Hình như có một bộ môn Y Học Hiện Đại riêng gọi là “Y Học Thống Kê” thì phải. Vụ này tôi không rõ lắm, nhưng tôi biết chắc chắn rằng hơn một nửa các luận án Tiến Sĩ Y Khoa ở Phương Tây đều là các công trình mang tính thống kê chứ không phải là các công trình đột phá mới trong lĩnh vực sức khoẻ.

Rồi từ cơ sở các dữ liệu thống kê này, người ta mới dùng thuật toán của Tin học để hình thành nên một bộ môn Y Học Hiện Đại khác gọi là “Y Học Lập Trình” (Medizinische Informatik). Y Học Lập Trình dù mới chính thức được giới Khoa học Y tế công nhận, và ứng dụng gần đây, nhưng sự cống hiến của nó rất hữu dụng, nhất là trong lĩnh vực chẩn đoán lâm sàng và lĩnh vực Thiết bị Y tế.

Có một vấn đề rất cần có sự thống kê mang tính vĩ mô để định hình nên một loại bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng xã hội, nhất là trong một cộng đồng khá cộm cán nổi lên gần đây đó là cộng đồng “Các bà Mẹ bĩm sữa”…. Và tôi cũng tin chắc chắn rằng vấn đề này chưa được ai quan tâm, và cũng chưa có công trình thống kê hay nghiên cứu Y khoa nào đề cập tới.

Có một hiện tượng lâm sàng khá khá phổ biến mà tôi đã tự thống kê qua quá trình hơn 10 năm làm việc với máy đo Sinh khí Prognos Diagnose Của hệ thống Y học Vũ trụ và máy đo Sinh khí Humman Metavital của hệ thống Alternative Medizin là tỷ lệ các bà mẹ trẻ đang chăm sóc con dại từ sơ sinh cho đến trước lúc vào tiểu học có hiện tượng rối loạn chuyển hóa rất cao. Đặc biệt tỷ lệ những người mẹ trong nhóm này có Áp suất máu thấp và đa số là gầy yếu và chiếm tỷ lệ mất ngủ cao. Và hầu hết những người có các hội chứng này đều liên quan đến đường ruột và niêm mạc ruột. Hiểu nôm na là họ có nguyên nhân của bệnh lý là do rối loạn tiêu hóa.

Điều đặc biệt nhất theo sự thống kê qua kiểm chứng tố vấn để ghi vào hồ sơ của tôi là đa số những bà mẹ trẻ này đều có các con nhỏ biếng ăn.

Vấn đề “trẻ biếng ăn” là một vấn nạn xã hội của đời sống hiện đại, văn minh. Vấn nạn này vẫn chưa có lời giải, và vẫn đang là một thách thức đối với Khoa học Dinh dưỡng, Khoa học Y tế và Tâm lý học Hiện đại.

Có một nhà Dinh dưỡng học nổi tiếng Thế giới đã từng nói lên nguyện vọng của các bà mẹ trẻ “Nếu ai tìm ra được thứ thuốc hoặc là phương pháp hữu hiệu để làm cho trẻ khỏi biếng ăn thì sẽ được đề cử nhận giải Nobel Y học ngay lập tức”.

Vấn đề “trẻ biếng ăn” không phải là mối quan tâm của tôi. Vì thực ra tôi cũng bất lực trong chuyện này. Vấn đề mà tôi quan tâm trong thống kê lâm sàng của tôi không phải là bọn “trẻ biếng ăn” này, mà là lời giải cho vấn đề: “Hầu hết các bà mẹ có con biếng ăn đều lâm vào tình trạng rối loạn chuyển hóa, mà hiện tượng lâm sàng là tỷ lệ Áp suất máu thấp, gầy gò, thiếu sinh lực sống và mất ngủ chiếm tỷ lệ quá cao”.

Liệu rằng có phải áp lực thần kinh do “trẻ biếng ăn” đã làm cho các bà mẹ trẻ này bị khủng hoảng tâm lý và dẫn đến các hội chứng nói trên hay không. Điều này mới là điều tôi cần thống kê và lý giải.

Còn vấn đề vì sao “trẻ biếng ăn” và giải quyết vấn đề “trẻ biếng ăn” như thế nào là một vấn đề quá lớn, liên quan đến nhiều ngành Khoa học khác nhau, và thực sự là vấn nạn Xã hội cần có sự quan tâm đúng mức của các nhà Khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Vấn đề này nằm ngoài tầm với của tôi.

