Home Y Khoa Khảo Luận NEURALTHERAPIE (Liệu Pháp Thần Kinh) – Liệu Pháp Hủy Hoại Huyệt Đạo

NEURALTHERAPIE (Liệu Pháp Thần Kinh) – Liệu Pháp Hủy Hoại Huyệt Đạo

1974
0

……
Nếu như liệu pháp này vẫn giữ nguyên như những nghiên cứu của giới Y Học Tự Nhiên cách đây gần 1 Thế Kỷ, và ứng dụng theo những gì mà các nhà Khoa Học Y Khoa, các Bác Sĩ, các nhà Nghiên Cứu… “hậu duệ” của trường phái Y Khoa này tìm tòi và phát triển. Thì cho dù liệu pháp vẫn đang còn là một Y Thuật có nhiều vấn đề tranh cãi tiếp tục trong Y Học nhưng vẫn còn được ứng dụng trị liệu.

(Dù cho Liệu Pháp Thần Kinh/ Neruraltherapie, không được Y Học Chính Thống và Y Học Tự Nhiên chấp nhận như một liệu pháp Y Khoa chính thức. Nhưng trước những kết quả trị liệu không thể chối bỏ được, thì hiện nay vẫn còn 1500 Bác Sĩ sử dụng liệu pháp này trên toàn Châu Âu. Và vẫn được sự bảo trợ của Luật Y Tế Đặc Biệt cho liệu ph́áp Alternative Medizin/ Y Học Bổ Sung).

Nhưng khi Neuraltherapie được các Bác Sĩ Đông Y, và Bác Sĩ Y Học Tự Nhiên (Naturhelverfahren, Heilpratiker) của Châu Âu nói chung và Đức nói riêng lạm dụng “tác dụng tức thời” của liệu pháp này khi chích tiêm Procain và Lidocain vào Huyệt Vị theo học thuyết Kinh Lạc của thuật Châm Cứu thì đã gây nên một làn sóng chống đối khác. Làn sóng chống đối này, không những có từ hệ thống Y Học Hiện Đại, mà còn có sự tham gia của các Giáo Sư, Bác Sĩ của Y Học Tự Nhiên, của các Bác Sĩ Châm Cứu cổ truyền chính thống.

Và cho dù liệu pháp này xuất xứ từ Nước Đức, và cũng chính Nước Đức là nước chấp nhận nó đầu tiên. Nhưng bởi vì những tác hại khôn lường khi xảy ra nhiều sự cố vì tác dụng phụ của liệu pháp. Trong đó có việc chứng minh bằng lý luận và thực tế về việc PHÁ VỠ và HUỶ HOẠI hệ thống Kinh, Lạc, Huyệt Vị trong Châm Cứu khi chích, tiêm trực tiếp các loại thuốc gây tê cục bộ liều thấp vào Huyệt Đạo…

Chính vì điểm “tang thương” này của Huyệt Vị trong “hồ sơ khởi kiện” của Y Học Hiện Đại. Mà sắp tới đây, các Bác Sĩ Tự Nhiên và Bác Sĩ Y Học Bổ Sung sẽ tuyệt đối cấm sử dụng liệu pháp Neraltherepie trong trị liệu. Và đã nghe nói, từ vụ việc này hệ thống Y Học Hiện Đại đang hoàn thành thủ tục cấm luôn Bác Sĩ Y Học Tự Nhiên, Y Học Bổ Sung…. sử dụng các liệu pháp làm “tổn thương thực thể”, như chích, tiêm, lấy máu, truyền nước biển, và kể cả giác hơi….trên lãnh thổ Nước Đức.

…Bất kỳ ai hành nghề Đông Y Chính Thống, cũng đều biết tác dụng của Châm- Cứu có được là nhờ vào sự tinh tế, vi diệu của Huyệt Vị, nó như một Sinh Mệnh nhỏ của Con Người.

Châm- Cứu có tác dụng thực thụ bền chắc và an toàn nhờ vào thuật Bổ- Tả trên nền tảng Tinh- Khí- Thần của từng Huyệt Vị riêng biệt cùng với sự giao thoa Tinh- Khí- Thần trên hệ thống Kinh Lạc. Và bất kỳ ai , người nào quan tâm đến Châm Cứu đều biết rằng Hệ Thống Kinh, Lạc, Mạch, Vị…trong Đông Y hoàn toàn không liên quan gì đến Hệ Thần Kinh trong Cơ Thể Học Hiện Đại cả.

