Home Y Khoa Khảo Luận “Phiếm luận về bạch tuộc Paul” (Khảo luận Y Học)

“Phiếm luận về bạch tuộc Paul” (Khảo luận Y Học)

1747
0

World Cup 2010 đã khép. Tây Ban Nha đã hào hùng đi vào lịch sử của nghệ thuật túc cầu thế giới và cũng làm nên một trang mới trong lịch sử cho chính tổ quốc của họ.

Word Cup đã khép. Và “cầu thủ” lừng danh nhất của giải năm nay đã sút tung khung thành kiên cố của nhận thức Nhân Loại chính là loài xúc tu 8 chân chú bạch tuộc Paul.

Paul không chỉ còn là một hiện tượng của giới cá độ bóng đá nữa. Paul đã trở thành câu hỏi lớn mà câu giải đáp sẽ trở thành một thách thức với hệ thống nhận thức lỗi thời của Khoa Học Thực Nghiệm.

Paul chỉ là một hiện tượng trong muôn ngàn hiện tượng bí hiểm khác của tự nhiên mà khoa học thực dụng đành thúc thủ bó tay khi tìm câu lý giải.

Nhưng nếu đứng về phía một hệ thống nhận thức khác ví dụ như thế giới quan trong Phật Giáo hay là một vài dòng khoa học huyền bí khác thì hiện tượng Paul chẳng có gì là bí hiểm hết. Nó là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường nằm trong qui luật của Vũ Trụ.

Khoa Học Thực Nghiệm được dựa trên nền tảng tư duy duy vật biện chứng. Mà tư duy duy đó thực chất là những đối đãi nhị nguyên từ những yếu tố cơ sở do các giác quan đưa lại.

Cảm nhận các hiện tượng vũ trụ qua các giác quan để hình thành ý thức. Là một sai lầm trầm trọng trong Nhận Thức của con người.

Bởi vì đối tượng của tự nhiên được tiếp nhận qua các giác quan vốn là một sai lầm lớn. Tư duy được hình thành từ nền tảng Sai Lầm sao mà trở thành Chính Xác được.

Các giác quan tiếp nhận các hiện tượng không thông qua việc tiếp nhận bản chất của hiện tượng mà chỉ tiếp nhận hình thức của hiện tượng.

Ví dụ Mắt tiếp nhận hình dáng dáng màu sắc thể tích của vật thể. Cái đó là hình vuông hay hình tròn màu đen hay màu trắng lớn hay nhỏ dài hay ngắn….Những nhận thức đó chỉ là sự vay mượn từ phản ảnh từ một yếu khác là Ánh Sáng. Sự phản xạ của Ánh Sáng đã tạo cho mắt “ảo giác” về hình thức của sự vật. Còn bản chất của sự vật như thế nào thì “kiến thức” vay mượn từ ánh sáng Mắt không hề quan tâm.

Bây giờ ta thử thay đổi yếu tố khác ngoài ánh sáng ra để NHÌN sự vật thì sự vật đó lại có hình dáng màu sắc và thể tích khác hoàn toàn. Ví dụ ta đặt vật thể dưới một lăng kính thì tất cả đường nét màu sắc và kích thước của vật thể được Thị Giác đón nhận hoàn toàn khác đi.

Hoặc chúng ta đặt vật thể không dưới tác động của ánh sáng mà đặt dưới đối tượng  Âm thanh. Sự phản ảnh của Âm thanh lên sự vật cho ta một nhận thức hoàn toàn khác với định kiến mà tư duy “mắt” đưa lại. Lúc đó nhận thức của ta lại chuyển sang một “thị tuyến” khác. Vật thể này tịt vật thể kia vang..v..v…

Tương tự như vậy cho 4 giác quan còn lại. Cho ta thấy những kiến thức hình thành tư duy qua các giác quan luôn thay đổi không ổn định và biến chuyển tùy theo đối tượng vay mượn để so sánh phân biệt. (ví dụ như Mắt nhờ ánh sáng để phân biệt các thông số của Vật Thể).

