Home Y Khoa Khảo Luận Phần 4: “HÀNH TRANG ĐỂ SỐNG CHUNG VỚI LŨ”

Phần 4: “HÀNH TRANG ĐỂ SỐNG CHUNG VỚI LŨ”

2398
0

4- MŨI- Nơi Thông Điệp- Cảnh Báo Nhạy Bén Nhất Của BẢN NĂNG và TRỰC GIÁC Thường Bị “Lãng Quên”

a/ Hiện tượng “thu sóng” kỳ diệu của loài Chó

Trong phần 1 của loạt bài viết “Chuyện Chó, Chuyện Mèo”… đăng vào cuối tháng 3 đều tháng 4 năm nay. Tôi có nhắc đến một một hiện tượng kỳ lạ xảy ra tại Bukares- Rumania. Chuyện xảy ra có thật tại ngoại ô Bukares, là có một con chó có thể ngửi được mùi của người nhiễm virus SARS- CoV 2, khi người bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng của bệnh lý Covid-19.

Khi tôi đăng lên thông tin này, có nhiều người tưởng tôi nói đùa, hoặc là có ý đồ dẫn chuyện để kể về hồi ức tuổi thơ của mình có liên qun đến chó.

Cho đến cuối tháng 4 thì tôi đọc được tin là các cơ đội phản ứng nhanh của một vài tiểu bang ở Mỹ có huấn luyện cảnh khuyển (Chó nghiệp vụ của Cảnh sát) để tìm nhanh người bị nghi nhiễm SARS- CoV2 cho việc xét nghiệm kịp thời, chống lây nhiễm rộng. Và sau đó tôi cũng được biết Đức, Pháp và Tây Ban Nha… cũng có các động thái, lợi dụng khả năng thính giác của cảnh khuyển để phát hiện ra sớm người bị nhiễm dịch. Tuy nhiên ở các nước có nền Dân Chủ cao, người ta không công bố rộng rãi phương thức này, vì nhiều nguyên nhân nhạy bén liên quan đến quyền con người.

Sau khi được tiếp xúc với nhiều người bị nhiễm dịch đã khỏi bệnh, trong đó có nhiều người bị triệu chứng suy hô hấp rất nặng đã được chữa trị khỏi. Tôi được họ cho biết, khi bị sốt, ho và khó thở… của triệu chứng suy hô hấp, thì họ cảm thấy trong hơi thở của họ có một mùi hôi rất lạ, rất đặc trưng, và khó có thể nhầm lẫn với các mùi hôi khác.

(Tôi còn được nghe kể lại. Có người sau khi đã khỏi bệnh, và đã hết thời gian theo dõi và cách ly. Người này đi ngang qua một người hàng xóm và một người quen là khách chờ xe bus. Người này ngửi thấy mùi lạ, giống mùi hơi thở của mình khi bị triệu chứng nhiễm dịch. Người này có cảnh báo, và kể chuyện với cho bạn bè và người nhà nghe. Quả nhiên mấy hôm sau, người hàng xóm và người khách quen ấy đã lên xe cấp cứu vào bệnh viện điều trị nhiễm virus SARS- CoV2.)

Chính tần số “mùi hương” và những biến đổi khác thường của các tần số quang phổ và thân nhiệt… của người bị nhiễm bệnh Covid-19, rất khác biệt và đặc trưng, cho nên một số nước trên thế giới đã kịp thời chế tạo ra những robot, nhưng thiết bị bay và các loại ống kính, mắt kính đặc biệt, hoặc các thiết bị điện tử có lập trình trí tuệ nhân tạo AI… để phát hiện sớm những người đã nhiễm virus mà chưa, hoặc không có triệu chứng của bệnh lý

Thực ra không chỉ có các tần số của “mùi hương” thì Mũi mới nhận biết và phân biệt được. Khứu giác của con Người và tất cả các động vật có xương sống và kể một số loại côn trùng còn có cấu tạo đặc biệt để nhận biết ra các tần số sóng Sinh học và sóng Vũ trụ khác nhau.

