Home Y Khoa Y Học Cổ Truyền MẬP- GẦY, CĂNG- NHĂN, TÓC ĐEN- TÓC BẠC, NÓNG- LẠNH… CŨNG LÀ...

MẬP- GẦY, CĂNG- NHĂN, TÓC ĐEN- TÓC BẠC, NÓNG- LẠNH… CŨNG LÀ „NÓ“ … Phần 3: „Mẹo Vặt Tố Vấn“ THÔNG HOẠT THỦY ĐẠO

1974
0

…Thầy Vi chỉ ra mảnh vườn trồng loại cây có lá xoăn, quắn tít như lọn tóc vò nói với tôi:
– Cán bộ có tin vào việc dụng Thần khi dùng thảo dược không?
– Dạ có chứ, 100% quan trọng như dụng tinh chất ấy chứ, mà sao Thầy lại gọi con là Cán bộ, con rất mẫn cảm với cách gọi này, khó chịu như bị dị ứng vậy, bức bối và khó chịu khi nghe nó.
– Xin lỗi Thiếu chủ, chỉ là một thói quen nhỏ thôi, hồi xưa khi chưa kịp tốt nghiệp trường Y, thì qua bị bắt đi lính, tốt nghiệp trường võ bị Đà Lạt, vừa mới được bổ nhiệm về Quân đoàn 2 thì 1975 đến, qua bị bắt đi học tập cải tạo ngoài Thanh Hóa, một lần cả trại đi làm nông trường, có chú lính quản trại trẻ măng ra bìa rừng ngồi khóc, qua thấy, hỏi vì sao Cán bộ lại khóc. Chú lính ấy bảo nhớ nhà, chú lính ấy có khuôn mặt bầu bầu giống y như thiếu chủ, nhìn cái bản mặt của thiếu chủ, qua nghĩ thiếu chủ thiếu nước mắt trầm trọng, nghĩ đến chuyện xưa nên qua vô tình gọi vậy thôi.

– Con là hậu bối, Thầy cứ gọi con là con được rồi, Thầy dạy tiếp đi ạ!
– Cách dụng thuốc của Tây dược hoàn toàn khác với Đông dược, Tây dược chỉ dụng phần Tinh của thuốc, có nghĩa là chỉ sử dụng phần Tinh chất của thuốc. Đông dược thì không chỉ sử dụng thành phần Tinh chất, tức là thành phần Hóa dược của thuốc mà còn sử dụng cả phần Khí và phần Thần của Thảo dược. Ngoài thành phần Hóa dược ra, Đông y còn dụng Vị: chua, cay, đắng, ngọt, mặn… và các Màu sắc: xanh, trắng, đỏ, vàng, đen… để dẫn thuốc qui Kinh theo Ngũ hành, Âm- Dương, đó là dụng phần Khí của Thảo dược. Khi ứng dụng Mùi hương và Hình dáng, lá rễ… của Thảo dược để ứng bệnh đối trị gọi là dụng Thần của Thảo dược. Tóm lại là Tây dược chỉ dùng có một tính chất của Thuốc là Tinh chất tức là phần TINH. Đông dược thì dụng cả TINH cả KHÍ và cả THẦN của Dược thảo, cho nên mới có cái vụ „Ăn cái gì bổ cái ấy, hình như thế nào thì trị cái như thế ấy“. Những cái cây có lá quăn như bị vò vặn kia là giống thuốc đưa từ bên Miên về trồng ở đây, giống này ở ta không có. Thiếu chủ nhìn xem nó giống thứ gì trong cơ thể con người


