Home Khí công Phần 2- HỆ MIỄN DỊCH- SỨC ĐỀ KHÁNG- CHÍNH KHÍ- NỘI LỰC….(Phụ...

Phần 2- HỆ MIỄN DỊCH- SỨC ĐỀ KHÁNG- CHÍNH KHÍ- NỘI LỰC….(Phụ Lục Về Tinh- Khí- Thần Lược Giải)

3298
0

a/ Thuật Toán và Những Mệnh Đề Tích Hợp Trong Y Học Cổ Truyền

Nếu tách rời Toán học/ Thuật toán/ Toán số ra khỏi Khoa học Thực nghiệm/ Khoa học hiện đại thì cái thứ gọi là Khoa học đó, dù trong lĩnh vực nào, là lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Vũ trụ học….v…v… Và kể cả Triết học cũng sẽ trở thành một thứ giáo điều, vụn vặt, mơ hồ…và không có tính ứng dụng thực tế.

Khoa học Huyền bí cũng không ngoại lệ. Bởi Khoa học Huyền bí nếu không có Thuật toán thì cũng trở thành một thứ dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng và vô thực….

Nói cách khác “Thuật toán” là Phương tiện cốt lõi để hình thành nên các nền khoa học (Khoa học Thực nghiệm, Khoa học Huyền bí…). Đã là Thuật toán thì ắt phải có những Mệnh đề Toán học. Mà đã là “Mệnh đề”, thì không cần phải “Chứng minh” vì nó đã là vấn đề “Tất yếu”. Ví dụ, Tôn giáo cũng là một Mệnh đề, mà đã là Mệnh đề thì chỉ cần có Đức tin vào tính Tất yếu của nó. Mệnh đề Tôn giáo đã rõ ràng như một Mệnh đề Toán học, không cần phải đi Chứng minh. Nếu vẫn cố tình đi chứng minh Mệnh đề Tôn gíáo thì tất yếu sẽ sa vào sự hỗn mang của Đức tin. Người theo Đạo Phật đi chứng minh Con Đường của mình là đúng đắn nhất….Người theo Đạo Thiên Chúa đi chứng minh Thiên Chúa là duy nhất. Người theo Đạo Hồi đi chứng minh Đấng Ala là tối cao tối thượng….vân vân và vân vân….(Có nghĩa là mây mây và mây mây tức là “mù trời” he…he…he…). Và đi chứng minh để làm cái gì, khi dù có chứng minh đến hết “thiên kinh vạn ức quyển” thì cuối cùng đi đến quyết định Đạo của mình là Chân Chính và Đạo của người khác là Tà Đạo. Ai đứng ra làm trọng tài để phân định Phật đúng hay Ala đúng, Ala đúng hay Giê su đúng….và Giê su đúng hay là Giu đa đúng….Hay lại phải đi Chứng minh cho cái đã Chứng minh….để cuối cùng cứ mãi loay hoay trong mớ hỗn mang của cái gọi là “mù trời” kia.

Một ví dụ khác:
Học thuyết Kinh Mạch, Huyệt Vị của Y học Cổ truyền Á Đông (YHCT). Là một Mệnh đề Sinh học bắt nguồn từ Thuật Toán Số của Kinh Dịch (Lưu ý: Thuật toán của Kinh Dịch là nền tảng cơ sở để phát triển hệ thống Tin Học của thế hệ đầu. Dos là ngôn ngữ Tin học của hệ thống Máy tính của Thế kỷ 20, Thế kỷ của đột phá “vũ bảo” về Khoa học Kỹ thuật. Lập trình của Dos dựa hoàn toàn vào thuật biến Hào từ các Quẻ của Kinh Dịch).

Các Danh Y từ cổ chí kim, và kể cả các Bác sĩ, Lương Y hiện nay đều sử dụng Học thuyết Kinh mạch, Huyệt trong Y thuật của mình như một Mệnh đề tất yếu của Cơ thể học. Không ai đi Chứng minh tại sao các đường Kinh nó lại chạy như vậy cả, hoặc tại sao các Huyệt đó lại đi nằm ở chỗ đó…v..v… Và cũng chẳng có ai hao sức tốn nguyên khí đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ai và họ làm thế nào khi không hề có một thiết bị kỹ thuật đo đạc nào mà lại Lập trình được hệ thống Kinh mạch, Huyệt vị chính xác đến từng milimet như khi Khoa học Hiện đại đã dùng những thiết bị tối tân để kiểm chứng?”.

Các Y Gia, các Bác sĩ… không cần cái câu trả lời bằng những “Giả thuyết”. Họ chỉ cần độ tinh nhạy của công phu, kinh nghiệm hành nghề để cảm nhận chính xác các Huyệt vị theo lập trình trong Mệnh đề Toán học (Thuật toán của Kinh dịch) của hệ thống Kinh mạch, Huyệt vị của Người Xưa để lại là đủ để đưa Y thuật của họ đến cảnh giới tối cao trong Nghệ thuật cứu người rồi. Chừng đó đủ rồi!!!!