(Tuy tôi là đàn ông nhưng tôi cũng đã từng là một “Single Mom”, nên tôi cũng đã có trải nghiệm “khổ lụy” về vấn đề “trẻ biếng ăn”.
Tôi đã từng chứng kiến một người bà bồng cháu, và có thêm một người Osin đi theo để đút cho một cháu nhỏ ăn, họ cứ bấm thang máy trong một chung cư cao tầng chạy lên chạy xuống để mua vui cho đứa trẻ nó mới chịu nhai nuốt.
Tôi đã từng chứng kiến người mẹ thì lăm lăm cầm thìa cháo, còn người bố thì ăn mặc như thằng hề nhảy múa trước mặt con, để cho đứa nhỏ mở miệng ra cười, để nhân cơ hội đó người mẹ đút thìa cháo vào miệng con.
Tôi đã từng thấy đến bữa ăn của con, bố phải cầm lái ô tô, cho mẹ ngồi sau đút cho con.
Tôi đã chứng kiến có người mẹ vừa vả mồm con đang ngậm thức ăn không chịu nuốt vừa khóc hu hu vì bất lực.
Và tôi cũng đã từng đọc tin tức một bảo mẫu nhà trẻ bị ngồi tù và bị người đời nguyền rủa là ác độc, khi vả vào mồm trẻ vì đứa trẻ này ngậm thức ăn không chịu muốt…..
…Thực ra ai đã từng có trải nghiệm chăm trẻ biếng ăn, mới có thể thấu hiểu được áp lực nặng nề này lên thần kinh của mình. Có lẽ một trong những đày ải của kiếp trước vụng đường tu nên kiếp này mới phải làm Phụ nữ để ghánh chịu nổi đau của Đàn Bà, trong đó nổi đau “trẻ biếng ăn” đóng vai trò không hề nhỏ chăng….hì hì…hì….)

Tôi đem những thống kê sơ bộ đặt vấn đề này với Cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em của Hamburg và yêu cầu họ quan tâm và giúp đỡ. Khi họ nghe tôi trình bày ý tưởng có một cuộc thống kê qui mô, chính xác và khoa học để hình thành nên một liệu pháp đặc thù giúp đỡ tình trạng hội chứng bệnh lý cho các bà mẹ trẻ. Tôi nói tình trạng áp suất máu thấp, gầy yếu, sinh lực sống thiếu hụt, và mất ngủ, khủng hoảng tinh thần thường xuyên sẽ làm cho các bà mẹ này mất đi sức đề kháng, và suy nhược sinh lực sống, có thể đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các chứng trầm cảm, tự kỷ, và các chứng bệnh trầm kha khác, kể cả ung thư. Họ nghe tôi trình bày với một tinh thần rất cầu thị và rất sẵn sàng hỗ trợ việc thống kê này của tôi.

Tôi yêu cầu họ cung cấp cho một Nữ chuyên gia về Dinh dưỡng, hoặc một Nữ chuyên gia về Tâm lý học có nhiệt huyết và quan tâm đến Sức khỏe cộng đồng, và thêm một yêu cầu nữa là người này phải đã từng làm Mẹ. Nếu được là một người gốc Á Châu hoặc là gốc Việt thì càng tốt. Còn kinh phí cho sự thống kê này, sẽ bằng tiền túi của tôi, cũng như bằng nguồn tài trợ từ các người bạn, học trò và đồng nghiệp của tôi.

Và cuối cùng họ đã cữ đến cho tôi một Tiến sĩ Tâm lý học gốc Việt hẵn hoi. Nữ Tiến sĩ Tâm lý học gốc Việt này là thế hệ thứ 2 của Người Việt ở Đức, nên tiếng Việt không nói không sõi lắm. Được cái rất nhiệt tình. Đặc biệt cô này rất am hiểu về vấn đề các trạng thái Thần kinh ảnh hưởng và gây nên các hội chứng bệnh lý.

Khi tôi nói về vấn đề Thất tình, Lục dục trong bệnh lý học Phương đông, cụ thể Y học Phương đông cho rằng tình trạng phơi nhiễm bệnh chủ yếu là do Chính khí bị suy nhược, mà nguyên nhân là do các trạng thái Tư duy thái quá gây nên, gọi là Nội thương. Một vấn đề mang tính đặc thù của hệ thống lý luận Nhất Nguyên, nhưng cô này tỏ ra rất am hiểu và đồng cảm.

Vấn đề cơ bản là động cơ của việc thống kê có hệ thống khoa học đã được giải quyết nhanh chống, không cần phải diễn giải nhiều. Chỉ còn lại vấn đề tài chính chi phí cho việc thống kê. Cô này chấp nhận sẽ làm việc không công cho tôi với yêu cầu được sử dụng tư liệu thống kê cho nghiên cứu riêng của cô ấy. Và cuối cùng đã đi đến sự thống nhất. Kinh phí đi lại, và ăn ở tại 4 Quốc gia là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Rumania do phía chúng tôi tài trợ, còn tiền lương và chi phí phát sinh do phía cô ta tự lo. (Sở dĩ chỉ thống kê tình trạng sức khoẻ của các bà mẹ có “trẻ biếng ăn” ở 4 Quốc Gia nói trên là vì chúng tôi đã liên hệ và được sự đồng ý và tạo điều kiện giúp đỡ của Bộ Y Tế của 4 Quốc Gia này. Tôi cũng muốn có sự thống kê này tại Việt Nam, nhưng không nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thống kê tại Việt Nam).