Bởi vì vậy, tất cả những tương tác kích thích mang tính thô bạo không tuân thủ theo luật Âm Dương, Ngũ Hành, Bổ- Tả…luật Vận Hành Kinh Mạch và luật Tinh- Khí- Thần của Huyệt Vị và Kinh Lạc. Thì kể cả các Y Thuật mang danh kích thích thần kinh cũng đều mang tính HỦY DIỆT tính chất mỏng manh nhưng vô cùng vi diệu của Huyệt Vị.

Tuy cuộc chiến giữa hệ thống Y Tế “Dập Tắt Triệu Chứng” và hệ thống Y Tế “Loại Bỏ Nguyên Nhân” vẫn đang còn căng thẳng…. Giữa một bên có chỗ dựa vào sự nhân danh “Hiện Đại- Chính Thống” và một bên thì dựa vào sự “Lựa Chọn An Toàn” của người bệnh. Cán cân sẽ nghiêng về đâu?

Chưa biết xu thế của Thời Đại sẽ đi đến chỗ giao hòa “Vì Lợi Ích Chung” như thế nào. Nhưng chắc chắn những Y Thuật, dẫu có tác dụng tức thời dập tắt các triệu chứng trong từng bệnh lý riêng lẻ, nhưng lại mang tính hủy hoại nặng nề đến các cấu trúc khác của cơ thể, nhất định sẽ bị loại bỏ và đào thải trước sự hiểu biết và lựa chọn đúng đắn và chính xác của bệnh nhân.

Các bạn tìm hiểu thêm để biết, tại vì sao một liệu pháp thuộc về hệ thống Y Học Tự Nhiên tồn tại gần 1 thế kỷ nay ở Châu Âu, lại bị đưa lên “đoạn đầu đài”, khi liệu pháp này được ứng dụng vào Huyệt Vị Châm Cứu.

NEURALTHERAPIE/ LIỆU PHÁP THẦN KINH

Liệu pháp thần kinh là một Y Thuật được áp dụng dưới danh nghĩa của Y Học Cổ Truyền, và không được công nhận về mặt khoa học trong lĩnh vực Y Học Bổ Sung (Altenativer Medizin.)

Việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ nhằm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao thoa, với nguyên tắc ngược lại tác dụng của các quy trình gây tê cục bộ đã được khoa học công nhận, phát triển thành liệu pháp “trị liệu lâu dài”.

Hiệu quả và cơ chế hoạt động của Liệu Pháp Thần Kinh cũng như sự tồn tại của các “trường giao thoa” đã được chứng minh bằng thực ngiệm Khoa Học. Hiện nay có khoảng 1500 người sử dụng liệu pháp thần kinh ở EU

Liệu Pháp Thần Kinh được nghiên cứu và phát triển bắt đầu từ các bác sĩ Ferdinand và Walter Huneke.

Năm 1925, Ferdinand Huneke vô tình cắt được cơn đau thiên đầu thống mãn tính cho người chị của mình, khi tiêm tĩnh mạch procainhaltiges thay vì tiêm thuốc gây tê giảm đau procainfreien.

Việc tiêm tĩnh mạch procaine vào thời điểm đó được cho là một động thái liều lĩnh, vì sợ việc này sẽ làm tê liệt não gây tử vong. Tuy nhiên, Huneke nói rằng họ đã quan sát kỹ lưỡng trong trường hợp này. Vịêc tiêm tĩnh mạch Procain có tác dụng không những tức thời mà còn có tác dụng lâu dài. Vì vậy ông ta tiếp tục khám phá việc sử dụng điều trị của procain trên chính những bệnh lý của anh trai ông ta, Walter.

Năm 1940 Huneke tiếp tục điều trị chứng đau nửa đầu và đau khớp vai của một phụ nữ. Sau nhiều lần thực hiện liệu pháp phân đoạn trực tiếp nhưng không thành công

Nhưng khi khi thực hiện liệu pháp trên chân, lại có một sự cải thiện rõ ràng trong khu vực trên vai, được trong vài giây.

Qua trải nghiệm này, Ông ta đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của cái gọi là “các trường giao thoa”. Đây chị́nh là các nguyên nhân gây nên chứng viêm mãn tính. Nó làm suy yếu toàn bộ sự hoạt động tích cực của cơ thể và gây khó chịu ở các vùng khác của cơ thể.