Ví dụ nữa:
Trong Y thư của YHCT, có một Mệnh đề tích hợp (Thuật toán Sinh Học) mang tính tất yếu. Đó là Mệnh đề “Huyết tàng Tinh, Tinh sinh Khí, Khí hóa Thần, Thần dưỡng Huyết”. Sự tất yếu, hiển nhiên của Mệnh đề này không cần phải đi chứng minh bằng những ma trận của ngôn ngữ. Nếu không sẽ sa vào vòng luẩn quẩn của nhận thức.

Công trình nghiên cứu Khoa học “NO- Gas” (Nhịp thở Tế bào- Đề cử giải thưởng Nobel Y Học năm 1998). Lý giải về sự hình thành Năng lượng Sinh học ATP trong Ty thể tế bào.

Công trình nguyên cứu đã lý giải sự hình thành Năng lượng Sinh học ATP (Đồng tiền Năng lượng) xảy ra trong Ty thể (Mitochodrinen) là bước chuyển hóa Vi lượng và Enzim tiêu hóa thông qua 3 gốc Phốt phát. Các bước chuyển hóa này phải trình tự xảy ra qua 5 giai đoạn ngay tại Ty thể (5 Nhịp thở Tế bào/ Nội tức). Mỗi giai đoạn có một lập trình chuyển hóa riêng biệt và kế tục. Lập trình này không được phép đảo lộn, hoặc khiếm khuyết giai đoạn. Nếu như có ảnh hưởng của các độc tố, các phân tử kim loại nặng quá tải, hoặc là sự phá hoại của vi khuẩn hay các Protein ngoại lai, làm đảo lộn hoặc thiếu hụt Nhịp thở của Tế bào, thì các Tế bào có các Ty thể thiếu hụt hoặc đảo lộn lập trình này sẽ sao chép lại Lập trình sai lệch khi phân chia Tế bào và tạo ra một thế hệ tế sai lệch mới. Những tế bào có lập trình sản xuất năng lượng sai lệch này còn gọi là “Những tế bào lạ”. “Những tế bào lạ/ Tế bào có nhịp thở khác thường” này không những tạo ra một thứ Năng lượng Sinh học sai, để dẫn đến sự vận hành sai cho các cơ quan nội tạng khác, mà chúng có thể tạo nên cơ chế tàng hình, bằng cách thay đổi mã Protein, để thoát khỏi sự truy diệt của Hệ miễn dịch. Khi các tế bào có nhịp thở sai lệch này, hội tụ đủ “bầy đoàn” thì các khối u xuất hiện và bệnh Ung thư phát sinh.

Công trình lý giải được sự hình thành Năng lượng Sinh học ATP qua lập trình chuyển hóa Tinh chất bằng Nhịp thở của Tế bào (Tinh sinh Khí). Nhưng cuối cùng vẫn không lý giải được Cơ quan nào, tổ chức cơ thể nào, và cơ chế hoạt động ra sao….để cố định lập trình thống nhất 5 nhịp thở chuyển hóa của từng Tế bào riêng biệt. Công trình kết luận đó là Bản năng sinh tồn. Bản năng này có liên quan đến các Cánh cửa Sinh học của cơ thể, mà các cánh cửa này lại liên quan đến Học thuyết Chaka, Học thuyết Kinh mạch Huyệt vị và Học thuyết Tinh-Khí- Thần của YHCT Á Đông (…Thần dưỡng Huyết, Huyết tàng Tinh….)

YHCT Á Đông không đi chứng minh, lý giải Mệnh đề này, mà chỉ có đưa ra những Phương pháp, Liệu pháp…ứng dụng và thực hiện Mệnh đề này như thế nào cho hiệu quả mà thôi.

Ví dụ thêm: (Không chứng minh, nhưng sử dụng ví dụ để minh chứng…khẹc…khẹc….).

….Lại nói về giải thưởng Nobel Y Học. Là giải thưởng Nobel Y Học năm 2016 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản, Tiến sĩ Yoshinori Osumi về công trình giải mã quá trình “Tự thực của Tế bào”. “Tự thực có nghĩa là tự ăn chính mình”. Cơ chế tự sinh và tự diệt là cơ chế sinh tồn và phát triển của Sinh vật. Nhưng cơ chế Tế bào tự diệt bằng cách tự thực thì Khoa học mới biết đến trong những năm của thập niên 60 và khẳng định sự thật này trong công trình nghiên cứu được giải Nobel năm 1974. Và công trình được giải năm 2016 thì giải mã được cơ chế Tự thực này.

