Home Y Khoa Khảo Luận Qui nạp thêm tà khí – Phần 2 (khảo luận)

Qui nạp thêm tà khí – Phần 2 (khảo luận)

3324
0
Đã hơn 1 thế kỷ kể từ khi Bác sĩ Camille Larvaron đề cập đến vấn đề “sóng độc hại” trong luận án tiến sĩ của mình với tựa đề “Những Ảnh Hưởng Độc Hại” . Loạt mệnh đề đưa ra như một câu hỏi để ngỏ đã được các nhà Sinh Hóa các chuyên gia Y tế đặc biệt quan tâm.

“Có những vùng thổ nhưỡng bình thường như mọi nơi khác tại sao luôn luôn xảy ra tình trạng cây cỏ không mọc được hoặc mọc lên rất khó khăn và phát triển rất còi cọc hoặc dị dạng..”
..
“Ở nông thôn các bác sĩ thú y thường quan tâm đến vấn đề một số chuồng trại cho dù đã phòng ngừa rất cẩn thận nhưng vẫn xảy ra những tai nạn thường xuyên”
..
“Có những con đường thường xuyên xảy ra tai nạn chết chốc mặc dù đã được cảnh báo và đặc biệt quan tâm phòng ngừa bằng các biển báo và khắc phục kỹ thuật..”

“Có những ngôi nhà mà đa số thành viên trong đó đều mắc chứng mất ngủ triền miên nơi nhiều thế hệ nối tiếp nhau mắc những căn bệnh khắc nghiệt tương tự nhau như ung bướu đột quị…điên loạn. Đã từ lâu người ta đã đặt dấu hỏi cho “làng ung thư” “làng phong cùi” “làng người mù” “làng người điên”….
…Từ những câu hỏi để ngỏ đó có rất nhiều chuyên viên quan sát viên đặc biệt quan tâm và quan sát ghi chép lại và đã loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên để định hướng đến nguyên nhân “sóng độc hại”.
Trong những “ghi chép” đó thì công trình của các bác sĩ Đức là Kolb và Behla vào năm 1902 mang tính nghiên cứu thực nghiệm rất cao. Đó là công trình đo đạc và xác định ảnh hưởng của hàng trăm ảnh hưởng phát lên từ lòng đất trên tần số quang phổ của Ung Bướu.Vào năm 1903 Nam tước Von de Pohn đã xác định quan điểm của mệnh đề trên bằng Cảm Xạ Học. Luận chứng của Ông bị phản bác và chống đối vì thiếu cơ sở tin cậy của khoa học thực nghiệm. Và họ cho đó chỉ là những trực giác thông qua dao động con lắc và đũa cảm xạ không thể chứng minh cho thực tiễn khoa học ứng dụng đượcLuận chứng này của Von Pohl đã được một kỹ sư người Pháp và một Giáo sư người Nga chứng minh bằng một hệ thống khảo nghiệm bằng các thiết bị đo đạc hiện đại.
Cả hai nhà khoa học này đều xác định “sóng độc hại” có thật và thể hiện qua sự hiện hữu của hiện tượng ion hóa.Kỹ sư  Cody người Pháp cho rằng hiện tượng ion hóa không có gì khác hơn ngoài “gaz radon”
Giáo sư người Nga Techajewsky cho rằng nếu không có sự ion hóa nhất định trong môi trường thì không thể tồn tại sự sống. Nếu không khí không bị ion hóa thì con bồ câu sẽ chết trongvòng 9 ngày và chuột chỉ sống được 2 ngày.

Giáo sư người Nga kết luận: Sự  ion hóa tồn tại khắp mọi nơi nhưng  khi nó vượt ra khỏi một cường độ nhất định nào đó thì trở nên rất nguy hiểm cho đời sống của sinh vật.  Nơi xảy ra các hiện tượng io hóa quá mức thường xảy ra theo phương thẳng đứng trên các mạch nước ngầm chổ các phay trượt giữa các tầng địa chất.”
(Thời đó các sóng cực ngắn của vô tuyến truyền thông lổ hổng ozon chưa được biết đến. Thực chất hiện nay các sóng bức xạ vũ trụ xuyên qua lổ hổng ozon và các sóng truyền thông như sóng radio sóng vô tuyến truyền hình sóng điện thoại ra- đa internet…đã tham gia vào việc ion hóa môi trường một cách rất “tích cực” để đưa cường độ ion hóa không khí đến ngưỡng quá tải trên phạm vi rộng lớn trong vùng sinh trưởng của sinh vật và quần thể dân cư của con người- Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn bệnh “thế kỷ”)

Sau công trình nghiên cứu của kỷ sư Cody và Giáo sư Traijewsky kế đến là những thực nghiệm của kỹ sư Loir và bác sĩ Dannert người Thụy sĩ và các môn đồ của ông Kỹ sư Lienert và bác sĩ Jenny.