Sự tồn tại của của “Các trường giao thoa” không có thể chứng minh được rõ ràng cụ thể. Huneke tin rằng đó là một hiện tượng kỳ lạ, “Hiện tượng thứ hai” trong một lập trình thần kinh thống nhất để chữa bệnh rối loạn do một “lỗi từ xa” đưa lại.

Giả thuyết của Huneke bị giới Y Khoa thời bấy giờ phản đối một cách dữ dội. Tuy nhiên ông vẫn kiên định với những phát hiện của mình. Từ đó ông phát triển liệu pháp và cùng các học trò của mình duy trì cho đến ngày nay.

Và sau đó “Hiệp Hội Quốc tế về Liệu pháp Thần kinh theo Huneke ” (IGNH) được thành lập vào năm 1958 với mục đích quảng bá và phổ biến Liệu Pháp Thần Kinh.

Học viện Trị liệu thần kinh và Châm cứu Đức, từ đó cũng bắt đầu ứng dụng Neuraltherapie như một liệu pháp bổ trợ về gây tê tại chỗ trong chẩn đoán và điều trị.

Năm 1971 trên lãnh thổ Đông Đức – Hiệp Hội Kết Hợp Đông- Tây Y được thành lập (DGfAN e V.) Và đó cũng là nền tảng của “Hội Châm cứu và Neural Therapy” của nước Đức và EU sau này.

Ứng Dụng Liệu Pháp như sau

Liệu Pháp Ngắn Hạn

Trong liệu pháp phân đoạn (gây tê cục bộ), thường dùng các loại thuốc gây tê như procaine, lidocaine, mepivacaine hoặc prilocaine. Được tiêm liều thấp dưới các vùng da xung quanh các vùng đau tương ứng của các cơ quan nội tạng hoặc các vùng có hệ thần kinh thực vật. Hiệu quả của liệu pháp ngắn hạn có tác dụng thông qua sự kích hoạt trung gian của hệ thống thần kinh giao cảm.

Liệu pháp thường xuyên

Theo Huneke, “các vùng giao thoa” là biểu hiện của tình trạng viêm mãn tính làm suy yếu toàn bộ cơ chế hoạt động tích cực của cơ thể tại cục bộ và có thể gây khó chịu ở các vùng khác trên cơ thể. Các khu vực ứng dụng phổ biến có hiệu quả nhất của liệu pháp là các vùng trong amidan, trong xoang mũi, khu vực hàm răng, tuyến giáp và đặc trị sẹo.

Về tác dụng của Liệu Pháp
Theo Peter Dosch, học sinh chính của Huneke – Viết trong sách “giáo khoa về liệu pháp thần kinh”
Liệu pháp thần kinh hoạt động như sau: gây tê cục bộ đưa vào trường nhiễu  mô bệnh) có “sự kích hoạt điện từ” cao. Do đó, nó tái tạo cực và ổn định “tiềm năng màng tế bào bị kích thích”. Dosch tuyên bố rằng, nếu tiêm lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khôi phục lại tiềm năng bình thường ở khoảng 90 mV và ổn định chắc chắn các tế bào.

Các thuật ngữ “trường can thiệp” và “tiềm năng cục bộ” trong giáo khoa về liệu pháp, không có sự chấp nhận khoa học trong bối cảnh lúc này. Vì trên thực tế, các thuốc gây tê cục bộ ngăn chặn được các kênh Natri của màng tế bào, do đó có sự khử cực của các tế bào thần kinh mà ngăn ngừa sự truyền đau và kích thích cảm giác đau, chứ không có tác dụng loại bỏ nguyên nhân đau.

Một biến thể khác của Liệu Pháp Thần Kinh là liệu pháp thần kinh chức năng (FNT). Trong FNT, các điểm dưới da được xác định ở bề mặt của cơ thể “có chức năng” liên quan đến các cơ quan nội tạng. Trong trường hợp mắc bệnh các cơ quan nội tạng, các điểm được giao thoa tương ứng cũng nổi lên rõ ràng thành một nốt trên mặt da tương ứng.

Bằng cách tiêm gây tê cục bộ vào những điểm này, không chỉ có việc truyền được tín hiệu đau từ các điểm đau, định hướng để điều chỉnh lại chức năng hoạt động, mà còn có thể cắt được cơn đau. Nếu được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, thì bệnh lý nội tạng có thể được phục hồi.