Đại khái là như ri:
Khi phát hiện ra thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến có thể phát triển sai lệch, hoặc cấu trúc sẽ bị hư hỏng, Tế bào sẽ quyên sinh bằng cách phá vỡ cấu trúc Protein và các thành phần tinh chất không cần thiết khác để tái sử dụng trở lại chúng thành Năng lượng. Sau khi tự phá huỷ các chất chứa bên trong như tự ăn vậy, Tế bào sẽ co màng bao lại thành các bọng hình túi và chuyển Năng lượng tàng trữ trong bọng túi này đến các Tiêu thể (Lysosome). Các tiêu thể này giống như những kho chứa vật dụng đã bị phân tích ra từ sự phân huỷ Tế bào. Và các Tiêu thể này lại tham gia bổ sung các Nguyên liệu Năng lượng để tái tạo lại các Tế bào mới….

Nghiên cứu giải mã quá trình Tự ăn này của Tế bào, mở ra một hướng mới cho việc trị liệu các bệnh nan y. Người ta có thể chế tạo ra các loại thuốc các kỹ thuật đột phá có thể tương tác kích hoạt khả năng tự huỷ/ tự thực của tế bào bệnh lý để kiến tạo nên các tế bào lành mạnh khác. Thế là khỏi bệnh. Hì hì….và từ năm 2016 đến nay Ý tưởng trên vẫn đang nằm trong phạm trù “Một hướng mới…)

…Vụ tự thực để chuyển Khí hóa sinh tồn từ sự tự phân hủy đến các kho chứa Tinh Khí (Lysosome) này. Các Đạo sĩ, Y sĩ…thời xưa đã đề cập đến rất nhiều trong các Thuật Dưỡng Sinh đó là thuật “Bế Tinh, Dưỡng Khí…”. Chỉ có điều các Vị này không đi giải mã “Vì sao nó lại như thế?”, mà chỉ đi tìm và phổ cập cách “Làm sao để được như thế”.

Và “làm sao để được như thế”, thì Cụ Tuệ Tĩnh đã nói rõ còn hơn “trăng rằm” rồi.

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần” là Mệnh đề tất yếu của việc Tồn sinh và bảo đảm cho sự Tồn sinh ở cảnh giới chất lượng cao. Làm sao để thực hiện Mệnh đề này. Cụ đã cho thêm một phát “trăng rằm” nữa để “chốt hạ”. Đó là “…Thanh tâm, quả dục, chủ thân, luyện hình”…

Đến đây, nếu như trăng vẫn còn “lu”, hay mới chỉ nhìn thấy “ngón tay” của Cụ mà chưa thấy “mặt của trăng rằm”. Hay nói cách khác “vưỡn” chưa biết “Thanh tâm” như thế nào, làm sao để “Quả dục” cho hiệu quả, cách gì để có thể triệt làm được Chủ thân, và nên “Luyện hình” ra sao thì mới hỗ trợ được cho sự tinh tấn…..

Ok, không sao, muốn thấu ngộ vấn đề “chốt hạ” của Cụ. Trước tiên hãy tìm hiểu xem vì sao Vua tôi nhà Minh bên Trung Quốc, không gọi Cụ Tổ Sư Nam Y Tuệ Tĩnh là Danh Y, Thần Y….mà lại tấn phong và kính cẩn gọi Cụ là Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Là bởi trong những năm tháng tráng kiện sinh thời nhất của Cụ, khi bị đày cống cho triều Minh, Cụ đã dạy cho Vua tôi nhà Minh và chúng sinh đương thời, y thuật làm chủ và chuyển hóa Thân, Tâm bằng cách luyện tập và làm chủ Hơi Thở Dưỡng Sinh. Mà Hơi Thở là nồng cốt căn bản của học thuật Thiền Tông Trung Hoa thông qua Kinh Quán Niệm Hơi Thở và Kinh Tứ Niệm Xứ. Sự truyền dạy rốt ráo Nghệ Thuật Dưỡng Sinh bằng cách làm chủ Hơi Thở, làm chủ Thể chất/ Hình hài, làm chủ Cảm xúc/ sự Thọ hưởng, và làm chủ Tâm Ý…trong việc bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh, vô hình dung Vua tôi nhà Minh và người đời đã tưởng Danh Y Tuệ Tĩnh là một Hành giả Giác ngộ của Thiền Tông nên mới tấn phong Cụ là Thiền Sư.

Rồi…lại nảy sinh vấn đề lòng vòng tiếp. Vậy thì làm sao để làm chủ Hơi Thở để tiến tới làm chủ Thân Tâm. Ok! được thôi……

b/ “Làm chủ Hơi Thở là làm chủ Sinh Mệnh..”.

07.12.18
Thuận Nghĩa

SHARE