Home Khí công Ngũ Hành Khí Công Trọn Bộ và Tạm Biệt Hamburg…

Ngũ Hành Khí Công Trọn Bộ và Tạm Biệt Hamburg…

5064
0

TẠM BIỆT HAMBURG

Tạm biệt Hamburg

Tạm biệt nắng lụa

Tạm biệt mặt trời màu đu đủ

Tạm biệt cơn gió mùi đậu hủ

Và tạm biệt những đôi mắt hình bánh ướt  

(có giò lụa, nhưng mà tớ đang ăn chay) 

    

Tớ đi một tuần

Chẳng có gì mang theo

Chỉ có một cuốn chân kinh

Cùng với gã Đười Ươi Thi Sĩ

Tớ đi đến một nơi cực kỳ khả ố

Vì nơi đó chẳng có em nào

Chỉ có những thằng đực rựa

(mà thằng nào cũng bựa

già đầu mà ham chơi)…..

 

Tạm biệt Hamburg

Tớ phải đến một nơi cực kỳ kinh dị

Vì nơi đó chẳng có em nào

Cho dù là một em rất ảo

Cho dù với tớ chẳng hề gì

(vì tớ đã quen sống với những em không có thật) 

 

Tớ chỉ thương những câu Thơ một tuần lây lất

Thiếu đẹp

Mà gầy……

Thiếu hây hây

Mà ốm đói…

 

Thôi tớ đi đây

Nhé!

Tớ gửi lại cho đằng ấy cái này

Nhưng xin nhìn nó bằng đôi mắt

Không có cái đít chai….hơhơhơhơ….

_______

NGŨ HÀNH KHÍ CÔNG VÀ CÁC LUYỆN TẬP

      

 Bộ Ngũ Hành Khí Công nhu nhuyễn, nhẹ nhàng, trầm nhiếp và rất an nhiên giao hòa. Đây là một bộ khí công có công năng điều hòa âm dương rất diệu ảo và tối thượng. Mặc dầu các động tác đơn giản, chậm rãi và bình dị, thuận theo sự vận động tự nhiên của cơ thể, nhưng có khả năng khai mở, điều hòa rất cao.


Sở dĩ bộ khí công này còn có tên gọi là Ngũ Hành Lục Tự Quyết hay là Thái Cực Lục Tự Khí là vì Tâm Pháp của nó dựa vào 6 chữ mà hành công: An nhiên như CÂY cỏ, Bồng bềnh như GIÓ thoảng, Trầm vững như NÚI non, Êm đềm như mặt HỒ, Bao la như BIỂN cả và Bình thản như Mây trôi

6 chữ : Cây- Gió- Núi- Hồ- Biển- Mây mang các hành như sau:
Cây là hành Mộc ứng với Can Đởm (gan- túi mật) trong cơ thể
Gió là hành Hỏa ứng với Tâm- và Tiểu trường (Tim và ruột non)
Núi là hành Thổ ứng với Tỳ-Vị ( bao tử và lá lách)
Hồ là hành Kim ứng với Phế- Đại trường (Phổi và ruột già)
Biển là hành Thủy ứng với Thận-Bàng quang (Thận và bọng đái)
Và Mây là hành Hỏa ứng với Tam tiêu (Thủy lưu trong công thể)

   Bộ Ngũ hành Khí công, hành công liên tục không ngưng nghỉ như các bộ khí công khác. Bắt đầu khởi công từ chữ CÂY (mộc) và kết thúc bởỉ chữ MÂY (hỏa). Có nghĩa là hành công theo Ngũ hành tương sinh mà bắt đầu từ hành Mộc theo thứ tự (Mộc- Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Hỏa)

Người luyện tập môn khí công này chỉ cần lưu ý hai điểm cơ bản rất đơn giản đó là Chữ gì ứng với cơ quan nào trong cơ thể là được, để khi mình có bệnh hay mất cân bằng âm dương ở bộ phận nào, thì lúc hành công tăng cấp số của chữ tương ứng lên nhiều lần để điều hòa trực tiếp vào nơi bị bệnh, ví dụ: bệnh về Gan, Thận, đau nhức, nhiễm độc…thì lúc hành công tăng động tác của chữ “cây” và chữ “biển” lên nhiều lần hơn các chữ khác là được

Điểm thứ hai là lúc hành công đến CHỮ nào ngoài việc giữ hơi thở vào ra đều đặn tự nhiên, thì nên hướng niệm tâm cảnh vào ý nghĩa của chữ ấy, ví dụ lúc hành công đến chữ Biển thì nghĩ về biển, lúc hành công đến chữ Mây thì nghĩ về mây, đến chữ Gió thì nghĩ về gió.