Có các Liệu Pháp Trị Liệu khác cũng đã ứng dụng Liệu Pháp Thần Kinh, kết hợp để tăng tác dụng trị liệu như Châm cứu, liệu pháp thần kinh phản xạ, vi lượng đồng căn và sử dụng các loại thuốc pha loãng khác nhau tiêm dưới da như Neuraltherapie.

Liệu Pháp Thần Kinh được ứng dụng bởi các Bác Sĩ được đào một khóa sau 120-150 giờ và có cấp chứng chỉ.

Liệu Pháp Thần Kinh không có hệ thống đào tạo thống nhất, chính thức. Các chứng chỉ hành nghề chỉ được chấp nhận bởi những tổ chức Y Tế của các tỉnh, thành, tiểu bang và các Quốc Gia có các luật lệ và điều kiện khác nhau. Truyền dạy những điều cơ bản của Liệu Pháp Thần Kinh thuộc về lĩnh vực đào tạo của Y Học Tự Nhiên. Vì vậy Neraltherapie cũng được chấp nhận ở Đức không rõ ràng và thống nhất. Nó phụ thuộc vào các tiểu bang, và các hiệp hội Y Tế khác nhau.

Ngày 1 tháng 4 năm 2006, Liệu Pháp Thần / Neutaltherapie chỉ được phép đào tạo bởi các bởi các Bác Sĩ với những khóa huấn luyện đặc biệt mới được phép ứng dụng.

Và kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, các thuốc gây tê tại chỗ sử dụng cho các ứng dụng khác như procain và lidocain được đặt dưới khống chế do Bác Sĩ Tây Y ra toa. Do đó nó cũng làm giảm lượng Bác Sĩ ứng dụng Liệu Pháp này. Và liệu pháp Thần Kinh chỉ được phép sử dụng lidocain và procain đến hai phần trăm và chỉ được phép tiêm dưới da.

Ngày 17 tháng năm 2009, đa số công dânThụy Sĩ đồng ý cho ứng dụng các liệu pháp tự nhiên. Bao gồm 5 liệu pháp cơ bản là Điều trị vi lượng đồng căn, Y học cổ truyền Trung Quốc, Thảo dược, Trị liệu thần kinh và thuốc Anthroposophic – được ghi nhận trong Hiến pháp Liên bang.

Trong Hiến Pháp và Luật Y Tế của Thụy Sĩ có ghi: “Chính phủ liên bang và các bang có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình đảm bảo rằng việc xem xét 5 liệu pháp Y Học Bổ Sung này. Để thực hiện sửa đổi, thanh toán theo điều kiện cụ thể của bảo hiểm y tế, bắt buộc từ năm 2012” . Luật Y Tế này của Thụy Sĩ được áp dụng tạm thời vào cuối năm 2017.

Tác dụng phụ và biến chứng của Liệu Pháp Thần Kinh này.

Khi ứng dụng Liệu Pháp Thần Kinh Huneke có thể gây ra di chứng và chấn thương cho bệnh nhân.

Có rất nhiều các biến chứng và tác dụng phụ xảy ra. Trong đó có các biến chứng được mô tả bởi chính Huneke, và những học trò của Ông :
– Tổn thương thần kinh khi tiêm nhầm vào gốc rễ thần kinh
– Xuất huyết não sau khi tiêm vào động mạch của xương sống
– Tổn thương đến tuyến tụy
– Đục nhãn cầu
– Quá dị ứng với procaine
– Phản ứng sốc phản vệ
….
Stöhr và Mayer (1976) và các tác giả khác đã báo cáo về về các hội chứng phản ứng phụ của 5 bệnh nhân. Trong đó có các tổn thương rễ thần kinh gây nên tình trạng bại liệt, khi bị bằng cách tiêm quá sâu của Liệu Pháp Thần Kinh

Trong một số trường hợp đã có một xuất huyết não đe dọa tính mạng sau khi tiêm Liệu Pháp Thần Kinh.