Những công trình của họ nghiên cứu “sóng độc hại” trong môi trường ion hóa quá độ lên chuột bạch.

Các công trình nghiên cứu đo đạc và thực nghiệm lưu ý những vùng độc hại nhất (trên mạch nước ngầm trên phay trượt địa chấn). Những tác động đó tùy từng trường hợp thể trạng của cơ thể mà tác gây nên tình trạng mất ngủ rối loạn chức năng mất thăng bằng tế bào và phát sinh ra ung bướu….

Đã hơn 1 thế kỹ thực nghiệm đó đã chứng minh cho sự tồn tại của sống độc hại đến sức khoẻ và bệnh tật của con người. Song đã hơn 1 thế kỹ trong khi những tiến bộ về khoa học về kỹ thuật đã đưa đến cho Y khoa những bước tiến nhảy vọt. Nhưng vấn đề “sóng độc hại” vẫn chưa được đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa thích đáng.

Đó cũng là một yếu điểm của Y học Tây Phương. Vì bản chất của Y Học Hiện Đại (Tây Y) chỉ quan tâm đến các biện pháp dập tắt triệu chứng. Chứ ít quan tâm đến việc đào thải gốc bệnh mầm bệnh.

Lý thuyết về “sống độc hại” được minh chứng như một nguyên nhân hiển nhiên trong hệ thống chẩn trị y tế. Nhất là đối với những căn bệnh thế kỹ như Ung thư Đột quị Khủng hoảng tâm lý Tiểu đường Máu mỡ v..v…

Nhưng biện pháp khắc phục để phòng ngừa những nguyên nhân gốc rễ đó lại ít được quan tâm. Cho đến bây giờ vẫn chỉ dừng lại ở chổ quan tâm đến việc làm thế nào dập tắt những triệu chứng của căn bệnh mà thôi.

Trong khi biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là vấn đề ngăn ngừa “sóng độc hại” tham gia quá trình ion hóa môi sinh thái quá trong khu dân cư.

Biện pháp ngăn ngừa “sóng độc hại” liệu có khả thi không khi đời sống văn minh không thể tách rời với các sóng vô tuyến và các loại sóng bức xạ khác như ánh sáng nhân tạo sóng truyền hình sóng điện thoại di động và internet….

Mặc dầu các công trình nghiên cứu mới đã xác định được rõ ràng các tác nhân gây nên “sóng độc hại hiện đại” nhưng vẫn không quan tâm đến việc phòng ngừa tích cực.

(Các tác nhân gây nên “sóng độc hại hiện đại” được xác định như sau:
1) Sự xuất hiện của những trường dẫn khác nhau do các nhóm đồ điện gia dụng trạm truyền thanh truyền hình các loại máy phát điện ánh sáng nhân tạo sóng intenert sóng điện thoại di động lò viba máy phát thanh micro v..v…
2) Bức xạ ánh sáng nhân tạo từ các loại bóng đèn điện
3) Tia tĩnh điện được sinh ra từ các nguyên liệu như sợi hóa học động cơ mạnh ô to bếp điện …
4) Hiệu ứng Faraday xuất phát từ những sườn nhà kết cấu bằng kim loại và bê tông cốt thép
5) Rối loạn ion hóa do các khí hóa học dùng trong đời sống như dầu thơm khí thải máy lạnh…
6) Sóng màu độc hại. Là những bức xạ do những mãng màu không giao thoa hài hòa gây nên
7) Tia lạnh nóng do các thiết bị điều hòa nhiện độ
8) Hóa năng lượng được sinh ra từ màu sơn màu giấy chất cách điện các tạp chất keo dán và các chất pha trộn khác
9) Sóng hình dạng  được phát sinh ra từ những khối kiến trúc nhà ở cũng như thiết bị nội thất
10) Sóng âm thanh hổn loạn do các thiết bị và đời sống đô thị gây nên..
…..)