Nói cách khác các tế bào thần kinh và cấu trúc của Khứu giác không chỉ để nhận biết mùi hương mà còn để cảm thụ các loại tín hiệu thông tin khác từ cơ thể và môi trường xung quanh. Đặc biệt là các tần số âm thanh, tần số ánh sáng và các tác nhân kích thích “vô hình” khác. Ví dụ ở loài chó, một số loài cá mập, cá heo…, các loài động vật thuộc họ mèo, và một số côn trùng…. Tế bào khứu giác được phát triển thành các loại lông mao hoặc râu… để nhận biết các sóng dao động từ xa, phục vụ cho việc săn mồi hoặc phòng vệ…

Trong công trình nghiên cứu về sóng thông tin của loài chó. Giáo sư Vật lý Lượng tử, Kostantin Karl đã có những ví dụ minh họa vô cùng ấn tượng. Giáo sư đưa một vài hiện tượng đã xảy ra trong thực tế về loài chó với khả năng tìm đường vô tiền khoáng hậu của loài động vật linh trưởng này.

Ví dụ điển hình nhất của Giáo sư Kostantin là về một con chó chăn cừu của một gia đình ở thành phố Müchen- Đức Quốc. Gia đình này có một kỳ nghỉ tại đảo Malloca- Tây Ban Nha. Khi đi, họ có mang theo một con chó Béc-giê. Kỳ nghỉ kết thúc, họ để con chó này lại cho một người quen ở thành phố Malaca, nằm ở cực Nam của Tây Ban Nha. Họ trở về München khoảng thời gian 1 tuần, thì nhận được thông báo từ người thân ở Malaca là con chó của họ đã mất tích. Khoảng hơn 1 tháng sau, thì một hôm con chó này lại xuất hiện trong căn hộ của họ tại München. Thành phố München cách thành phố Malaca khoảng hơn 3000 km. Và khi đi và về, họ di chuyển bằng máy bay. Vậy thì bằng cách nào con chó của họ lại có thể vượt 3000 km bằng đường bộ để tìm đường trở lại nhà. Khả năng tìm đường bằng cách “đánh hơi” đã hoàn toàn bị loại bỏ khỏi trường hợp này.

Minh họa thứ hai của Giáo sư Kostantin là con chó Luky của gia đình Von Königmark tại thành phố Flensburg- Đức Quốc. Khi gia đình này có kỳ nghỉ hè tại một bờ biển ở Na Uy. Trong kỳ nghỉ này, con Luky có làm quen với một con cá heo tại bờ biển đó. Suốt kỳ nghỉ, con Luky suốt ngày quanh quẩn chơi lướt sóng với con cá heo hoang dại này.

Lúc gia đình Von Konigmatk trở về Flensburg mang theo Luky về. Vừa về Flensburg được 2 ngày thì Luky mất tích. 4 Ngày sau, đội bảo vệ tại bãi biển Na Uy gọi cho gia đình Von Königmatk là con chó của họ đang chơi lướt sóng với cá heo trên bãi biển ở đây. Từ thành phố Flensburg sang Na Uy phải đi qua nước Đan Mạch. Vậy thì làm thế nào để con Luky tìm lại được chỗ con cá heo, bạn của nó đang ở đó được. Chưa hết… hàng năm, cho dù gia đình Von Königmark không đi nghỉ hè ở Na Uy nữa, nhưng cứ đến trung tuần tháng 7, cũng vào một thời điểm ngày, tháng nhất định, con Luky lại biến mất, và trên bãi biển Na Uy người ta lại thấy nó đang chơi lướt sống với con cá heo Luna ở đó. Hết hè, khi học sinh bắt đầu tựu trường, thì Luky mới chịu trở về Flensburg. Khả năng ngửi mùi, đánh hơi tìm dấu bằng khứu giác cũng được loại bỏ trong trường hợp của Luky.

Một câu chuyện có thật khác cũng được Giáo sư Konstantin quan tâm lý giải. Đó là câu chuyện về một Phụ nữ già tại một vùng quê trên tiểu bang Texas của Mỹ. Người phụ nữ luống tuổi này có một thói quen là thường lái xe mang theo thức ăn cho các con chó hoang trong vùng lân cận, nơi thị trấn mà Bà đang sinh sống. Bà làm việc này như một thú vui đã hàng chục năm. Người phụ nữ già yếu và chết vào một buổi sáng mùa đông. Khi linh cữu của Bà đã được chuẩn bị đưa đi mai táng. Người ta vô cùng kinh ngạc khi thấy khoảng gần 50 con chó hoang nằm phủ phục buồn rầu trước linh cữu của Bà. Người ta không thể nào lý giải nổi, tại sao những con chó này từ khắp nơi, có nơi cách chỗ của Bà đến hàng chục cây số. Và người ta chưa bao giờ thấy chúng xuất hiện lần nào ở đây. Vậy thì những con chó này làm sao biết được Bà lão đã mất mà tìm được đến đây để tiếc thương, quyến luyến đưa tiễn Bà.

