Home Khí công Giới thiệu “Lục Tự Khí Công”( Chương II )

Giới thiệu “Lục Tự Khí Công”( Chương II )

4675
0

CHƯƠNG II
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LỤC TỰ KHÍ CÔNG

A)  Hình thái của Lục tư quyết:
Tự quyết bao gồm có 6 CHỮ  hay nói cách khác có 6 Âm tiết khác nhau:

1- Chữ   HƯ   :

Như tiếng gầm gừ trong cổ họng phát ra không phụ thuộc vào môi và lưỡi gần giống như âm “Hứ“  trong phản xạ tự nhiên của trạng thái tinh thần giận dữ thách thức bực bội hoặc bị kẻ thua mình dọa dẫm coi thường hay lúc muốn trấn áp người khác mà không muốn nhiều lời thường liên quan đến tính tự ái lòng  tự trọng và sự uất hận

2- Chữ   HA

Như thể hà hơi ra miệng há ra tự nhiên lưỡi đè xuống hàm dưới như thể hiện của âm thanh tự phát trước một sự nhận biết bất ngờ âm thanh phát ra tương tự như một câu hỏi đã được khẳng định “ Há ? “  hoặc như tiếng cười thoải mái tự nhiên  “ hà..hà“ Âm thanh tự phát này liên quan đến trạng thái thỏa mãn hài lòng

3- Chữ   HÔ

Miệng hơi hé mở môi chu lại như vòng tròn hơi từ trong thoát ra                                                                qua vành môi để tạo nên âm thanh. Tương tự như tiếng cười nhạo báng “ hô …hô..hô..“ thể hiện sự hiểu cái đúng của suy nghĩ trước sự nhầm lẫn về kiến thức của người khác. Hay là biểu hiện kết quả toại nguyện của sự tính toán lo toan suy nghĩ.

4- Chữ   HI

Miệng bành ngang ra răng  khép hờ lưỡi hơi cong đầu lưỡi tỳ xuống chân răng của hàm dưới. Gần như tiếng khóc của người lớn  “ hí..hí..hí..“ thể hiện sự buồn đau mất mát

5- Chữ   SUY

Môi chu lại rồi kéo bành ngang ra đồng thời hơi từ trong phát ra  ngoài qua vòm lưỡi hơi cong lên.Tương tự như âm  “ xùy..“ của  một người muốn ngăn chặn người khác đừng ồn ào quấy rối để chú ý theo dõi cảnh giác trước một vấn đề gì rất đáng quan  tâm hoặc lo ngại

6- Chữ    HU

Miệng gần giống như phát chữ Hô nhưng môi chu lại nhỏ hơn chỉ chừa lại một lỗ nhỏ hơi được thổi mạnh ra đó tạo thành âm thanh  như gió thổi. tương tự như tiếng hú kéo dài của người đi rừng muốn thông báo kêu gọi cảnh báo cho người khác đang ở cách xa mình.

B) Luc tự quyết qui nạp với ngũ hành:

1) Khái niệm về Ngũ hành:

Ngũ-hành là 5 trạng thái cơ bản của vật chất theo quan điểm triết học Á-đông được phân loại thành 5 trạng thái hành khí khác nhau đặc trưng cho tính chất vận động của vạn vật. Ngũ hành là nền tảng cơ sở để hình thành các nguyên lý của Lục tự khí công

a) Phân loại ngũ hành:

Hành  MỘC  có thể hiểu nôm na là có tính chất như  Gỗ Cây cỏ

Hành HOẢ  ———————————————– Lửa

Hành THỔ  ————————————————Đất Đá

Hành KIM   ————————————————Kim loại

Hành THỦY ————————————————Nước

b) Ngũ hành qui nạp vào thiên nhiên;

Ngũ Hành: Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Mùa Xuân Hạ Trường hạ Thu Đông
Phương hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc

c) Các qui luật của ngũ hành:

Ngũ hành có mối quan hệ rất  mật thiết với nhau tương tác hỗ trợ chế ngự lẫn nhau thông qua những qui luật nhất định:

° Qui luật tương sinh

Là hành khí này có thể phát sinh ra hành khí kia cũng có hàm nghĩa là nuôi dưỡng hỗ trợ giúp đỡ nhau để sinh trưởng và phát triển. Hành khí có khả năng sinh ra hành khác được gọi là Hành Mẹ (Mẫu) hành khí được sinh ra gọi là Hành Con (Tử).Mối quan hệ ngũ hành tương sinh vì vậy còn được gọi là  mối quan hệ Mẫu-Tử:

– Hành Mộc sinh ra Hành Hỏa: Ví dụ như Gỗ đốt cháy thành Lửa

– Hành Hỏa sinh ra Hành Thổ :Ví dụ như vạn vật bị cháy đều trở thành tro đất

– Hành Thổ sinh ra Hành  Kim: Ví dụ như Kim loại có từ đất đá quặng mà ra

– Hành Kim sinh ra Hành  Thủy: Ví dụ như Sương lạnh có trên kim loại

-Hành Thuỷ sinh ra Hành Mộc :Ví dụ như Cây cối nhờ có nước mà trưởng thành

(Mộc—->Hỏa——>Thổ—–>Kim—->Thủy—->Mộc…..)