Việc phòng ngừa tích cực các “sóng độc hại hiện đại” (ác xạ) là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng chống các căn bệnh thế kỹ nhất là đối với bệnh Ung Bướu và Khủng Hoảng Tinh Thần.
Việc này không còn chỉ là lãnh địa riêng của những Kiến trúc sư những kỹ sư xây dựng nhà thiết kế nội thất hay chuyên viên qui hoạch đô thị nữa. Bởi vì chính họ đã vì những lợi ích riêng cho công việc “Kiến tạo khu Dân cư”. Họ đã và đang trở thành những “đồ tể” những “sát thủ” tàn sát dân cư được luật pháp và cuộc sống chấp nhận.

Kiến trúc xây dựng Đô Thị hiện đại cần phải có sự tham gia của chuyên viên y tế có am hiểu nhất định về “sóng độc hại”. Và có sự tham gia của những “Thầy Phong Thủy” hiện đại. Trong việc kiến tạo khu dân cư nói chung và trong việc thiết kế nội thất nói riêng.

Thẩm mỹ-Tiện ích nhưng không thể không quan tâm đến “sóng độc hại hiện đại”. Một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng trong Kiến trúc xây dựng và thiết kế nội thất.

Mặt khác người thầy thuốc nhất là Thầy Thuốc Đông Y  cần phải đặt vấn đề “Phong thủy Hiện Đại” (phòng tránh sóng độc hại) thành một lý luận Y học thực dụng trong việc chẩn trị cho người bệnh.

Ngoài việc đưa ra lời khuyên tránh xa sóng ác xạ như thay đổi phòng ngủ chuyển vùng cư ngụ thay đổi môi trường làm việc..v.v..còn phải có một am hiểu nhất định về trường của sóng độc hại để giúp cho bệnh nhân có sự khắc phục thiết thực như đặt các loại thiết bị “bảo khí” (Đá Phong linh Nam châm Bể cá Cây cảnh v..v.. để làm giảm bớt ảnh hưởng của sóng độc hại trong nhà ở và khu dân cư.

Muốn làm được điều này có hiệu quả. Các tổ chức khoa học các tổ chức Y Tế cần phải có một hướng nghiên cứu cụ thể rõ ràng về cơ chế gây bệnh của “sóng độc hại hiện đại” (ác xạ). Sóng độc hại loại nào cơ chế gây bệnh ra sao để lại hậu quả gì ảnh hưởng như thế nào đến từng cơ quan nội tạng đến tế bào đến tuyến nội tiết và não bộ…v.v..Từ đó mới hình thành được biện pháp thích ứng cho việc phòng ngừa có hiệu quả được.

Trong khi chờ đợi “tiến trình” đó của Y Khoa (đây là một mệnh đề rất thiết thực cho những Thầy Thuốc trẻ có ham muốn sáng tạo trong Y học hiện đại). Người Lương Y với vốn y lý cổ truyền theo nguyên tắc “trị bệnh tận gốc”. Cần phải “đầu tư” hiểu biết về “Thất Tình Lục Dục”  (những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu trong Y lý cổ truyền” để qui nạp “sóng độc hại hiện đại” vào một loại Tà Khí nào đó trong Y Lý để có biện pháp Y Thuật cao minh ra toa lập phương chống lại  loại Tà Khí hiện đại một cách hữu hiệu.

(Trong hệ thống Kosmosmedizin (lấy Y Lý Cổ Truyền Á Đông làm nền tảng) thông qua các chương trình phần mềm nghiên cứu và phát hành hàng năm. Có một chương trình phần mềm dành cho máy Prognos được phát hành ứng dụng vào cuối năm 2006 gọi là IDT (Internantionan Diagnose und Therapie). Trong chương trình này có đưa ra kỷ thuật và phương pháp chẩn trị nguyên nhân bệnh tật có từ “sóng độc hại hiện đại”. Với tên gọi của loại Diagnose (nguyên nhân gây bệnh) này là Geophysis/Elektrosmog.
Chương trình phần mềm dành cho máy Prognos này phân loại các triệu chứng bệnh có liên quan đến Địa sinh học và Sóng điện từ và thiết lập phương pháp điều trị bằng tần số âm thanh và tần số ánh sáng- Tôi sẽ trình bày nguyên tắc của chương trình này trong một dịp khác)

19.06.10
sưu tầm và biên soạn

QN- LTN

SHARE