Home Mẹo Vặt Thuận Nghĩa Dưỡng Sinh Đường MẸO VẶT “LUYỆN KHÍ”- Tự Bảo Vệ Sức Khỏe (Tư liệu Y...

MẸO VẶT “LUYỆN KHÍ”- Tự Bảo Vệ Sức Khỏe (Tư liệu Y khoa Thường thức)

2549
0

Trong bài viết về “Mẹo vặt với lòng bàn chân”, tôi có viết một đoạn như sau:

Trích: “….Lòng bàn chân là nơi có khả năng “Tự chữa lành” nhanh nhất và có hiệu quả tốt nhất trong các loại “thương tổn”. Bất kỳ có một loại ngoại thương nào ở lòng bàn chân, thì khả năng nhiễm trùng ở đó thấp nhất, vết thương dễ lành, và lành rất nhanh, và thường để lại sẹo ít nhất. Và khi vết thương quá lớn, sâu… có để lại sẹo, thì theo năm tháng các vết sẹo ấy cũng bị mờ dần và mất hẳn.

Nương theo khả năng tự chữa lành phi thường của lòng bàn chân, chúng ta có thể làm cho các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể “học hỏi” cách tự chữa lành của bàn chân. Đó là một “lý thuyết” hợp lý, và rất dễ thực hiện trong thực tế…”- Hết trích.

Thực ra, cơ thể của con người là “cổ máy” sinh học huyền diệu nhất của Tạo hóa. Trong đó khả năng “Tự chữa lành”, tự điều chỉnh, tự phục hồi những sai lệch… là một “huyền cơ” khó lý giải nhất, nhưng lại là một thực tế hiển nhiên nhất… Và không chỉ có “Bàn chân” mới có khả năng này. Tất cả mọi cơ quan, bộ phận của toàn bộ cơ thể đều có được khả năng mang tính “huyền cơ” này của bản năng sinh tồn…(Trong đó, “Sức đề kháng”, “Hệ miễn dịch”, “Nội lực”, “Chính khí”, “Vệ khí”… là những cụm từ mà Y học Kim- Cổ và cả Đông- Tây… cũng có đều nhắc đến. Nhưng đó chưa phải là tất cả trong những Khả Năng bao la, vô tận của “Nguồn Sống”)

… Tuy nhiên, điều tôi muốn nói đến khả năng “Tự chữa lành” của “Lòng bàn chân” là ở chỗ chữ “NHẤT”. Có nghĩa là sự “Tự chữa lành” của bàn chân có mức độ “Thần kỳ” nhất, nhanh nhất…và hiễn lộ dễ dàng nhất, dễ nhận biết nhất… và cũng dễ tương tác và “học hỏi” nhất.

Tuy nhiên nằm trong bảng xếp hạng “phong thần” (kỳ) về lĩnh vực này không chỉ có 2 lòng bàn chân. Kế bên xem xem với chữ “NHẤT” của lòng BÀN CHÂN còn có 2 nơi trong cơ thể nữa. Đó là BÀN TAY và vùng DA ĐẦU- MẶT.

Hẳn các bạn đã từng nghe đến các cụm từ này: “NGŨ KHÍ TRIỀU NGUYÊN”, “NGŨ TÂM TRIỀU THIÊN”, “NGŨ MÔN KIẾN NHẬT”, “NGŨ THỂ ĐỒNG NHẤT”, “NGŨ PHỤNG TRIỀU ÂM”….v..v… Tất cả những cái “Ngũ” (5) nhắc đến trong các cụm từ đó đều chỉ những thứ giống nhau, trong một tư thế của cơ thế gần như giống nhau của tất cả những gì “Giống Nhau” nhất của các “Đại Môn Phái” về Dưỡng Sinh, Tôn Giáo (Kể cả các môn thể dục, dưỡng sinh của Y học hiện đại)…

“Ngũ Khí..” của Y học cổ truyền Á đông. “Ngũ Tâm…” của Thiền tông Phật giáo, “Ngũ Môn…” của Đạo giáo, “Ngũ Thể…” của Du Già Giáo, “Ngũ Phụng…” của Kim cương thừa Mật tông… v..v… 5 cái “Ngũ” đó là chính là 2 lòng Bàn tay, 2 lòng Bàn chân, và Đảnh chót cao nhất của Đầu mặt. Những từ đi kèm theo các cái “Ngũ” kia là ám chỉ về một hướng “Duy nhất” đó là hướng lên trên, hướng về phía mặt trời, hướng lên trời, qui tụ về hướng mặt trời… v..v…

