1
Vào tháng 7 năm 2014. Tôi có việc đi khảo hạch một vài vấn đề có liên quan đến bổn môn ở Tân Cương, Trung Quốc. Đi cùng tôi có một đệ tử, trước đây học khí công với tôi ở Đức, sau này sang Nepal, qui y và tu tập ở đó. Đó là Thầy H.T
Thầy H.T là một trong những môn đồ của Hơi Thở, có tốc độ tinh tấn thuộc vào hàng phải thốt lên hai chữ căn cơ. Tuy vậy với mức độ khó chịu và cầu toàn thuộc vào hàng quái gở. Tôi cũng chưa hài lòng về thành tựu nội hàm Hơi Thở của Thầy. Vì vậy nên trên đường đi đến Tân Cương, Thầy bị tôi hạch khảo tơi bời khói lửa
Có cái lạ, là lúc tôi điểm khảo nội công, mới đầu thì không hài lòng, nhưng chỉ thoáng sau thì lại đã thấy hài lòng rồi. Điều kỳ quái ở chỗ là. Lúc tôi khảo hạch, và điểm quyết, Thầy nhận ý chỉ xong, không hiển thị ngay ý quyết, mà lần khần, đi ra, đi vô một lúc đã mới chịu hành trì. Tôi nghi nghi có điều gì đó bất thường, nên lén đi theo sao để theo dõi.
Mỗi lần nhận quyết để hiển khảo xong, Thầy lại kiếm cớ tránh mặt tôi một lúc. Té ra là Thầy tránh mặt tôi để lôi trong lưng quần ra một túi vải nhỏ, đưa lên mũi, định thần hít mấy hơi thật dài, hít mấy phát xong, Thầy rùng mình chuyển khí, sau đó ngưng thần, mặt nhơn nhơn tự tin vào tìm tôi để trả bài nội khí.
Môn sinh có sự tinh quái của môn sinh. Sư phụ có tinh nhạy của sư phụ. Tôi thuộc hàng quái gở trong vụ này, nên khi Thầy vào trả hạch quyết, tôi trầm trọng nét mặt hỏi “Thầy dùng ngoại đan hả?” Thầy trả lời: “Hậu duệ của Hơi Thở không bao giờ dùng ngoại đan. Tôi hỏi: “vậy Thầy ra ngoài hít cái gì trong túi vải?”. Thầy nói: “Chỉ là một cái túi thơm truyền thống”. Tôi im lặng, không nói gì.
Hôm sau, mở hạch quyết mới. Tôi đưa ra hạch quyết về lộng hỏa xà. Hạch quyết này bắt buộc Thầy phải cởi ngoại y ra. Thừa lúc Thầy không để ý, tôi chộp ngay cái túi vải của Thầy đưa lên mũi hít một phát thật sâu, thu liễm ngay mùi hương vào tầng vô thức. Tôi thực hiện động thái này chỉ trong chớp mắt. Thầy không kịp trở tay, nhìn tôi có vẻ không hài lòng. Tôi cười hì hì hỏi: “mùi gì nghe quen quen, nhưng không nhớ ra là mùi gì, nó là cái gì vậy Thầy?”. Thầy cũng cười đáp lễ và dứt khoát, không nói. Tôi nửa đùa nửa thật nghiêm mặt: “Nhân danh môn chủ”. Thầy cũng nghiêm mặt trả lời: “Mật ngữ”.
Có một luật ước của bổn môn, là người của T.A.C không được tiếp cận những giáo lý mật truyền của K.C.T. Thầy H.T tuy học nội công Phật Gia nơi tôi, trong lĩnh học này là quan hệ giữa tôi với Thầy là Sư- Đồ, nhưng trong lĩnh vực kia, thì lại ngược lại. Khi Thầy đã dùng 2 chữ “Mật ngữ”, thì tôi đành phải cúi đầu im thin thít.