Khả năng “đánh hơi” mùi hương cả trong 3 trường hợp trên đều bị loại bỏ. Vì mùi hương, mùi nước tiểu đánh dấu cách tìm đường kinh điển của loài chó trong các trường hợp này là không thể. Thứ nhất các con chó này không có cơ hội để lại dấu vết truy tìm. Thứ 2, khoảng cách địa lý quá xa để có thể đánh hơi qua tần số của mùi vị…

Còn một luận cứ nữa hỗ trợ cho sự khẳng định này là trường hợp đánh mùi của cảnh khuyển tìm ra nơi cất dấu ma túy của dân buôn lậu thứ hàng cấm trên mọi quốc gia của thế giới này. Không một bọn buôn lậu ma túy nào là không biết cách để làm cho ma túy không tỏa mùi ra bên ngoài nơi cất dấu để phòng ngừa bọn cảnh khuyển của tổ chức phòng chống tội phạm xuyên Quốc gia tìm ra. Nhưng sự thật thì cho dù có bao bọc cẩn thận và siêu kín đến đâu thì bọn cảnh khuyển vẫn đánh hơi ra. Vì sao?. Bởi chắc chắn rằng không phải lũ chó đánh hơi thấy mùi hương của ma túy, vì mùi hương không thể phát tán ra bên ngoài bởi những thứ bao bì siêu kín đáo được. Chó sẽ đánh hơi theo một dạng khác, đó là cách thu nhận các tần số có bước sóng siêu ngắn của vật chất, các bước sóng này có năng lượng xuyên thấu và khả năng có thể truyền tải đi trong không gian với khoảng cách rất xa…..Và cơ quan/ Ănh ten để thu nhận các loại bước sóng này của chó chính là cơ quan khứu giác mà nơi bắt đầu là lỗ mũi của chúng.

Trong công trình nghiên cứu của mình. Giáo sư Konstantin đưa ra dẫn chứng của các công trình nghiên cứu khác về đặc điểm trung thành vô điều kiện với chủ và sự tận tụy tuyệt đối không vụ lợi của loài chó nhà. Theo các kết quả nghiên cứu thì các loại chó nuôi thường hay đắm đuối ngắm nhìn chủ nuôi của mình, kể cả khi chủ của nó không quan tâm hoặc lúc họ đang nằm ngủ. Khi chó nuôi say đắm ngắm nhìn chủ của nó, thì trong cơ thể của nó nhận được một số tín hiệu từ tế bào thị giác và dẫn truyền thông tin đến não bộ. Thông tin này chỉ thị cho một số tuyến nội tiết sản sinh ra một loại protein đặc biệt. Loại protein này cấu tạo thành một loại hóc môn có cấu trúc tế bào ARN đặc biệt. Loại hóc môn này có thành phần tương tác như các chất gây nghiện, hay là các mùi hương đặc thù của tuyến mồ hôi thông qua các tần số sinh học khác biệt của nó. Và đây cũng là mấu chốt để lý giải vì sao loài chó trung thành đến vậy với chủ của mình. Thậm chí nó vẫn vẫy đuôi quấn quít khi bị chủ đá văng ra xa. Nhiều con có thể nhịn ăn đến chết khi chủ của nó qua đời…

Người ta còn lý giải rằng sự chuyển hóa nội tiết tạo ra loại tế bào có loại protein có bước sóng đặc thù qua giao tiếp “Nhìn nhau như thôi miên” này đã tạo nên cơ chế “không thể thiếu nhau vì nhớ” giữa chó nhà và chủ nuôi. Và đây cũng là cơ sở để lý giải các hiện tượng không thể nào giải thích được của các kiểu cách tìm đường “phi Khoa học” của loài chó….


b/ Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm cực kỳ chính xác của hiện tượng “Hắt Xì Hơi” (Nhảy Mũi)