Tôi tiến đến gần, ngắt một nhánh lá nhìn kỹ và thưa:
– Thưa Thầy, nó xếp lượn sóng từ trong cuống lá ra có hình giống như khúc phèo Thập nhị chỉ tràng, ngoài bìa lá thì xoăn quắn như phủ Kỳ hằng Não bộ ạ
– Bậu không hổ danh là con nhà nòi, nhìn cái thì ra ngay. Đó là thứ lá ép ra nước cho mấy người nghiện ma túy kia uống đấy. Vị Sư trẻ, trang chủ của trang trại này trước kia là một con nghiện, nhờ qua cho uống nước lá này mà cai được ma túy, vị ấy là con nhà quan lớn, sau khi cai nghiện thì đi tu, về đây lập nên trang trại này, vị sống ẩn dật, chỉ cai nghiện cho người quen biết gửi gắm, không quảng cáo rùm beng, sợ làm ảnh hưởng đến người nhà đang làm lớn trong chính quyền. Cái thứ nước ép lá này vừa có thể dùng Tinh vị làm co thắt cơ hoành, vừa ép toàn bộ cơ bụng, quặn cuộn kích thích Thập nhị chỉ tràng, Trung tiêu thì bình Vị, Hạ tiêu thì khai thông Thủy lộ, nung dâng khí Thanh thủy lên trên. Mùi hương của lá này kích thích Phế, mũi làm cho thượng quản co bóp quặn nôn dịch ẩm ra ngoài, mặt khác, tinh hương xóc ngược lên não bộ theo đường khứu giác làm giáng khí Hỏa xuống Hạ tiêu, nên không chỉ có hoạt thông Thủy đạo, tống xả trọc trược, độc tố ra ngoài hạ môn, mà còn tẩy trần được trược độc của tâm thần, bởi vậy mới giúp người ta cai được cơn nghiện một cách triệt để. Cho nên việc giải độc và Y thuật cai nghiện nếu chỉ chăm chăm dụng thuật ở Não bộ và Tinh thần của con nghiện không thôi thì rất khó để thành công. Điểm cốt tử của liệu pháp là ở niêm mạc của Hệ tiêu hoá, mà trọng yếu là ở Thập nhị chỉ tràng, cho nên dân gian thường nói khi uống bia rượu vì nghiện ngập là do „con sâu rượu ở bụng nó đòi“ là vậy.


Nghe Thầy Vi nói đến đây, tôi lại vỗ đùi cái chát, vừa gật gù vừa gãi đầu lia lịa. Thấy vậy thầy Vi dịch xa tôi ra, sợ tôi lại thúc cùi chõ vì không kìm nén được cảm xúc. Thầy hỏi:
– Thiếu chủ lại bị sao vậy?
– Thưa Thầy, Thầy có biết cảm giác „gãi đúng chỗ ngứa“ nó ra làm sao không?
– Đúng rồi- Thầy Vi lại nhìn tôi nói tiếp- Các loại hội chứng ngứa do dị ứng mà ra, kể cả dị ứng ngầm do ăn uống, hay dị ứng cơ địa, nếu dụng Y mà không tương tác lên Thập nhị chỉ trường, thì khác nào như mò kim đáy biển. Mà bậu mình có biết Tạo hóa kiến tạo nên Thập nhị chỉ tràng, có hình dáng và chiều dài như 12 ngón tay là có ý nghĩa gì không?
– Thưa Thầy, con chưa có tư kiến gì rõ rệt về vụ này, nhưng con số 12 vốn gắn liền với cơ nghiệp của con rất bền chặt ạ!
– Qua đã nghe bậu kể về việc Môn sinh của bậu, bỏ bậu mà đi, vì không thấy bậu trao truyền những kỳ môn diệu pháp gì cao sang cả, mà chỉ suốt ngày nói về chuyện ỉa đái. Bậu đừng trách người ta, khi người ta chưa thấu hiểu được ý nghĩa của chữ „Tiêu“ là gì, chữ „Hóa“ là gì, người ta chỉ biết khơi khơi, Tiêu hóa là ăn vào ỉa ra là chuyện bình thường vặt vảnh, chứ có ai thấu ngộ được sự „Chuyển Hóa“ mới là gốc rễ của Sinh tồn, và cũng là gốc rễ của sự tu tập về Tâm Linh, mà Chuyển Hóa nếu không có bản chất của quá trình „Tiêu“ và „Hóa“ thì lấy gì mà „Chuyển“. Mà quyết định cho 2 quá trình này chính là sự điều tiết „thăng- giáng“ Thủy khí của Thập nhị chỉ tràng….

„Còn nữa…“


(Đọc thêm chuyện MÔN SINH ở đây. Đề tài có liên quan:

https://lethuannghia.com/mon-sinh-chuyen-doi-phan-1/)

15.06.20
Thuận Nghĩa

SHARE