Home Khí công PHẦN KẾT- TINH KHÍ THẦN LƯỢC GIẢI – TỐ VẤN (Khí Công...

PHẦN KẾT- TINH KHÍ THẦN LƯỢC GIẢI – TỐ VẤN (Khí Công Y Khoa)

3274
0

(VẤN:

Tại sao phải nhiếp định các qui tắc Tinh- Khí- Thần vào trong từng bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của cơ thể?. Tại sao vấn đề này không được giảng dạy hoặc đề cập đến trong khoa Y Học Cổ Truyền trong các trường Y Khoa hiện nay?. Tây Y và Khoa Học cũng như Y Học Học Đường có quan tâm đến nguyên lý Tinh- Khí- Thần hay không?, và họ đã ứng dụng chưa?, và ứng dụng như thế nào?. Tinh Khí Thần được ứng dụng trong việc tu tập Tâm Linh như thế nào?.”)

(Câu hỏi tổng hợp này phải chia nhỏ ra từng phần mới “tố”/đáp được một cách cụ thể được)

1- Hỏi: Tại sao phải nhiếp định các qui tắc Tinh- Khí- Thần vào trong từng bộ phận từ tổng thể đến chi tiết của cơ thể?

https://www.facebook.com/thuannghia.le/posts/1941491462613786

…….
2- Hỏi: Tại sao vấn đề này (TINH- KHÍ- THẦN) không được giảng dạy hoặc đề cập đến trong khoa Y Học Cổ Truyền trong các trường Y Khoa hiện nay?

Đáp:
https://www.facebook.com/thuannghia.le/posts/1948192195277046

3-
Hỏi:

Tây Y và Khoa Học cũng như Y Học Học Đường có quan tâm đến nguyên lý Tinh- Khí- Thần hay không?, và họ đã ứng dụng chưa?, và ứng dụng như thế nào?.

Đáp:

Người muốn trả lời câu hỏi này, cũng như người thực sự quan tâm đến vấn đề mà câu hỏi đã đặt ra, đều phải ở trên một tâm thế thật khách quan mới có thể giải quyết được vấn đề của nhận thức.

Nếu không thật sự khách quan. Ví dụ, hoặc quá nghiêng về “Duy Lý”, hoặc quá nghiêng về “Duy Thức” đều rất khó lý giải và tiếp cận vấn đề. Đó là chưa nói đến nhận thức cực đoan, chỉ nghiêng về một phía của hệ nhận thức: Hoặc là cuồng tín về “Khoa học thực nghiệm”, hoặc là cuồng tín với “Khoa học huyền bí”. Hay nói một cách chữ nghĩa hơn, đó là nhận thức mang tính cực đoan giữa tín đồ của hệ nhận thức Nhị nguyên và tín đồ của hệ nhận thức Nhất nguyên.

Mặc dù không có một luận cứ nào để phân định rõ ràng, nhưng nhận thức xã hội vẫn mạc định như một mệnh đề của Triết học. Đó là hệ nhận thức của Triết học Á Đông là hệ nhận thức Nhất nguyên, và hệ nhận thức của triết học Phương Tây là hệ nhận thức Nhị nguyên.

Hệ nhận thức Nhất nguyên hiểu một cách nôm na, ngắn gọn là hệ nhận thức được hình thành trên hành trình lý giải “Sự giống nhau của những cái khác nhau”. Có nghĩa là mọi sự hiện hữu được qui về một mối trong một môi trường tổng thể (Vạn pháp qui tôn).

Còn hệ nhận thức Nhị nguyên là hệ nhận thức hình trên cơ sở của việc !đi tìm sự khác biệt trong những cái giống nhau”. Có nghĩa là thế giới hiện hữu và chuyển hóa qua những mặt đối lập (Đối đãi, so sánh—)

Có 3 luận thuyết Triết học về sự phát triển tương lai cho văn minh của Nhân loại

1/ Cần phải tích hợp lại 2 nền văn hóa Đông-Tây cho sự phát triển hài hòa của văn minh nhân loại
2/ Tích hợp được nhưng không cần thiết
3/ Đông là Đông, Tây là Tây, 2 nền văn hóa này không thể nào tích hợp được

Cả 3 luận thuyết này đều đúng. Vì thực chất của 2 nền Văn Hóa Đông -Tây, hay nói cách khác, 2 hệ nhận thức Nhất Nguyên và Nhị Nguyên là 2 hướng nhận thức của “nguyên lý đồng tiền”.