Thực ra ngoài 5 giác quan tiếp nhận sự hiện hữu hình thức của tự nhiên ra chúng ta còn có những giác quan khác để tiếp nhận bản chất của hiện tượng vũ trụ tiếp nhận những qui luật bất biến của vũ trụ và tiếp nhận những “tri kiến” nằm ngoài tầm mô phỏng của Ngôn Ngữ và Định Kiến Tư Duy. (Phật Giáo định nghĩa những giác quan đó là TÂM và định nghĩa các hiện tượng vũ trụ là DUYÊN)

Đó là giác quan thứ 6 là trực giác là tiềm thức là ngoại cảm….v..v..mà tư duy ngôn ngữ đã nôm na diễn đạt nó như vậy trong giới hạn Tư Duy của Khoa Học Thực Nghiệm.

Ngoài con người ra động vật cũng có những giác quan thứ 6 thứ 7 và thứ n đó.

Chúng ta Con Người và Động Vật đều có những thứ giác quan giống nhau chỉ tại cách tiếp nhận hiện tượng khác nhau nên có Trí Tuệ không giống nhau.

Thứ Trí Tuệ của Con Người thì chúng ta gọi là Trí Khôn hay là Tư Duy Thông Minh. Còn nhận thức của Động Vật thì chúng ta gọi là Bản Năng. Thật ra đó chỉ là những tiếp nhận khác nhau từ một bản chất hiện tượng giống nhau mà thôi.

Cái nhận thức “Bản Năng” của con người đã được chúng ta “mã hóa” thành ngôn từ khác như đã trình bày là Giác Quan Thứ 6 Trực Giác Tiềm Thức Kinh Nghiệm Ngoại Cảm Dự Cảm Học…vân vân và vân vân….

Thực chất của nó chính là kiến thức tiếp nhận hiện tượng bằng các giác quan “vô hình” (Gọi là vô hình là vì chúng ta chưa xác định được chứ nó thực sự có hiện hữu).

Các giác quan này con người và động vật đều có và giống nhau và chúng tiếp nhận bản chất thực sự của hiện tượng.

Con Người vẫn có những thứ Giác Quan để định hướng phương vị như loài ong vẫn có những giác quan để định hướng siêu âm như các loài côn trùng và tất nhiên có những giác quan “bản năng” như các loài linh trưởng khác. Chỉ tại bởi chúng ta quá định kiến vào những tiếp nhận của các giác quan thực thể như mắt tai mũi lưỡi…mà che lấp đi hoặc phủ nhận tiếp nhận của những giác quan vô hình mà thôi. (Phật Giáo xác định sự tiếp nhận hiện tượng bằng các giác quan đó là Nhìn Bằng Tâm Nghe Bằng Tâm…để thành lập thế giới quan Chân Như – Sự Thật. Và từ đó mới có giáo lý : Vạn pháp (sinh linh)  đều có tính Phật (Tâm) là vậy.)

Hiện tượng Paul chỉ là một sự tiếp nhận Vũ Trụ qua giác quan vô hình mà chúng ta gọi nôm na là bản năng mà thôi.

Paul không phải là Linh Vật không phải là Thiên Tài. Paul không có con mắt xuyên lục địa Paul không có khả năng “thiên nhĩ thông”.

Không phải chỉ có loài xúc tu này mới có khả năng đó. Với loài vật nào cũng có khả năng đó cả cho dù là con giun hay con kiến con chó tên Mr. Vang của nước Việt hay là con vẹt của Quốc Đảo tất cả đều làm được nếu như tất cả mọi người đều “đầu tư” xúc cảm của mình lên nó.

Việc tiếp cận với những dòng  sóng bức xạ từ hàng triệu triệu ý chí của con người. Giác quan “bản năng” của Paul cũng đồng thời tương thông với giác quan thứ 6 thứ 7 thứ n của các fan hâm mộ. Những kinh nghiệm trực giác của các fan hâm mộ mà đã bị khuất lấp bằng những định kiến phân tích từ tư duy duy vật qua giác quan thực thể (mắt tai mũi da…) đã thông qua sợi dây dẫn là năng lượng sinh học để tiếp cận với Paul. Paul chỉ thể hiện lại  “hiểu biết trực giác” của hàng triệu người hâm mộ bóng đá mà thôi.