Trong liệu pháp thần kinh, thuốc gây mê cục bộ, Procain đóng một vai trò chủ chốt. Nhưng trong gây mê lâm sàng thì chất này, đã trở nên ít được sử dụng vì nó có một số tính chất không thuận lợi. Đầu tiên, nó gây nghiện so các loại với thuốc tê tại chỗ khác. Hơn nữa, nó thuộc về nhóm amino este , mà khi phân hủy thì có Pseudocholinesterase axit, Para-aminobenzoic. Một số bệnh nhân dị ứng với sản phẩm phân hủy này. Bên cạnh đó, với việc sử dụng procain (như với bất kỳ thuốc gây tê cục bộ khác) chúng có các tác dụng phụ điển hình của nhóm này, như loạn nhịp tim và các triệu chứng thần kinh trung ương…

( LƯU Ý:Lidocain và Procain 05-2% chỉ ở lại dưới da, trong huyệt vị chỉ khoảng 20 phút đến 60 phút là bị phân hủy hoàn toàn và đào thải ra ngoài theo đường bài tiết- TN)

Các tài liệu tham khảo:

G. Badtke, I. Mudra: Neuraltherapie. Lehrbuch und Atlas, 2. Aufl., München 1998, ISBN 3861261049.
P. Barbagli, R. Bollettin: Therapy of articular and periarticular pain with local anesthetics (neural therapy of Huneke). Long and short term results. Minerva Anestesiol 1998; 64 (1–2): S. 35–43.
P. Barbagli, F. Ceccherelli: Possible etiopathogenic role of scars in chronic non malignant pain. Cases and case records, Minerva Medica 2005; 96 (suppl. 2 n. 3): S. 15–24.
H. Barop: Lehrbuch und Atlas Neuraltherapie nach Huneke, Hippokrates Verlag, Stuttgart 1996.
P. Dosch: Lehrbuch der Neuraltherapie nach Huneke, 14. Aufl., Karl F. Haug, Heidelberg 1995, ISBN 3-8304-0632-0.
E. Ernst: Neural Therapy, Complementary Therapies for Pain Management/An Evidence-based Approach. Elsevier, 2007, S. 149, ISBN 0-7234-3400-X.
L. Fischer: Neuraltherapie nach Huneke. Neurophysiologie, Injektionstechnik und Therapievorschläge. Haug, 4. Aufl., Stuttgart 2014. ISBN 978-3-8304-7493-7
J. D. Hahn-Godeffroy: Neuraltherapie nach Huneke – Störfeldtherapie – ein regulationsmedizinisches Verfahren unter Verwendung von Procain, 2. Aufl., Uelzen 2004. ISBN 3-8813-6223-1
J. D. Hahn-Godeffroy: Wirkungen und Nebenwirkungen von Procain: was ist gesichert? In: Komplementäre und integrative Medizin. 02/2007, S. 32–34. ISSN 1863-8678.
S. Weinschenk: Handbuch Neuraltherapie: Diagnostik und Therapie mit Lokalanästhetika. Urban & Fischer, München 2011.

G. Badtke, I. Mudra: Neuraltherapie. Lehrbuch und Atlas, 2. Aufl., München 1998, ISBN 3861261049.
P. Barbagli, R. Bollettin: Therapy of articular and periarticular pain with local anesthetics (neural therapy of Huneke). Long and short term results. Minerva Anestesiol 1998; 64 (1–2): S. 35–43.
P. Barbagli, F. Ceccherelli: Possible etiopathogenic role of scars in chronic non malignant pain. Cases and case records, Minerva Medica 2005; 96 (suppl. 2 n. 3): S. 15–24.
H. Barop: Lehrbuch und Atlas Neuraltherapie nach Huneke, Hippokrates Verlag, Stuttgart 1996.
P. Dosch: Lehrbuch der Neuraltherapie nach Huneke, 14. Aufl., Karl F. Haug, Heidelberg 1995, ISBN 3-8304-0632-0.
E. Ernst: Neural Therapy, Complementary Therapies for Pain Management/An Evidence-based Approach. Elsevier, 2007, S. 149, ISBN 0-7234-3400-X.
L. Fischer: Neuraltherapie nach Huneke. Neurophysiologie, Injektionstechnik und Therapievorschläge. Haug, 4. Aufl., Stuttgart 2014. ISBN 978-3-8304-7493-7
J. D. Hahn-Godeffroy: Neuraltherapie nach Huneke – Störfeldtherapie – ein regulationsmedizinisches Verfahren unter Verwendung von Procain, 2. Aufl., Uelzen 2004. ISBN 3-8813-6223-1
J. D. Hahn-Godeffroy: Wirkungen und Nebenwirkungen von Procain: was ist gesichert? In: Komplementäre und integrative Medizin. 02/2007, S. 32–34. ISSN 1863-8678.
S. Weinschenk: Handbuch Neuraltherapie: Diagnostik und Therapie mit Lokalanästhetika. Urban & Fischer, München 2011.

Hamburg 25.03.18
Lê Thuận Nghĩa

SHARE