… Nói tóm lại , những đường Kinh Âm chạy ở phía cơ thể úp xuống ruộng tương tự tư thế của “Người Cấy Lúa”. Các đường Kinh Dương chạy ở phía ngoài, phía cơ thể hướng lên trời, tương tự tư thế khom người của “Người Cấy Lúa”

2- Qui tắc: “DÒNG SÔNG (Xem phần 2)

3- Qui tắc: “RỪNG CÂY” (Xem phần 3)

04.06.21

Thuận Nghĩa

SHARE