Với sự cuồng nhiệt nhưng mơ hồ với kết quả đó của hàng trăm hàng vạn người nếu đặt lên một con vật khác thậm chí đặt lên trên một vật thể cũng có thể xảy ra những hiện tượng ly kỳ. Ví dụ đặt lên trên tàn tro của một cây nhang đặt lên trên hư ảnh của một pho tượng hay thậm chí là một cục đá cũng có thể xảy ra những hiện tượng huyền bí như Paul.

Hiện tượng Huyền Bí đó thực chất là một biểu hiện rất tự nhiên của năng lực vũ trụ. Hay nói cách khác là sự hiện hữu tất yếu của hiểu biết Trực Giác từ con người thông qua sự tác động của năng lượng ý chí.

Con kiến thiêng của Đà Nẵng Linh Vật của Sài Gòn con Paul của nước Đức Con Vẹt của Quốc Đảo..và còn muôn vàn con vật khác thậm chí là con giun con dế mèo chuột trâu bò dê chó gì cũng có thể trở thành Linh Vật hết. Bởi tất cả đều là Sinh Linh.

Lý giải hiện tượng Paul tôi không hề có ý định muốn tìm ra câu trả lời cho một hiện tượng huyền bí của Tự Nhiên. Vì vốn dĩ nó chẳng có gì là huyền bí hết nếu chúng ta loại bỏ bớt đi định kiến đối đãi phân biệt nhị nguyên của Khoa Học Thực Nghiệm.

Lý giải sơ bộ về hiện tượng Paul tôi chỉ muốn gửi đến bạn bè và người đọc một thông điệp rất hiển nhiên và đơn giản:

“Tất cả các loài động vật hiện hữu trên trái đất này đều có linh tính”

Cái linh tính đó triết học Á đông nói chung và Y lý Á đông nói riêng gọi  là “Khí Chất”.

Việc sử dụng những bộ phận của động vật theo nguyên tắc “ăn tươi nuốt sống” để  xem đó như những vị thuốc tăng sinh lực thực chất là tiêu thụ một loại khí chất cực độc độc vô cùng vô tận với sức khoẻ về thể chất cũng như thần khí của người tiêu thụ nó.

Những con vật có linh tính đó bị đem ra phanh thây sau khi bị tra tấn hành hạ bằng sự trói buộc đe doạ sinh tồn. Bản năng hoảng sợ sự “thù hận” sục sôi cái dãy dụa điên cuồng đã thay đổi và tích tụ khí chất của nó thành một thứ khí chất cực kỳ tai hại tương tự như bản chất trạng thái của nó trước khi bị đem ra hành hình.

Óc khỉ được múc ra từ não của một con khỉ đang sống. Máu phọt ra từ đầu của một con chim se sẻ tiết của một con ba ba đang sống dãy dụa mắt của một con đại bàng đang trừng trừng hà nàm (bào thai) của những con vật sắp sửa làm mẹ…vân và vân…đang được giới sành ăn có tiền xem là những thánh dược. Thực chất đã bị “hóa kiếp” thành một thứ Khí Chất rất khủng khiếp đang được họ tiếp nhận vào cơ thể và “tiêu hóa” biến thành khí chất của chính họ.

Không những các thứ được gọi là “sơn hào hải vị” đó mà ngay chính cả những thứ thịt từ vật nuôi bình thường nếu bị giết thịt một cách dã man cũng có những Khí Chất hãi hùng đó.

Có rất nhiều người trong chúng ta lên án cách giết thịt động vật nuôi của phương Tây. Họ lý luận rằng đằng nào rồi cũng xực cũng nốc vào mồm thịt của những con vật ấy bày đặt “nhân đạo” làm gì qua cách giết con vật. Ví dụ như cấm hành hạ súc vật trước lúc giết. Như  việc kiểm tra  sự nhanh nhạy của súng bắn lợn. Nếu cơ sở giết thịt nào loại súng hơi này không đảm bảo mạnh để giết con vật trong 10 giây trước lúc đem đi mổ thì coi chừng bị phạt đến sạt nghiệp. Hoặc người ta sẽ phạt và cấm nuôi lợn gà công nghiệp trong những điều kiện chật chội chen chúc đông nghẹt lẫn nhau vì như vậy là ngược đãi động vật. Cho dù rồi những con vật ấy cũng bị đem đi giết thịt trong tương lai.