Hôm sau ngồi trên xe Jeep vượt địa hình để đi đến tu viện Hòa Linh. Tôi ngồi bên cạnh Thầy H.T ở ghế sau. Lúc xe chạy trên địa hình gập ghềnh, tôi bị nghiêng ngả đổ mặt lên vai Thầy, tôi lợi dụng hít thêm phát nửa rồi cười cười nói “Thầy xạo, đó không phải là Mật Ngữ”. Thầy cũng cười nói “Dạ đúng ạ”. “Nói xem là mùi gì vậy.?”. “Không!, ai biểu, Thầy tự mà tìm hiểu đi”. Tôi gật gật “Ừ, con sẽ tìm ra, Thầy đợi đấy”…. (Tôi gọi Thầy và xưng mình là Con, và Thầy cũng vậy, gọi tôi bằng Thầy và cũng tự xưng mình là Con)
Cái mùi trong túi thơm của Thầy H.T tôi ghi nhận lại trong tiềm thức. Mỗi lần lôi ra chiêm nghiệm lại, thấy mùi quen vô cùng, nhưng không thể nào nhớ ra hay định hình nó là mùi gì. Cho đến khi cuối năm 2014, tôi về Sài Gòn…
Hôm đó có hẹn mậ́y đứa đệ, đến chỗ thằng Vàng A Hiếu thưởng trà Tà Xùa. Vàng A Hiếu là một cái tên hiệu khá nổi danh trong văn hóa ẩm thực Tây Bắc ở Sài Gòn. Hắn trước là giáo viên Đại Học, sau vì mê văn hóa Tây Bắc mà bỏ dạy, phiêu bạt giang hồ với khát vọng đưa văn hóa ẩm thực Tây Bắc đến với Hòn Ngọc Viễn Đông.
Hôm đó Vàng A Hiếu có đãi món măng rừng chấm muối hạt Dổi.
Vàng A Hiếu, tự tay xào nấu đồ ăn chay. Vừa dọn mâm ra, tôi bỗng bàng hoàng, mặt sáng lên rạng rỡ, bất chợt thốt ra, “Nó đây rồi!!!”. Bọn đệ và họ Vàng nhìn tôi hỏi: “Cái gì đây rồi hả thầy!“. Tôi vừa chấm măng rừng với muối hạt dỗi vừa vuốt vuốt con mèo của họ Vàng mà tôi đang bồng trên tay nói, “…à là con mèo này, và cũng có nghĩa là nhắc đến Sáo Mèo”. Trước đó họ Vàng có hứa cho tôi một ống sáo Mèo, để tôi thử Âm Lực của một bản Tiêu Phổ cổ mà tôi đang đột phá.
Cuối bữa tiệc, tôi hỏi xin Vàng A Hiếu một ít hạt dổi. Nó cho tôi khoảng hơn chục hạt. Hôm sau, tôi lại hỏi xin tiếp, nó lại cho hơn chục hạt nữa. Nó cũng cho mấy người đi cùng tôi, mỗi người mấy hạt. Rời khỏi nhà họ Vàng, tôi đè cổ bọn đệ ra, gom hết hạt Dổi mà họ Vàng tặng, miệng lầu bầu. “…biết là hạt dổi đắt rồi, nhưng sao mà keo thế nhỉ, chả Tây Bắc chút nào”…..he he…he…
Từ đó, tôi luôn bỏ mấy hạt dổi mà họ Vàng tặng trong cái bao đựng chùy Kim Cương bằng thạch anh Tây Tạng mà tôi được thầy H.T tặng vào mấy năm trước
Giữa tháng 7 âm lịch năm 2016. Thầy H.T sang chỗ tôi trả bài hơi thở Tâm Năng. Tôi chìa cái túi đựng hạt dổi của tôi cho Thầy xem, rồi nghiêm mặt, đó cũng là ngoại đan. Thầy cũng ôn tồn nói, dạ không phải đâu Thầy, nó là món gia vị ưa thích và rất hay thường dùng của các Lạt Ma Mật Tông, nó chỉ đơn thuần là một loại gia vị, một thứ thức ăn rất bình thường thôi. Tôi lại hỏi, Thầy phát hiện ra mùi hương hạt dổi có tác dụng kích hoạt hỏa xà từ lúc nào. Thầy nói, Dạ không phải con phát hiện, nó có trong kinh điển và đã được dùng làm hương liệu cúng dường từ xa xưa rồi ạ. Tôi nghe nhắc đến kinh điển, lại im lặng cúi đầu. Hồi lâu tôi nói, Con phát hiện ra hương vị hạt dổi rất cần thiết cho Y lộ của con, Thầy giúp con khám phá vụ này nhé. Thầy H.T hỉ xả, dạ, bạch thầy vâng ạ, nó đâu phải Mật Ngữ mà kiêng cữ.
