Home Ký sự „Nghề chơi cũng phải lắm công phu…“

„Nghề chơi cũng phải lắm công phu…“

3223
0

„Nghề chơi cũng phải lắm công phu…“

Bởi vì bản nhạc phổ cổ „Ngũ Phụng Triều Âm“, có âm vực khác lạ không giống với âm vực của nhạc Ngũ Âm truyền thống, cũng không giống với âm vực của nhạc lý hiện đại.

Ngũ Phụng Triều Âm, cả Âm Vực trầm và cao đều chỉ có 4 âm vực chính, và thêm chỉ một nốt giáng của âm vực đệ nhất Phụng là Chuyết Thuỷ. Và âm vực cao hay thấp cũng chỉ cách một quảng 4.

Vì chỉ có 4 âm tiết cùng với một nốt giáng. Nên rất khó để tìm các loại Sáo và Tiêu thông thường để thể hiện cho phù hợp với bản nhạc phổ này. Vì vậy muốn chơi bản nhạc phổ này đành phải tự tạo ra loại Tiêu, Sáo đặc biệt. Âm sắc của loại Tiêu, Sáo này phải mang âm hưởng của vùng Nội Mạc.

Tôi đã tự tạo ra Ngũ Âm Địch và Đại Mạc Tiêu, đã chơi thử và đột phá được đến tầng thứ 11 của Ngũ Phụng Triều Âm. Tuy nhiên vì toàn bản Tiêu Phổ này phải thổi ra toàn hơi bụng với một nội lực khá âm nhu. Vì vậy rất khó tìm các loại nguyên liệu nguyên liệu để chơi tiêu phổ này hết mình được. Các loại tre trúc và gỗ thường không chịu nổi sự công phá của âm lực.
Ngoài Ngũ Âm Địch làm bằng gỗ đàn hương, có thể chơi nhẹ nhạc phổ này được thì rất khó để tìm loại tre trúc để chơi hết mình được. Lang thang đây đó mãi cuối cùng có duyên tìm được loại trúc ở núi Côn Lôn có thể đáp ứng được nhu cầu. Loại trúc già này đã được chọn trong hàng ngàn cây trúc đã đốn hạ và được dầm mưa, gió, nắng, tuyết… trên 10 năm ngoài trời. Ống nào bị thời tiết khác nghiệt, ẩm thấp, nắng hạn, nóng lạnh thất thường, mà không bị mục oải, không bị nứt nẻ thì mới chọn để làm Tiêu. (Loại trúc có đăng trong hình ảnh đính kèm phía dưới là loại trúc đã được dầm trong thời tiết như vậy đã trên 12 năm- Lúc tôi chọn trúc này có rất nhiều người đã chứng kiến. Họ cứ hỏi mãi…là liệu có làm được tiêu sáo không. Vì cái tôi chọn nằm trong đống nguyên liệu xây dựng phế thải của họ…hì hìhì….).

Đại Mạc Tiêu tôi phải làm 3 cái khác nhau. Một cái dùng để thổi bằng mũi Âm Dương. (Tức là thổi bằng một lỗ mũi. Thổi ra lỗ mũi này, thì lấy hơi bằng lỗ mũi bên kia. Có nghĩa là một lỗ mũi thổi ra, một lỗ mũi hít hơi vào. Quá trình thổi không được phép ngắt quãng, và không được lấy hơi từ miệng. Kỹ thuật thổi này rất khó, đòi hỏi công lực và sự tập luyện rất cao. Với ống tiêu này tôi chỉ mới chơi được bài Vệt Thiều Quang chứ chưa chơi được Ngũ Phụng Triều Âm)

Một ống Đại Mạc Tiêu khác phải chọn loại ống trúc nhỏ và phải thiết kế dạng ém hơi. Vì nếu không thiết kế kiểu ém hơi thì không thể tập luyện được ở chung cư và nơi phố thị.

Cái thứ 3, thì tùy công lực của mình, tôi thiết kế vừa đủ sức với nội lực của mình. Nhưng loại này sức chấn động cũng đủ lớn để công phá huyết mạch rồi. Loại này không thổi được nơi phố thị và khu dân cư.

Tôi đã từng dùng loại Đại Mạc Tiêu ém hơi, thể hiện Ngũ Âm Địch với một số người. Hầu hết các đệ tử và học viên đã từng luyện tập Phúc Hồ Lô, đều có tác dụng trợ giúp họ rất tốt trong việc kích hoạt Bì Phu Tức- Thở bằng da. Và kích hoạt Sinh Tử Huyền Quan. (Có rất nhiều người ở Việt Nam đã được nghe bản tiêu phổ này thể hiện bằng Đại Mạc Tiêu loại ém hơi.Phản ứng của họ cũng khá tích cực, nhất là những người quan tâm đến sóng Não và sóng Tiềm Thức)

Xưa có câu “Nghề chơi cũng lắm công phu..” .Làm ra cây tiêu..cây sáo đơn giản, nhưng khi chỉnh âm cho đúng ý quả thật là một công phu không hề đơn giản tý nào….

06.10.17
Thuận Nghĩa

SHARE