Nguyên lý đồng tiền được lý giải như sau, đồng tiền xu bao giờ cũng có 2 mặt, một mặt số và một mặt hình tượng. Cho dù nhận thức chỉ có tiếp cận mặt số hay chỉ tiếp cận mặt hình, thì đó cũng chỉ là 2 mặt của một đồng tiền. Bắt đều từ mặt số để hướng ra bên ngoài, hay bắt đầu từ mặt hình để nhìn vào trong, và ngược lại…thì cuối cùng cũng chỉ là đồng tiền ấy mà thôi.

1/ Lật qua lật lại tích hợp thì cũng chỉ là đồng tiền ấy thôi
2/Cũng đồng tiền ấy lật qua lật lại cũng không làm cho giá trị của nó thay đổi, thì lật làm gì
3/ Mặt số là mặt số, nó có những đường nét, hình dạng khác hoàn toàn với mặt hình. Bắt, bảo…nó giống nhau thì nó giống sao được. Nhưng cuối cùng nó cũng chỉ là một đồng tiền có mệnh giá cố định đó .

Giữa Y Học Cổ Truyền Á Đông và Y Học Phương Tây (Y Học Học Đường). Cũng giống như nguyên lý của đồng tiền vậy. Nếu chỉ nhìn nhận tri thức từ một mặt của đồng tiền mà phủ nhận sự không tồn tại của mặt kia của đồng tiền thì đó là một sự hiểu biết cực đoan, phiến diện và hoàn toàn thiếu hụt và sai lệch.

Nhưng cũng không cần thiết phảỉ cố gắng để chấp nhận lẫn nhau. Nếu trong tri thức vẫn còn phân biệt, vẫn còn sự cố gắng để dung hòa thì cuối cùng vẫn tồn tại sự sai lệch nhận thức phiến diện. Khi tri thức chấp nhận một cách tự nhiên, cho đó là một sự hiển nhiên tất yếu như sự tồn tại tất yếu giữa 2 mặt của một đồng tiền. Thì khi đó thì nhìn nhận cực đoan về một phía mới không tồn tại.

Lấy sự chẩn trị theo nguyên tắc “trị bệnh tất cầu kỳ bản” ( Hóa giải triệu chứng bệnh lý từ căn cơ gốc rễ của nguồn bệnh/ Đông Y) để so sánh và phủ nhận hoàn toàn kết quả kịp thời của liệu pháp đối chứng trị liệu (Dập tắt triệu chứng/ Tây Y). Hoặc ngược lại tinh tưởng một cách cuồng tín vào kết quả rõ rệt khi sử dụng những phương tiện, kỹ thuật tối ưu để có được kết quả rõ ràng khi đối chứng thực nghiệm lâm sàng cụ thể mà so sánh và phủ nhận triệt để, cực đoan… tính ưu việt của việc hóa giải gốc rễ của bệnh lý…Việc đó cũng tương tự như việc dựa vào hình ảnh của mặt số mà phủ nhận sự khác biệt của mặt hình để khẳng định mặt hình kia không phải là đồng tiền….và ngược lại.

Y lý của Y Học Cổ Truyền Á Đông được phát triển trên nền tảng của hệ nhận thức Nhất nguyên, vì vậy tính tổng hợp, tính qui kết, tính tổng thể, tính toàn diện, tính khái quát…. của liệu pháp chẩn trị phù hợp và tối ưu hơn trong việc tìm kiếm và hóa giải gốc rễ của bệnh lý, cũng như việc tối ưu hơn trong việc đề phòng và ngăn ngừa bệnh lý xày ra…. nhưng tiến trình chậm, chắc và đòi hỏi cao tri thức mang tính phức hợp ở người thầy thuốc.

