1- PHI LỘ:

Từ ngày đầu khi Bà chủ công ty Đại Nam „nổ phát pháo“ đầu tiên về hiện tượng „Võ Thần Y“. Tôi đã có đưa cái Clip mà Bà này đang „hiển thị oai phong“ trước quần hùng ngay sau đó. Nhưng sau đó lại gỡ xuống ngay vì một tin nhắn của một người Đồ đệ ruột. Người này nhắn: „Dạo này Thầy lại có hứng với món bóc nhau trên mạng à“. Dù biết rằng đây sẽ không còn là chuyện „bới móc“ bình thường nữa mà sẽ là một cuộc „Giang hồ dậy sóng“, sẽ đánh động đến „những vấn đề nhức nhối“ của cả một „hệ thống“. Biết vậy, nhưng tôi vẫn gỡ bài chia sẻ Clip „múa kiếm“ của Bà chủ công ty Đại Nam. Gỡ vì thương học trò mình lo lắng cho Thầy bị vướng vào thị phi Giang hồ.

Người học trò gửi tin nhắn này cho tôi cũng chính là người đã từng lên án tôi là khó tính và „hắc ám“ khi tôi đưa ra „Môn Qui“ từ hồi mới bắt đầu xây dựng Hệ thống TNDSĐ. Một trong những „Môn Qui“ đó như sau:

– Tất cả học trò theo học Nghề Y với tôi, bắt buộc phải tham gia học chính qui và có bằng cấp, có giấy phép hành nghề của Đất nước và Địa phương sở tại.

– Không được phép dây dưa với giới Truyền thông

– Không được phép nhận sự hỗ trợ tài chính từ của bất kỳ cá nhân hay hay tổ chức nào

– Sòng phẳng trong mọi giao tiếp xã hội theo phương châm: „Chỉ để cho Thiên hạ nhờ vả ta, chứ ta không phải nhờ Thiên hạ“…(Môn qui này bị cho là ngạo mạn, hầu hết học trò của tôi đều „ngán ngẫm“ với điều luật này, nhưng tôi vẫn luôn bảo lưu… với hy vọng là họ sẽ thấu ngộ ra điều huyền diệu trong điều này)

Không phải là nói sau, nhưng cũng chính vì những môn qui có phần khắt khe đó mà Học trò của tôi, đều là những Đông y sĩ, Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ ..Y khoa có bản lĩnh khá xuất chúng trong Nghề và trong giao tiếp Xã hội (Giang hồ).

Là một Đông y sĩ, một Lương y hành nghề Đông Y đã mấy chục năm, đã từng „vác chuông đi đánh xứ người“. Làm sao mà có thể bàng quang trước những hiện tượng đang gây „bão mạng“ trong thời gian gần đây của Xứ Việt ta. Cơn bão „Nhân họa“ đình đám có liên quan đến việc Chữa lành và Sức khỏe cộng đồng nói chung, với nghề Châm cứu, bốc thuốc, bấm huyệt nói riêng…

Với tiêu đề bài viết „NGƯỠNg ĐAU“ này hy vọng rằng, các Học viên, môn sinh và bạn đọc có thể có cái nhìn chân thực hơn về một hiện tượng xã hội đang gây sốt trong cộng đồng trong thời gian gần đây.

Phần 1- Sự khác biệt giữa 2 môn Võ công: „Cửu Âm Chân Kinh“ và „Cửu Dương Thần Công“ trong tác phẩm của Kim Dung

….

(Trước khi đọc phần 2, một phần viết khá tâm đắc về Tư liệu Y khoa được viết dưới một bút pháp rất „Kiếm Hiệp“… mời các bạn đía qua cái ảnh đính kèm phía dưới để hiểu qua những gì tôi sẽ đề cập đến trong phần viết này nhé)

Thân ái!!!!

13.03.21

Thuận Nghĩa

SHARE