Tháng 4 năm nay, tôi nhờ người ở Hà Nội, mua dùm 1 kg hạt mắt khén, và 1 kg hạt dổi loại chất lượng nhất. Khi gọi điện thoại đặt mua, người bán sĩ hàng ẩm thực Tây Bắc kinh ngạc và hỏi đi hỏi lại là có đúng là mua1 kg hạt dổi không, vì nó cực đắt, và rất hiếm khi có người mua quá 100 gr. Khi đã khẳng định mua đến 1 kg, người chủ hàng kia còn dặn đi dặn lại, là ăn đến đâu rang đến đấy, và đừng hoang phí khi không biết giá trị của hạt dổi. Tôi nghe họ dặn chỉ cười. Vì cái giá trị của hạt dổi mà người này biết chắc cũng chỉ dừng lại ở chỗ là làm gia vị cao cấp, chứ không thể biết rằng, trong Y Lộ nói chung, trong việc luyện Khí của hệ phái Truyền Nhân Của Hơi Thở nói riêng. Nó là một thảo dược thuộc vào loại vô cùng quí hiếm vì tác dụng phi thường của nó
Hôm rồi Thầy H.T sang làm tiền trạm cho khóa tu, tại Hamburg của một vị Lạt Ma nổi tiếng đến từ Nepal. Tôi có biếu cho Thầy khoảng 200 gr hạt dổi. Trong bữa trà đàm gặp mặt, tôi nói cho Thầy nghe những tác dụng diệu kỳ của hạt dỗi trong việc dùng hương liệu của nó để kích hoạt lên một số huyệt hồi sinh. Và đặc biệt là tác dụng cực đậm nét của loại hương liệu này khi tương tác để phục hoạt khí Tiên Thiên cho trẻ tự kỷ thể tăng động rối loạn cảm xúc. Thầy H.T nghe tôi trình bày các ca thể nghiệm lâm sàng, cứ trố mắt lên kinh ngạc. Cuối cùng Thầy đột nhiên quì xuống định đảnh lễ hôn chân tôi. Tôi vội vàng ngăn Thầy lại nói. Thầy phải cẩn trọng đừng làm mất thể diện của người mặc Tăng bào. Thầy ngậm ngùi: “Con mà biết hạt dổi nó cần thiết cho công cuộc của Thầy, như thế này, mấy năm trước con đã nói ngay cái túi thơm ấy là gì rồi”. Tôi đỡ Thầy dậy và cười sảng khoái: “Duyên!, đó là điều kỳ diệu của chữ Duyên”.
Sau đó tôi có làm bài thơ Hôn Chưa Môi tức là bài Môi Cong 2, trong bài thơ này có đoạn viết:
…..
Rồi em sẽ tiếc khi chưa từng biết
Sự vuầy võa kháy đượm của mắc khén
Chưa từng biết
Mật ngữ của hạt dổi không phải ẩn khắc từ đỉnh Fanxipang
Đi tìm những dấu chân
Không phải là để ngước nhìn mây trắng
Những vết bầm nơi mắt cá
Những vết xước nơi khuỷu tay
Có thể đó là hậu duệ của những làn môi từ nghiệp trước
Đặt thử môi lên môi
Em sẽ thấy đỉnh Everest
Chỉ cao bằng bờ cong..
…..
Ý của đoạn thơ này là nói lên tác dụng tuyệt vời, tuyệt vời đến phi thường của hạt dổi trong Y Thuật.
Thứ hạt cây được mệnh danh là vàng đen của Tây Bắc. Nó không chỉ dừng lại ở chỗ khai thác về mặt ẩm thực. Người Trung Quốc đã biết khai thác về tác dụng trong Y Thuật từ lâu. Có điều họ cực kỳ giữ kín về “mật ngữ” của hạt Dổi.
Hạt dổi Tây Bắc, tại Việt Nam, chỉ ̣được khai thác về mặt gia vị, nhưng tại sao giá của nó lại đắt như vậy. Là vì hạt dổi, thứ cực xịn, nhất là hạt dổi rừng, lượm từ dưới gốc cây, chứ không phải là loại trèo cây hái trái về bốc hạt. Đã được người Trung Hoa thu mua với giá cực cao.
Trong phần 2 của bài viết này, tôi sẽ cho các biết cách để khám phá “mật ngữ “của hạt dổi……
(Còn nữa)
23.05.18
Thuận Nghĩa