Y học Tây Phương/ Y học Học đường phát triển trên nền tảng của Khoa học thực nghiệm của hệ nhận thức Nhị nguyên, nên thích hợp và ưu việt hơn với các liệu pháp trực tiếp, cụ thể, chi tiết, rõ ràng….Kết quả của liệu pháp nhanh, chắc chắn….nhưng khó kiểm soát những bệnh lý phát sinh hoặc biến tướng khi triệu chứng bệnh đã được dập tắt nhưng nguồn gốc của bệnh lý chưa được hoá giải. Và ngoài ra Tây Y đòi hỏi tính chuyên sâu từng chuyên ngành rất cao ở người Thầy thuốc.

…Tôi Thiên thung bang nai lý giải những vấn đề trên để nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi khái niệm Tinh- Khí- Thần được nhìn nhận ứng dụng và qui nạp vào Tây Y như thế nào.

Hai mặt của đồng tiền tất nhiên sẽ có những cách nhìn nhận và có những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng chung qui lại vẫn có chung một riềng mối. Như dù …là hai mặt khác nhau về hình tướng nhưng nó cũng chỉ là một đồng tiền duy nhất cùng mệnh giá mà thôi.

Ví dụ trong các công trình nghiên cứu liên quan đến Sinh lý học và Y khoa được trao giải Nobel Y học từ trước đến nay thì có 8 công trình nghiên cứu về Protein. 13 công trình nghiên cứu về Khoa học thần kinh. 14 công trình nghiên về sự chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất trong cơ thể.

Nếu lấy khái niệm Tinh – Khí- Thần trong Y lý Đông y để qui nạp và so sánh, thì chúng ta thấy các công trình nghiên cứu được giải thưởng cao quí nhất của Y Khoa có 8 công trình nghiên cứu về Tinh. 13 công trình nghiên cứu về Thần và 14 công trình nghiên cứu về Khí.

Tương tự như vậy trong các liệu pháp Chẩn- trị của Tây Y, nếu chúng ta qui nạp từ những cái cụ thể sang tính tổng thể của Đông Y, thì dù tên gọi hay liệu pháp có chi tiết, rõ ràng, chuyên sâu, cụ thể… đến đâu của Tây Y cũng không ra ngoài các Y lý Ngũ Hành, Âm Dương và Tinh -Khí- Thần… của Đông Y.

Một ví dụ khác để minh họa cho luận cứ trên. Đó là giải thưởng Nobel Y học năm 2018.. Giải thưởng được giao cho 2 cá nhân nghiên cứu độc lập về đột phá một phương pháp điều trị ung thư mới. Đó là tìm ra được một loại Protein có thể phá vỡ, loại bỏ sự kìm hãm, qua mặt sự truy quét của hệ miễn dịch đối với tế bào ung thư. Hiểu nôm na là Hệ miễn dịch của chúng ta có một loại tế bào Lympho T. Tế bào Lympho T trong hệ miễn dịch có nhiệm vụ tìm kiếm phần tử lạ qua việc kiểm tra mã Protein, để thông báo cho hệ miễn dịch tập trung tiêu diệt phần tử lạ. Tế bào ung thư bằng một cách nào nó, nó trở nên nguy hiểm là tạo ra được một một lớp vỏ tàng hình để qua mặt sự truy quét của tế bào T. Vì vậy hệ miễn dịch không nhận được thông tin để tập trung tiêu diệt tế bào ung thư.

Công trình nghiên cứu khoa học của 2 nhà khoa học James P Allison và Tasuku Hojo là một người thì xác định được một loại Protein có khả năng kìm hãm hệ miễn dịch. một người thì tìm ra một loại Protein khác có khả năng ngăn chặn hiệu ứng của hệ miễn dịch. Kết hợp 2 công trình này lại thì Khoa học có thể chế tạo ra một loại thuốc có thể xử lý 2 loại Protein này. Lúc ấy thì hệ miễn dịch có thể sẽ có đầy đủ thông tin và tập trung lực lượng để tìm diệt tế bào ung thư.