(Mối quan hệ Mẫu- Tử trong ngũ hành khi được qui nạp vào Cơ thể con người theo cấu tạo của nội tạng và cấu trúc của kinh mạch huyệt vị đóng một vai trò hết sức quan trọng nó là nguyên tắc cơ bản của thủ pháp Bổ-Tả trong trị liệu Đông-Y. Cụm từ “Hư thì Bổ Mẫu Thực thì Tả Tử“ có hàm nghĩa là cơ quan nội tạng nào bị suy thoái chức năng thì bồi bổ ở cơ quan Mẹ cơ quan nào khí huyết ứ trệ quá tải thì phải tiết tả ở cơ quan Con . Khái niệm Mẹ Con là được hiểu theo ý nghĩa Mẫu-Tử ở trên. )

° Qui luật tương khắc:

Có nghĩa là khống chế ngăn cản kìm hãm lẫn nhau để giảm bớt sự phát triển bừa bãi. Mối quan hệ tương khắc trong ngũ hành được xem là mối quan hệ Được-Thua:Nó thắng ta hay là ta thắng nó thể hiện ở đặc tính cái này có khả năng ngăn cản kìm chế thậm chí còn sát phạt cái kia:

-Hành Mộc  >Khắc chế < Hành Thổ_____Ví như Cây cỏ lấy hết dinh dưởng làm cho đất khô cằn

-Hành Thổ   >Khắc chế<  Hành Thủy____Ví như đất đá núi đồi ngăn cản dòng chuyển lưu của nước

-Hành Thủy >Khắc chế<  Hành Hỏa_____Ví như nước dập tắt được lửa

-Hành Hỏa  >Khắc chế<  Hành Kim______Ví như lửa nung cho kim loại chảy ra

-Hành Kim  >Khắc chế<  Hành Mộc______Ví như dao búa có thể chặt vụn cây cối….

Qui luật tương sinh và qui luật tương khắc là hai điều kiện không thể thiếu được để duy trì sự thăng bằng tương đối của vạn vật.Trong tương sinh có tương khắc trong tương khắc có tương sinh đó là qui luật chung về sự vận động biến hóa của tự nhiên nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ được thăng bằng sự phát triển bình thường của sự vật. Nếu chỉ có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vật không thể sinh trưởng được.Trong Sinh hóa có Ức chế trong Ức chế có Sinh hóa đó là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của vạn vật.

Ngoài hai qui luật cơ bản đó mối quan hệ của ngũ hành còn tuân theo một vài qui luật phụ khác ví dụ như Ngũ hành tương thừa và Ngũ hành tương vũ

Tương thừa có hàm nghĩa là thừa thế thắng để lấn tới trấn áp cái kém mình ví dụ như bình thường thì Thổ chế ngự Thủy không cho Thủy phát sinh một cách tùy tiện nhưng khi Thổ quá dư thừa thì không phải là sự khống chế hữu ích nữa mà sinh ra sát phạt hình hại Thủy làm cho Thủy suy yếu dẩn đến mất cân bằng của sự phát triển.( “Cương tắc hại“ mạnh quá thì hình hại)

Tương vũ có hàm nghĩa khi có thế thắng thì lấn lướt cái đáng ra khống chế mình ví dụ lúc bình thường thì Thủy khắc chế Hỏa nhưng có khi vì Hỏa quá mạnh Thủy không thể nào khống chế được làm hao tổn tiềm lực của chính mình dẫn đến bị suy yếu cho nên coi như ngược lại Hỏa lại khắc hại Thủy ( “ Thừa tắc nãi chế“ :Thừa thãi thì khống chế lại )

Qui luật Tương thừa và tương vũ là hiện tượng khác thường (phản thường) của qui luật Ngũ hành tương sinh ngũ hành tương khắc (chính thường).Tuy rằng là phản thường nhưng lại có tính tất yếu trong chuỗi vận động của vật chất.

2) Lục tự qui nạp vào ngũ hành.