Và trọn vẹn cả các cụm từ của các “Đại môn phái” đó chỉ để mô phỏng một dáng ngồi khi ngồi “Thiền” hoặc “Luyện công”. Và đó cũng là điểm giống nhau đặc biệt của giữa các “Đại môn phái”, khi mô tả về “Bí cấp” phương pháp tu luyện “Trấn môn” của họ. Ý của trọn vẹn của các cụm từ đó (Các từ viết in hoa phía trên) chính là mô tả dáng ngồi mà tất cả “2 lòng bàn tay”, “2 lòng bàn chân” và “Đỉnh đầu” đều hướng lên phía trên (Trời).

Có nghĩa “ Mục đích” tu tập, trì luyện… của tất cả các “Đại môn phái” có mang tính Dưỡng Sinh (Hình như là cả ý nghĩa Tôn Giáo) có được Thành tựu, tinh tấn, rốt ráo nhất, chỉ khi thực hiện được thao tác Trì luyện (Tu tập) mà tất cả 2 Lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân và đỉnh đầu (Đảnh) đều hướng lên Trời.

Bạn làm thế nào tôi cần không biết, nhưng trong cùng một lúc, tại thời điểm “Luyện Công” (Luyện Khí), 5 thứ trên phải được hướng mở về một phía, và phía đó là phía “trên Trời”. Có một tư thế của thân thể mà trong cùng một lúc dễ dàng đạt được tiêu chí trên chính là tư thế “Ngồi Kiết Già” hay còn gọi là thế ngồi “Hoa Sen”. Và đó cũng là thứ “Mẹo Vặt Luyện Khí” mà tôi muốn đề cập với các bạn.

Tuy nhiên, tư thế ngồi này lại khá khó khăn với một số người, có người không thể ngồi Kiết già được, có người ngồi được nhưng thể ngồi lâu. Vậy thì phải làm thế nào?

Không thực hiện được một cách “tổng bộ” tất cả 5 cái “Ngũ” hướng lên trên cùng một lúc, thì chúng ta cũng có thể thực hiện “khai mở” rốt ráo cục bộ từng thứ một trước khi thực hiện một lập trình tu tập nào đó. Mà cách thực hiện rốt ráo có hiệu quả nhất 5 cái “Ngũ” đã trình bày trên, chính là biết cách “Chăm sóc”, “O bế”, “Nâng niu chiều chuộng”, và tránh xa các hiện tượng “Ngược đãi” 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân, và đỉnh đầu.

Bạn sẽ hỏi “Tại sao?”. Vấn đề này cần phải có một bài luận dài và khoa học để lý giải, không phù hợp với bài viết mang tính “Mẹo Vặt” này. Các bạn chỉ nên biết rằng, chỉ với “Bàn tay”, hay “Bàn chân” và Da vùng Đầu mặt, người Xưa và cả Y học hiện đại đều xác định ở đó có các vùng “Phản xạ” thần kinh kích thích lên toàn bộ tổng thể các cơ quan, bộ phận trong cơ thể một cách có hệ thống rõ ràng nhất (Xem các hình ảnh đính kèm). Và cũng chính vì hệ thống phản xạ tương tác này của các vị trí đó mà Thế giới Y khoa hiện nay đã hình thành ra các trường phái Y học, chỉ tương tác trực tiếp lên “Bàn chân”, “Bàn tay” và vùng da “Đầu mặt” để điều trị tắt cả các hội chứng bệnh lý của toàn thân. Ví dụ như các trường phái “Fuss Reflexzonen”, “Hand Reflexzonen”, “Thủ châm”, “Diện chẩn”…v..v…

Riêng tôi, lúc hướng dẫn học viện luyện tập Khí Công, tôi cũng đặc biệt hướng dẫn các động tác Khai mở, Vận động có liên quan đến 5 cái “Ngũ” này rất tích cực, trước khi thực hiện các bài tập chuyên sâu khác. Trong đó điển hiển là bài tập “Tự đả thông kinh mạch” mà tôi đã có nhiều lần nhắc đến (Xem lại Video đính kèm)

Thực ra, Bạn biết cách chăm sóc, o bế, 5 cái “Ngũ” này một cách tích cực thì Bạn đã “Bước một bước lên Trời” trong Nghệ thuật chăm sóc Sức khỏe nói chung và Nghệ thuật “tự chữa lành” nói riêng rồi…

13.10.20

Thuận Nghĩa

SHARE