Về lý thuyết thì như vậy, nhưng để chờ cho loại thuốc dự kiến là vô cùng ̣đắt đỏ và sẽ có nhiều di chứng khôn lường này ra đời để đến được với những người xấu số mắc loại bệnh hiểm nghèo này trong nay mai thì e vẫn còn nhiều khó khăn lắm.

Công trình nghiên cứu về “Vệ Khí” (theo quan niệm của Đông Y) này, thực chất đã được Y lý Cổ truyền Á đông nhắc đến từ lâu trong các khái niệm về Khí Hóa. Đó là Y thuật Nâng Cao Chính Khí trong Đông Y, bao gồm có Vinh Khí và Vệ Khí, bằng các phương pháp tập luyện thể chất về tinh thần cũng như thay đổi lối sống lành mạnh. Với riêng về lĩnh vực Khí công của Y học cổ truyền thì có phương pháp tập trung nội khí, vận khí đến vùng bị bệnh để tiêu diệt và hóa giải mầm bệnh.

Nhìn bề ngoài theo hệ nhận thức Nhị nguyên của Khoa học thực nghiệm thì hai liệu pháp hoàn toàn khác nhau. Nhưng thực chất đều có chung một mục đích và liệu trình thực hiện giống nhau. Đó là tương tác trên Hệ miễn dịch/ Vệ khí. Nó chỉ khác là một bên thì cụ thể, rõ ràng và đưa hóa dược ngoại lai vào cơ thể. Còn một bên thì khá mơ hồ và mông lung nhưng lại kích hoạt năng lực tiềm tàng của chính cơ thể. Cả hai cũng đều có cùng một mục đích là kích hoạt Hệ miễn dịch/ Vệ khí nhằm tập trung năng lượng sống để tiêu diệt phần tử lạ. (Cũng chưa thể khẳng định được phương pháp nào tối ưu hơn đâu nhé.!!!!..)
Một ví dụ khác là giải Nobel Y Học năm 2017 được trao cho 3 nhà khoa học cho những khám phá của họ về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày và đêm. Hì… hì…thực ra nhìn vào kết quả nghiên cứu của họ, những thầy thuốc Đông Y đều gật gù và mĩm cười…vì cái kết quả nghiên cứu mang tính đột phá của khoa học này, những người thầy thuốc Đông y đã được học qua trong Thời Khí Bệnh Học trong Y thư của hàng ngàn năm trước để lại rồi. Cái đồng hồ sinh học mà công trình nghiên cứu này vẽ ra, thực ra nó là một phần rất nhỏ trong cái Đồng hồ sinh học của vòng Đại chu thiên của Y lý cổ truyền Á Đông (Xem hình ảnh đính kèm. H1, H2, H4)

Và thêm một ví dụ cuối cùng nữa. Ví dụ này được xem như phần kết luận cho câu Tố- Vấn này luôn.

Trong Y Lý cổ truyền Á Đông. Thận được xem là quân chủ của Tinh và là cơ quan chủ chốt điều tiết việc kiến tạo và phát triển của xương khớp (Thận chủ về xương cốt, Gan chủ về gân, Tỳ chủ về cơ nhục, Phế chủ về da tóc, Tim chủ về huyết mạch….)

Các bạn hãy nhìn vào các bức ảnh đính kèm (Hình 5 và hình 6) , đó là hình ảnh chụp lại một trong những công trình khoa học mới được công bố gần đây. Công trình này bằng những thực nghiệm lâm sàng và thống kê khẳng định tất cả các bệnh tật và phát triển sai lệch của xương đều chủ yếu có nguyên nhân từ hoạt động kém hiệu quả của Thận (Suy thận). Họ nghiên cứu vậy, biết vậy, khẳng định vậy…. nhưng cuối cùng vẫn loay hoay xử lý dập tất các triệu chứng bệnh lý của xương. Họ không biết cách xử lý và đào thải gốc bệnh từ việc khôi phục lại sự hoạt động bình thường cho Thận. Bởi vì tính chất đối chứng trị liệu, cho nên họ hoàn toàn không có cái nhìn tổng thể để phục nguyên lại Thận.