Sau khi đã thống nhất kế hoạch và thời gian thống kê xong thì đến việc hàn huyên. Có nghĩa là là đến giai đoạn “tám” về trẻ biếng ăn….hehehehehe….

Khi tôi hỏi con cái của cô ta bao nhiêu tuổi rồi. Cô ta tự hào trả lời tuy là Single Mom nhưng cô ta cũng đã thiết kế được 2 phát. Một phát trai và một phát gái. Con gái trai đầu 6 tuổi, con gái thứ 4 tuổi. Nghe cô ta nói xong tôi phẩy tay nói: Con cô còn nhỏ quá, vậy là cô chưa được trải nghiệm được “Nỗi buồn mỳ gói rồi”!. Cô ta hỏi: Nỗi buồn mỳ gói là nỗi buồn gì?. Tôi tủm tỉm cười trả lời: Đó là những nỗi buồn khác của Mẹ. Cô ta cứ hỏi dồn là sao?, là sao?….chú nói cho con nghe đi!.

Tôi buông tầm mắt buồn đực nhìn ra xa xăm nói, đó là nỗi buồn của những người Mẹ có con đã tương đối khôn lớn nhưng vẫn còn ở chung trong gia đình. Người mẹ thương con đi học hoặc đi làm vất vả, cố gắng nấu những món ăn đặc thù của dân tộc rất bỗ dưỡng cho con ăn. Nấu xong đợi con về ăn dù sớm hay khuya gì cũng ngồi đợi. Và rồi khi con về, mẹ hồ hởi dọn cơm ra cho con ăn. Con phẩy tay nói, mẹ cứ để con tự nhiên. Và rất tự nhiên lục mỳ gói ra nấu ăn. Nỗi buồn này của những người Mẹ Việt ở hải ngoại rất thường gặp, nên tôi gọi đó là “Nỗi buồn mỳ gói”.

Nghe tôi nói xong cô ta thững thờ xa xăm nói, may mà con cháu chưa đến tuổi này, nếu mà chúng cũng làm vậy chắc con buồn chết đi được. Tôi cười hơ hớ, rồi cô sẽ được trải nghiệm thôi, nhưng Mẹ còn có những nỗi buồn khác, nó không nằm trong hệ thống các nỗi buồn kinh điển của Phụ huynh, nhưng nó cũng chẳng kém phần cay đắng. Là sao?, chú nói cho nghe đi. Cô ta hối dục tôi.

Tôi cũng lại thẩn thờ nói, loại con cái gây nên Nỗi buồn mỳ gói đó tuy nhiều nhưng thuộc về bề nổi, có thể rầy la và buồn trách được. Còn có loại con cái gây nên những nỗi buồn khác cho Mẹ nữa cơ, ví dụ có cái loại, Mẹ nấu đồ ăn ra, đến ôm mẹ vỗ về, ôi Mẹ của con tuyệt vời quá, Mẹ nấu cái gì cũng trên cả tuyệt vời. Nhưng khi ăn chỉ khều khào vài miếng rồi vỗ bụng, Mẹ nấu ngon quá, nhưng con no quá rồi. Sau đó đợi Mẹ đi ngủ thì gọi điện thoại đặt Piza về trùm chăn ăn ….he…he…he…Loại con này ngoan, nhưng cái ngoan của chúng nó cũng làm mẹ chạnh lòng nuốt nước mắt còn cay đắng hơn cái loại gây ra Nỗi buồn mì gói. Còn có loại khác gây nỗi đau tinh vi hơn nữa cơ. Mẹ rất vui khi lần nào con đi làm về cũng xì xà xì xụp hít hà khen lấy khen để thức ăn Mẹ nấu. Nhưng rồi một hôm, tình cờ Mẹ xách túi rác đi bỏ, túi rác nặng quá rạch xoạc ra vương vãi, trong các thứ vương vãi đó Mẹ nhận ra còn có thức ăn của Mẹ nấu được giấu vào phía dưới bao rác. Mẹ bàng hoàng chết lịm với đứa con hiếu thảo ngoan hiền của Mẹ…

Nghe tôi kể xong, cô này kinh ngạc hỏi, ơ hay, sao chú có mỗi một phát “Single Mom” thôi mà chú biết nhiều ngữ cảnh buồn vậy. Tôi hơ hớ, bố khỉ, có mỗi một phát đó mà cung bậc nỗi buồn nào cũng đã từng phải trải nghiệm rồi, thế mới đau chớ ….he…he…he….