Hãy bỏ qua những đặc điểm phi thường đến không tưởng của cái “Hắt xì hơi” mà người miền Bắc nước ta gọi là “hắt hơi”, còn người miền Nam thì gọi là “nhảy mũi”, người miền Trung thì gọi là “hắt xì mọi”, có nơi thì gọi là “nhắc mũi”. Người Anh, Mỹ gọi là “Achoo” hoặc “Atchoo”. Người Pháp gọi là Atchoum”, người A rập gọi là “Atsaa”, người Tây Ban Nha gọi là “Atchis”, người Đan Mạch gọi là “Atjuu”, người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “Hupshuu”, người Na Uy gọi là “Atsjo”… vân vân…..

Người ta xác định là khi hắt hơi, không khí bị bắn ra ngoài hệ hô hấp mà đặc biệt là Mũi với tốc độ rất “kinh hoàng”, có khi đến 165km/ giờ. (Xin nhớ, gió cấp 12 gây ra những con bão cực kỳ khủng khiếp có tốc độ chỉ 120 km/giờ). Mỗi lần hắt hơi, người ta có thể làm bắn ra ngoài không khí từ 2.000 đến 5.000 giọt nước nhỏ li ti, mỗi giọt chứa trung bình 100.000 con vi khuẩn, vi trùng… đi xa được từ 1,5 đến 2 m…..Vân… vân…

Chúng ta thử tìm hiểu tại vì sao tất tần tật các cư dân của Trái đất lại có một động thái rất kỳ lạ, là sau khi nghe người đối diện hay bên cạnh hắt xì hơi thì đều có một câu chúc liên quan đến Sức khoẻ. Ví dụ:

(Trích dẫn: Câu chúc mà những người Anh, Mỹ dùng là “Bless you!” (thực ra “God bless you” – Chúa phù hộ cho anh) khi nghe tiếng hắt hơi thứ nhất, “Keep you!” (Hãy bảo trọng) cho tiếng thứ hai, rồi “Give you peace!” (Bình yên nhé) cho tiếng thứ ba.

Nhiều nhất vẫn là câu “Chúc sức khỏe!”. Câu này được dùng bởi những người Tây Ban Nha và đa số dân Mỹ latinh (Salud!), người Bồ Đào Nha, Braxin (Saude!), người Đức (Gesunheit!), người Do Thái (Labriyut!), người Nga, người Tiệp, người Bungari, người Ucraina (Na zdrovie!)… Nói thì khác nhau nhưng cùng một nghĩa. Người Ba Lan, ngoài “Na zdrowie!” còn chúc “Sta let!” (Trăm tuổi)- Hết trích dẫn. )

Có thể tổ tiên của loài người thời cổ đại, bất kỳ chủng tộc nào trên Thế giới này cũng đã có nhận thức rằng hiện tượng hắt xì hơi, có liên quan rất mật thiết đến tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Và rất có thể họ đã nhận thức ra rằng hắt xì hơi là một cảnh báo gì đó khi cơ thể của người hắt xì hơi có nguy cơ bị nhiễm bệnh, hoặc sẽ xảy ra vấn đề gì đó nguy hiểm…

Có một số địa phương của Việt Nam chúng ta còn cho rằng, hắt xì hơi là tín hiệu phản ứng của tâm thức, khi chủ thể bị ai đó nhắc tên hoặc nhớ đến mình quá độ. Trên thế giới, hiện nay còn có nhiều Dân Tộc cho rằng hắt xì hơi là một hiện tượng liên quan đến các tình huống tâm linh, huyền học. Người ta còn viết thành sách bói toán bằng nhày mũi, trong đó thời gian nhảy mũi và liều lượng nhảy mũi sẽ cho ra những lời giải cho các hiện tượng tâm linh xảy ra trong tương lai

Theo cơ sở khoa học, các nhà khoa học cho rằng hắt xì chính là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để thổi bay các dị vật như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi hay các chất gây dị ứng ra khỏi cơ quan hô hấp.

Cũng có một số người thì hắt xì khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và mắc phải các căn bệnh mùa đông như cảm lạnh. Khi đó, khoang mũi sẽ bị sưng và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy, thường chỉ một tác động nhỏ của môi trường là người bị cảm cũng có thể gây hắt xì.