Quá trình trì luyện như vậy, không những âm dương ngũ hành đều hòa mà còn đưa trạng thái của cơ thể và tâm thức hóa nhập vào cảnh giới của tự nhiên  

_______

KHỞI THỨC

Hai chân đứng khép vào nhau, gót chân, cổ, gáy và đầu nầm trên một đường thẳng.Ttoàn thân thả lỏng, nhẹ nhàng, hai tay buông thả tự nhiên

Hít vào từ từ, nghiêng nhẹ người về bên phải, đặt trọng tâm người lên chân phải, nhấc nhẹ chân trái bằng sức của đầu gối, bước qua trái một bước rộng hơn vai, hai bàn chân song song, mũi bàn chân hướng về trước, từ từ thở ra, hạ trọng tâm dần sang trái, khi kết thúc hơi thở ra là trọng tâm cơ thể cân bằng trên hai chân

Từ từ hít vào, đồng thời hai tay cũng bắt đầu nâng lên phía trước mặt, khi hai tay đã nâng lên, duỗi thẳng ngang vai, tưởng tượng dùng kình lực từ hai vai đẩy duỗi các ngón tay ra phía trước. Đến đây kết thúc hơi thở vào

Cũng dùng kình lực từ vai từ từ hạ hai tay xuống, bắt đầu hơi thở ra, hai tay từ từ hạ xuống thẳng hai bên hông, kết thúc hơi thở ra, hai tay hơi theo kình lực hất nhẹ quá ra sau lưng

  ________

AN NHIÊN NHƯ CÂY CỎ

  

   Thế Mộc Cây Cỏ

Gồm 2 thức, thức đầu đưa tay ra kéo vào người là Dương Mộc, thức thứ hai đưa tay lên cao hạ xuống hai bên là là Âm M̀ộc.

Khí Dương từ bên ngoài mà sinh nhập vào trong, vì vậy tư thế của hai tay lấy kình lực kéo vào trong làm trọng. Khí Âm từ trong sinh xuất ra ngoài, nên lấy kình lực từ hai vai nâng hai tay lên làm trọng.

 Hơi thở hít vào thở ra thật nhẹ nhàng tự nhiên không cưỡng ép đè nén hơi thở, không gồng đẩy co kéo bằng sức lực của cơ bắp.

(Tất cả các hơi thở của Ngũ hành Khí công đều chú trọng vào sự nhiên nhã, bình thản, không dồn dập, không cố sức kéo dài hay ép dồn sự nhiếp khí. Hơi thở chủ yếu nương theo động tác của tay mà thâu nhiếp hô hấp. Thường thì tay đưa ra ngoài, đưa lên cao vươn ra phía trước thì hít vào. Tay hạ xuống, co lại vào trong, có tính chất đẩy kình lực thì thở ra.)

  Mộc Thế mỗi thức nên lặp đi lặp lại 3 lần, nếu bị bệnh liên quan đến Đởm thì tăng thức thứ nhất lên 5 lần. Nếu bị bệnh liên quan đến Gan thì tăng thức thứ 2 lên 5 lần

______

_____

______

____

_____

_____

CÁC THỨC THÂU NHIẾP HƠI THỞ

Phần này, là dị bản riêng của Lão Phu. Lão Phu thấy rằng Ngũ Hành Khí Công có rất nhiều nét tương đồng với Lục Tự Khí Công. Vì cả hai môn này đều lấy Ngũ Hành làm nguyên tắc mà thâu nhiếp hơi thở và hành công. Và chia Ngũ Hành thành 6 thức công phu để trì luyện.

Ngũ Hành Khí Công lấy 6 tượng hình của Thiên Nhiên Vũ Trụ để qui nạp thàng 5 hành, đó là Cây Cỏ ứng với hành Mộc, Gió ứng với hành chính Hỏa, Núi ứng với hành Thổ, Hồ ứng với hành Kim, Biển ứng với hành Thủy, và cuối cùng là Mây ứng với hành Hỏa cùa Tam Tiêu ( tức là hơi ấm của 3 phần của cơ thể, hạ Tiêu phía dưới, Trung Tiêu khúc giữa và Thượng Tiêu phía trên. Y học Á Đông tại Phương Tây gọi Tam Tiêu là 3E, tức là Drei Erwämer)

Trong khi đó Lục Tự Khí Công cũng lấy 6 chữ phát âm bằng nội lực làm Tự Quyết để hành công. 6 chữ đó là HƯ HA HÔ HI SUY HU cũng ứng với thứ tự 5 hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa và cũng qui nạp vào ngũ hành của Tạng Phủ trong cơ thể như nhau

Vì vậy Lão Phu mới kết hợp hành công Ngũ Hành Khí Công là Động Công với Lục Tự Khí Công là Tịnh Công xem sao. Thì thấy khí lực rất nhu nhuận, hài hòa và công phu rất nhanh có thành tựu.

Tuy vậy, ̣đây chỉ là một thứ công phu riêng của lão phu mà thôi, không có trong Công Phu Khí Công truyền thống, cho nên các đệ tử của Ngũ hành Khí Công và Lục Tự Khí Công không nên bắt chước luyện theo

Lão Phu đưa Clip này lên để minh họa cho cách thu nạp hơi thở trong khi luyện Ngũ Hành Khí Công mà thôi. Vì các đệ tử mới nhập môn Ngũ hành Khí công cứ nhìn theo cách lão phu  Phát Tự Quyết là biết ngay động tác đó đang THỞ RA….

Vậy nhé….

 

Đang Cập Nhật

18-3-2012
THUAN NGHIA

SHARE