Tiện đà tôi kể tiếp cho cô ta nghe:
– Chú có 2 vợ chồng thân quen, họ là chủ của một chuỗi nhà hàng khá đình đám ở vùng Bắc Đức. Có cô con gái cực ngoan, đẹp như một tiên thần, học rất giỏi. Năm con bé 14 tuổi, đang độ ăn độ lớn, tự nhiên nó đòi ăn chay, lại là ăn Vegan, có nghĩa là một loại ăn chay rất cực đoan. Ăn Vegan cực đoan là không ăn tất cả mọi thức ăn có liên quan đến động vật và hóa chất. Không những ăn uống không mà tất tần tật mọi thứ trong sinh hoạt, thứ gì có liên quan đến động vật đều không sử dụng và tráng xa. Nhà thì làm nhà hàng ăn uống, hàng ngày phải xử lý hàng đống cá, thịt đủ loại. Nhà lại có điều kiện, giỗ chạp, sinh nhật, lễ lạt gì cũng tổ chức linh đình. Không phải chỉ trong các buổi tiệc tùng, mà trong bữa ăn hàng ngày cũng vậy. Cứ đến bữa là con tự vào bếp, cân đo, đong đếm từng loại thức rau củ quả rất chi li, tự nấu, tự dọn riêng ra một góc ngồi ăn. Vừa ngồi ăn nhưng lại buông tầm nhìn kinh bỉ đến Ba, Mẹ, anh em đang quây quần bên những mâm thức ăn sặc mùi cá thịt. Người mẹ nhìn đứa con gái rượu đang tuổi ăn tuổi lớn gầy gò xanh xao, thều thào nói như không ra hơi. Hết rầy la rồi năn nỉ con ăn mặn, thậm chí năn nỉ con ăn thêm trứng cũng được nhưng đều bị từ chối với những lời giải thích rất khoa học, rất khúc chiết về Dinh dưỡng học. Nếu con hư hỏng, biếng nhác…phá phách để còn mà rầy la uốn nắn, đằng này con hiền, lễ phép, học giỏi, chăm ngoan, không thể chê trách được điều gì. Nhưng nhìn con gầy gò, ốm yếu xanh xao… người Mẹ lòng quặn đau từng khúc ruột mà không biết làm sao. Đó cũng là một nỗi buồn khác của Mẹ, không nằm trong những nỗi kinh điển thường gặp.

Lại nữa, chú có một người bạn thân. Là một chuyên viên Sinh Hóa cao cấp. Người này có gặp trắc trở về gia đình. Người chồng phản bội có, vợ bé. Và hôn nhân của họ tan vỡ. Người này ở vậy nuôi con gái khôn lớn. Đứa con gái học rất ngoan và hiếu thảo. Con gái của chị ấy hiện nay là một nhà Khoa học có tên tuổi trên thế giới, và cũng là một nhà hoạt động Xã hội có tiếng tăm. Nó mới có 33 tuổi mà con đường công danh sự nghiệp cũng như đức độ, phong cách sống lành mạnh nức tiếng trong cộng đồng. Nhưng tưởng chị ấy sẽ rất tự hào, rất hài lòng, rất hạnh phúc về con gái của mình. Nhưng nếu để ý kỹ, vẫn thấy trong chị ấy có nỗi buồn, có nỗi cay đắng khác. Chính cuộc sống Single Mom của chị đã gieo vào trong tiềm thức của con bé nổi ám ảnh về hôn nhân đổ vỡ. Và từ khi lớn lên đến nay, con bé không hề có bạn trai và có ước nguyện sẽ không lập gia đình để sống với Mẹ. Đó là không phải là Hạnh Phúc của người Mẹ, mà ngược lại đó là nỗi đau. Đã có lần chị ấy thổ lộ với Chú rằng, nếu con bé hư hỏng, phá phách hay lầm đường lạc lối thì vẫn mong nó có ngày quay trở lại. Đằng này cuộc sống, sự nghiệp của nó không có gì để lo lắng hay chê trách cả, nên chẳng biết nó phải trở lại nơi nào, nhưng sao chị vẫn thấy buồn đau ảo nảo khi nghĩ về tương lai xa của nó. Đó đó…đó là những nỗi đau khác của Mẹ, không phải chỉ có trẻ biếng ăn, hay con cái hư hỏng mới là nỗi đau khôn lường của Mẹ đâu….

…..
(Còn nữa)

Xem them:

https://lethuannghia.com/ban-co-the-tu-danh-gia-kha-nang-n…/

14.02.19
Thuận Nghĩa

SHARE