Đông Y thì khác. Xương cốt bị bệnh đầu tiên là phải nhìn nhận và đánh giá lại sự thịnh suy của Thận. Đánh giá thôi, nhưng việc phục Thận chưa chắc tương tác trực tiếp vào Thận mới khỏi bệnh. Họ phải xem xét trên bình diện tổng thể để tìm đến những nguyên nhân làm rối loạn chức năng hoặc làm tổn thương thận.

Đầu tiên là xem Mẹ của Thận có đủ năng lực nuôi con không (Phế/ Đại Trường thuộc hành Kim. Kim sinh Thủy. Thận thuộc hành Thủy vì vậy Thận là con, Phổi/ Đại trường là Mẹ). Nếu mẹ không đủ năng lực nuôi con thì phải bồi bổ tăng cường cho Mẹ trước đã.

Kế đến xem con của Thận có ngang tàng “phá gia chi tử” không đã (Thận thuộc hành Thuỷ. Thuỷ sinh Mộc. Gan, mật thuộc hành Mộc. Vậy là Can đởm là con của Thận). Nếu Gan mật bế tắc, uất kết mà sinh ra hoành hại, làm hao tổn nguyên lực của mẹ Thận. Muốn mẹ Thận an nhàn thì trước tiên phải “dạy dỗ” lại con cho đàng hoàng đã

…Kế đến xem thằng chồng của Mẹ thận nó ra làm sao nữa chứ. (Thận là tạng thuộc Âm, tức là Vợ, Bàng quang là phủ thuộc Dương là chồng . Chúng là một cặp Phu-Thê của hành Thuỷ). Nếu thằng chồng hư hỏng, nhậu nhẹt bê tha tối ngày…, gái gú tùm lum, không giúp gì cho vợ, ngược lại còn bắt vợ hầu hạ phiền toái…thì cũng phải chỉnh đốn lại thằng chồng của vợ Thận cho ra môn ra khoai thì vợ Thận mới có cơ hội đi làm đẹp cho mình được chứ hehehehee…..

Còn nữa phải xem kẻ thù và đối tác (quan hệ xung khắc) của Thận ra sao để mà xử lý. Nếu kẻ Khắc chế Thận quá mạnh tức là khả năng Thận bị hình hạ̀i rất cao. Kẻ khắc chế của Thận (Thủy) là Tim/ Tiểu trường (Hỏa). Nên lại phải xem điều hòa lại Tâm, Tiểu trường….

….
Vậy đó, Đông Y tìm gốc rễ của bệnh là tương tự vậy đó. Bệnh từ xương khớp mà đi tìm gốc gác tùm lum vậy đó….Cho nên nếu không có một tầm nhìn tổng quan, một sự tinh nhạy của và trải nghiệm nghề nghiệp cao độ, thì y thuật của Đông Y rất dễ trở thành mơ hồ mông lung, không rõ ràng cụ thể…. Vì vậy rất dễ lọt vào tầm ngắm để nhận “gạch đá” từ Y học học đường. …Hì hì hì….vì họ sẽ không thể nào chấp nhận một con đường trị liệu “vòng vo tam quốc như thế”……Trong khi họ chỉ cần chích một phát giảm đau là xong chuyện nhức xương cốt…he..he…he….

22.11.18
TN

Xem tiếp phần Phụ Lục : “Tinh-khí thần lược giải” tại đây:

HỆ MIỄN DỊCH- SỨC ĐỀ KHÁNG- CHÍNH KHÍ- NỘI LỰC….(Phụ Lục Về Tinh- Khí- Thần Lược Giải)- Phần 1

SHARE