Người phương Tây không ấu trĩ trong việc làm đó. Cái thứ nhất là qui định đó tôn trọng đời sống “an lành” của vật nuôi. Cái thứ 2 là họ bảo vệ chính đời sống của chính họ để khỏi phải tiêu hóa những “khí chất” khủng khiếp được tích lũy kết tụ vào thịt ăn trong tình trạng bị hành hạ và đe dọa hãi  hùng.

Bạn có biết vì sao một tử tù đã bị chết trước khi những viên đạn găm vào họ không?. Bạn có biết vì sao một người ngất xỉu trước những hiện tượng hãi hùng không?. Chính vì trạng thái tâm lý khủng khiếp đã làm cho những tuyến nội tiết tiết ra những chất độc làm đứng tim làm liệt não liệt cơ….. Nếu một con vật bị giết trong tình trạng đó các chất nội tiết như chất độc đó vẫn còn tồn tại trong máu thịt của nó. Chính nó đã làm cho khí chất của thịt loại động vật đó trở thành độc tố.

Có lẽ vì cách ăn thịt những động vật đã bị hành hình dã man trước lúc giết đó mà người Á Đông đã tích tụ cái khí chất hoang dã man rợ và khát máu hơn người phương Tây chăng?. Cho dù người phương Tây vốn ăn thịt nhiều hơn người Á Đông.

Nhân tiện phiếm luận về Bạch Tuộc Paul tôi cũng xin lý giải với các bạn về món “thánh dược” cường dương đang được dân nhậu nhà mình coi là bửu bối quí hiếm và có tác dụng vô song là Tiết Ba Ba Mật Rắn và Hà Nàm Lục Xà Vương (bào thai rắn lục).

Những thứ đó có có tác dụng Cường Dương thật không?

Thưa vâng! có thật đấy. Nhưng là một thứ lửa rơm là cái “giấy báo tử” cho sinh lực cạn kiệt là độc tố làm liệt dương trong một tương lai rất gần.

Chính cái “khí chất” cuồng loạn dãy dụa trước lúc bị hành hình để ăn tươi nuốt sống là một “đạo dẫn” cho sự  “cuồng xã”  tâm lý của người tiêu hóa nó.

Cho dù là tiết hay mật của con gì ngâm vào rượu cũng đều có tác dụng đó cả không kể gì là tiết ba ba hay mật rắn. Vì cái khí chất cuồng loạn đó sẽ nhờ rượu thăng hoa để làm tăng thêm những ham muốn xác thịt. Người dùng nó tất nhiên sẽ có nhu cầu nhục dục hơn. Tất nhiên là nhu cầu “xuất bỏ” thú tính chứ không phải là thứ thăng hoa xác thịt “thánh thiện”  xuất phát từ xúc cảm của Trái Tim.

Mặt khác mật rắn tiết ba ba hay thậm chí thịt của những loài này vốn có khí Âm rất mạnh.( Bởi vậy người xưa thường gọi các loài như rắn ba ba và kể cả cá nữa là loài “máu lạnh” là vậy.)

Con người hay động vật đều hàm chứa trong cơ thể hai loại sinh khí (năng lượng để tồn tại)

Một loại gọi là “khí tiên thiên” tức là loại khí chất khi sinh ra đã có sẵn nó tương tự như bản chất tự nhiên đặc thù cho từng cá thể cái khí chất này quyết định cá tính đặc thù của từng cá nhân ví dụ như loại người trầm mặc hay sôi động loại người hoạt náo hay nội tâm..vân vân…Nó là Nguyên Khí tồn tại cho đến khi đời sống bị hủy hoại. Nó đầy đủ cường thịnh thì cơ thể tràn trề sinh lực khoẻ mạnh và tâm lý cân bằng. Nó thiếu hụt suy kiệt thì đời sống mỏng manh bạc nhược và thiếu sức sống.

Một loại khác gọi là “khí hậu thiên” khí này được sinh ra và thu nạp từ thức ăn.