Cơ chế hắt xì theo khẳng định là tự động, một phản ứng phòng vệ của bản năng, vượt ra ngoài sự khống chế của Ý thức, khi một chất gây kích thích tiếp xúc với niêm mạc mũi thì các dây thần kinh trong khoang mũi sẽ gửi đi một thông điệp tới phần dưới não bộ hay còn gọi là tủy. Sau đó, não sẽ nhận lệnh và kích hoạt các tác động cần thiết, tạo thành cơ chế khiến cơ thể phải hắt hơi. Cơ chế này không phải chỉ loài người mới có, mà hầu như tất cả các loài động vật có xương sống đều có hiện tượng hắt xì hơi.

Các nhà khoa học tính toán rằng, trải qua rất nhiều quá trình từ việc lấy khí tác động từ phổi, sự phối hợp với một hệ thống đồng bộ tất cả các loại cơ như cơ bụng, các cơ ngực và cơ hoành, và cả hệ cơ vận động và hệ cơ tiêu hóa… thì hiện tượng hắt xì mới có thể diễn ra…. Cũng chính vì sự tích hợp năng lượng của sự phối hợp các loại cơ vận động này mà một cú hắt xì hơi mới có đủ “kình lực” siêu khủng hơn cả cơn bão có gió giật cấp 12 là thế.

Thực ra, không chỉ có các kích thích ngoại lai lên niêm mạc mũi mới gây nên hiện tượng hắt xì hơi. Ánh sáng, Âm thanh và một vài hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng biến đổi bất thường không nhìn thấy của môi trường xung quanh quanh cũng gây nên hiện tượng hắt hơi.

Không chỉ là nhiệt độ thay đổi đột ngột, ánh sáng cũng là một nguyên nhân gây hắt hơi rất thường xuyên. Có 20-30% số người khi nhìn lên trời nắng, hoặc nhìn thẳng vào mặt trời, thậm chí dưới ánh đèn quá sáng, cũng bị hắt xì hơi .

Có nhiều người khi đến những nơi có độ cao bất thường, hoặc trong không gian tĩnh lặng bất thường, hoặc những nơi có độ trang nghiêm bất thường, hoặc nhưng nơi âm u, u ám bất thường cũng bị hắt xì hơi. Thậm chí có người còn ngửi thấy được mùi của “tử khí”, mùi của “trược khí” hoặc mùi của “sát khí” mà cũng hắt hơi…..hoặc nổi da gà….

Thực ra Mũi là giác quan duy nhất có các ống dẫn thông trực tiếp đến cơ quan Thị giác/ Mắt, cơ quan Thính giác/ Tai và Vị giác/ Vòm họng. Ngoài ra các tế bào niêm mạc Mũi còn có cơ chế liên hệ trực tiếp với các lớp đệm thần kinh ở dưới da. Vì vậy hầu như các thông tin đến từ các giác quan thụ cảm khác của cơ thể đều có thông qua Khứu giác. Chính vì vậy Khứu giác mới là nơi tiếp nhận các thông tin tổng hợp từ ngoại cảm. Và cũng là nơi nhạy bén nhất để tiếp cận thông tin cảnh báo sự nguy hiểm của Bản năng và Trực giác.

Tiếc rằng, vì lập luận tư duy logic của Ý thức, khả năng này của Mũi người đã bị lãng quên một cách rất đáng tiếc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hình thành Ý thức cá nhân có sự nhạy cảm về cảnh báo nguy hiểm của môi trường xunh quanh rất nhạy bén. Khi Ý thức và Trí tuệ logic, đối xử, tâm ý… ngày một phát triển thì khả năng nhạy cảm trực giác, bản năng của Mũi càng bị thui chột. Ngay cả sự cảnh báo nguy hiểm của hiện tượng hắt xì hơi cũng bị quên lãng và xem nhẹ.

Một trong những Kỹ năng “Lắng Nghe Cơ Thể” chính là phục hồi lại một cách tích cực, có chủ đích, có lập trình tập luyện cụ thể để kích hoạt lại và nâng cao khả năng thụ cảm nhạy bén của Khứu giác/ Mũi….

c/ “Kiếp trước tôi là Chó…”
……


(Còn nữa)

25.05.20
Thuận Nghĩa

SHARE