Qui nạp lục tự vào ngũ hành là xác định tính chất chấn động của từng tự quyết một cách cụ thể thông qua những đặc điểm tương ứng của từng loại ngũ hành cũng như các qui luật vận động của nó

Chữ HƯ—————-ứng với hành————– MỘC

Chữ HA—————-ứng với hành—————HỎA

Chữ HÔ—————-ứng với hành—————THỔ

Chữ HI—————–ứng với hành—————KIM

Chữ SUY————–ứng với hành—————THỦY

Chữ HU —————ứng với hành—————-HỎA

3) Lục tự tương sinh

Khi đã được qui nạp vào ngũ hành thì tất cả các Tự quyết đều phải tuân theo các qui luật vận động của ngũ hành

Vòng lục tự tương sinh có chữ HƯ khởi đầu gọi là vòng : Nhật khởi- Đông khai
Có vòng tương sinh theo thứ tự     : HƯ—HA—HÔ—HI—SUY—HU

Vòng lục tự tương sinh có chữ HA  khởi đầu gọi là vòng : Chính Dương vi quân
Có vòng tương sinh theo thứ tự   :  HA—HÔ—HI—SUY—HU—HƯ

Vòng lục tự tương sinh có chữ HÔ khởi đầu gọi là vòng Ngũ trung đại hóa
Có vòng tương sinh theo thứ tự    :  HÔ—HI—SUY—HU—HƯ—HA

Vòng lục tự tương sinh có chữ HI khởi đầu gọi là vòng:Tây kết vi thần

Có vòng tương sinh theo thứ tự    : HI—SUY—HU—HƯ—HA—HÔ

Vòng lục tự tương sinh có chữ SUY   khởi đầu gọi là vòng:    Vọng nguyệt tàng nguyên

Có vòng tương sinh theo thứ tự    : SUY—HU—HƯ—HA—HÔ—HI

Vòng lục tự tương sinh có chữ HU  khởi đầu gọi là vòng : Tàng dương tá sứ
Có vòng tương sinh theo thứ tự    : HU—HƯ—HA—HÔ—HI—SUY

Trong 6 vòng Lục tự tương sinh thường được sử dụng nhiều nhất là vòng  Nhật khởi đông khai ( chữ HƯ đứng đầu) kế đến là vòng Vọng nguyệt khai nguyên (chữ SUY đứng đầu) sau là tới vòng Ngũ trung đại hóa (chữ HÔ đứng đầu) còn các vòng còn lại rất ít khi sử dụng đến

3-Lục tự quyết qui nạp với cơ thể con người

Tự Quyết HA HI SUY HU
Tạng Gan Tim Lá lách Phổi Thận Màng tim
Phủ Túi mật Ruột non Dạ dày Ruột già Bọng đái Tam tiêu
Ngoại quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai Lưỡi
Thể chất Gân Mạch Thị cơ Da Xương Mạch
Thể trạng Huyết Thần Tinh Tân dịch Khí Sắc
Tình chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Khiếp sợ Vui vẻ
Chức năng Phát sinh Phát triển Chuyển hóa Thu nhiếp Tàng trữ Phát triển

 

4-Lục tự quyết qui nạp với thời gian:

Lục tự ứng với 4 mùa:

Chữ HƯ ————————ứng với——————— Mùa Xuân

Chữ HA————————-ứng với———————-Mùa Hè

Chữ HÔ————————-ứng với———————thời gian giao mùa giữa Hè và Thu

Chữ Hi————————–ứng với———————-Mùa Thu

Chữ SUY———————–ứng với———————-Mùa Đông

Chữ HU————————-ứng với———————-Mùa Hè

Lục tự ứng với thời gian trong ngày:

Chữ HƯ————————-ứng với thời gian từ 4  đến 8  giờ sáng

Chữ HU————————-ứng với thời gian từ 8  đến 10 giờ trưa

Chữ HA————————-ứng với thời gian từ 10 đến 13 giờ chiều

Chữ HÔ————————-ứng với thời gian từ 13 đến 15 giờ chiều

Chữ HI————————–ứng với thời gian từ 15 đến 20 giờ tối

Chữ SUY————————ứng với thời gian từ 20 giờ đêm cho đến 4 giờ sáng hôm sau

5-Nguyên tắc thu nhiếp Lục tự quyết:

Bí quyết của Lục tự khí công là phương pháp thở : hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng khi thở ra kết hợp với niệm tự quyết lời quyết không phát ra thành tiếng chỉ tồn tại trong tư tưởng.

Đây là một loại Tĩnh công mà công pháp không cần bất cứ một động tác chiêu thức cử động nào của cơ thể. Cách thở cực kỳ đơn giản chỉ thở có hai thì: Hít vào-Thở ra không nín hơi.  Tuy đơn giản như vậy nhưng sự kết hợp đặc biệt giữa hô hấp và việc tiết  mỗi nhiếp Tự quyết có thể tạo ra những xung lực có hiệu ứng khai mở và thanh tẩy hết sức kỳ diệu . Mỗi Âm tự đều tàng ẩn trường độ cường độ tần số cũng như những âm hưởng đặc thù có rung động nội lực khác biệt để kích thích điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của từng cơ quan nội tạng khác nhau. Mặt khác việc luôn luôn sử dụng một chuỗi Lục tự tương sinh hoàn chỉnh có tác dụng điều hoà nội khí cân bằng âm-dương nâng cao chính khí tổng thể thúc đẩy khả năng tự phục hồi và bảo toàn chức năng  hoạt động của toàn bộ cơ thể.

Giới thiệu “Lục Tự Khí Công” (Chương III)

SHARE