Cả hai loại khí chất này đều có tính Âm và tính Dương. Hai loại khí chất này hóa quyện bồi bổ kích hoạt lẫn nhau để tạo nên Vinh Khí (chất bồi dưỡng sinh lực) và Vệ Khí ( chất tạo nên sức đề kháng) cho cơ thể.

Loại khí Dương chính là kích tố cho sự thăng hoa phát tán của nhục dục. Chính vì vậy mà khi nói đến Cường Dương Tráng Thận Bổ Dương …là người đời thường nghĩ ngay đến “việc ấy”.

Khí Tiên Thiên được tàng trữ và tích lũy thâu liễm ở hai quả Thận. Nên Y thư mới gọi Thận là bể khí là vậy.

Khí Hậu Thiên được chuyển hóa qua Tỳ-Vị nên khí hậu thiên cũng còn gọi là Khí Tỳ Vị. Khi nói đến một con bệnh suy nhược sinh lực người ta thường dụng đến thuật Bổ Tỳ Vị cũng không ngoài cái lý bồi bổ khí hậu thiên để chuyển hóa tăng cường cho khí Tiên Thiên tạo nên Vinh Khí dồi dào Vệ Khí bền vững cho cơ thể.

Khi uống mật rắn tiết ba ba ăn hà nàm rắn (bào thai) là chúng ta đã tống nạp vào cơ thể một loại Khí Hậu Thiên mang tính Âm cực mạnh.  (sản vật của giống máu lạnh mà).

Việc đưa vào nội thể một lượng khí Âm cực mạnh bắt buộc cơ thể phải vận động khí Tiên Thiên để chuyển hóa nó bằng sự cân bằng Âm-Dương.

Khí hậu thiên mang tính Âm thì cơ thể bắt buộc phải vận khí tiên thiên mang tính Dương để tiếp nhận và cân bằng. Đó là qui luật.

Khí hậu thiên mang tính Âm từ các loại thức ăn đó quá mạnh thì phải vận động hết khí tiên thiên cực dương ( khí Nguyên Dương) từ bể Thận ra để chế hóa.

Quá trình chế hóa đó tạo nên sự hoạt hóa sinh lực cho nên có sự đòi hỏi phát tiết bằng tình dục. Chính điểm này đã tạo nên ảo ảnh Cường Dương như người sử dụng mong muốn.

Nhưng về bản chất thực sự thì đó chính là sự dốc tuột hết Nguyên Dương ra để tham gia quá trình chế hóa khí âm của khí Hậu Thiên. Việc này đồng nghĩa với việc “dốc vốn” để tạo nên “lửa rơm”.

Nếu một cơ thể có khí Nguyên Dương đầy đủ tràn trề và sung mãn (như tuổi trẻ) thì không nói làm gì. Động thái sử dụng cường Âm của khí hậu thiên qua tiết ba ba mật rắn…sẽ như một việc kích thích tình dục trong việc Cường Dương đúng nghĩa.

Nếu như khí Nguyên Dương đã bị suy cạn (tuổi già) thì động thái này chẳng khác gì là một ca “tự vẫn” trong tình dục. Còn chút nguyên dương cuối cùng đem ra dùng hết cho sự chế hóa sự cường Âm của khí hậu thiên rồi. Khác chi dốc hết “đồng vốn” cuối cùng đâu.

Thực chất nó là một liều độc tố một viên đạn “ân huệ” cuối cùng để đưa tiễn sự “cường dương” về “chín suối”.

Với tuổi già và những người bị suy giảm sinh lực (cũng đồng nghĩa với việc tàn lụi của Nguyên Khí) nên biết bồi tẩm khí Nguyên Dương bằng sự tiết độ bằng sự luyện tập và thâu nạp khí Hậu Thiên cân bằng thì mới đúng cách.

Đó mới chính là ý chỉ tối hậu của thuật Dưỡng Sinh vậy.
______

(Phiếm luận trên có lấy tư liệu từ cuộc phỏng vấn của một tờ nội san môn Dự Cảm Học với Lương Y Lê Thuận Nghĩa..hè hè..chảnh một phát lấy đà…)

 

13.07.10
TN

SHARE