Home Khí công “LỤC MẠCH CHI BẢO” – KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG

“LỤC MẠCH CHI BẢO” – KHÍ CÔNG TRUNG ĐẲNG

963
0

(Bản Tình Ca Chuồn Chuồn- “Chuồn Ca…”)

1- XUẤT XỨ:

Trong các phần của Seri “Chuồn Ca” tôi thường xuyên nhắc đến “Nhịp Thở”. Đặc biệt là “Nhịp Thở” của Tưởng Tức.

Tưởng Tức là loại Hơi thở “Phúc Hồ Lô” có sự quản lý của Tư duy, tương tự như khái niệm “Quán Tưởng” ở trong Thiền Định.

Trong Tưởng Tức, lại đặc biệt chú trọng đến loại Hơi thở 3 thì có ký hiệu: “1- &- 1“. Tức là loại hơi thở có thì “Ngưng” dài (lâu) như có thể.

Ở Hành Tức, không những phải quản lý được thật ảo diệu 3 loại hơi thở “2 thì” và 5 loại hơi thở “3 thì” căn bản, mà còn phải biết quản lý thật tốt các loại hơi hở “4 thì”, hơi thở “5 thì”… hoặc các loại hơi thở “Ngũ đoạn”, “Lục đoạn”, “Thất đoạn” , “Bát hội”, “Cửu chuyển”… v..v… với muôn vàn kiểu “biến chiêu” khác nhau.

Hành Tức, là loại hơi thở có sự vận động, chuyển hóa và di dời Khí Lực rất phức tạp. Sự vận hành của Hơi thở và Khí lực, không phải chỉ là nhờ vào sự “Quán tưởng” đơn thuần như mọi người thường hiểu lầm. Sự vận hành của Hơi thở và Khí lực của Hành Tức hoàn toàn dựa vào các loại “bơm cao áp” thực thể, nó có tác dụng như những cái “bơm hơi” cơ học vậy… (Ví dụ như cái bơm lốp xe đạp, hay bơm cao áp của các loại nồi áp suất …)

Trong các loại “Bơm Khí Lực” thì có 3 loại “Bơm” đặc biệt quan trọng và chủ chốt trong quá trình “Vận Khí”. Đó là các loại sau đây:

1- Bơm cao áp “Hạ đan điền”. Loại bơm này hoạt động nhờ vào hệ thống cơ của bụng dưới và hệ thống cơ co bóp hậu môn và hệ sinh dục. Đây là loại “bơm khí lực” quan trọng nhất

2- Bơm cao áp “Thượng đan điền”, là loại bơm hoạt động nhờ vào sự vận động của cơ yết hầu và cơ cổ gáy. Loại bơm này có tầm quan trọng thứ 2

3- Bơm cao áp “Trung đan điền” là loại bơm hoạt động nhờ vào hệ thống hoành cách cơ và cơ liên sườn.

Để luyện tập cho sự vận hành của 3 loại “Bơm khí lực” này được “vi diệu”, người ít có căn cơ, hoặc không được chỉ dạy “bí cấp” thì có thể cả một đời người vẫn không thể ứng dụng các loại “bơm” này để “Vận khí”. Tuy nhiên nếu được truyền thừa kinh nghiệm của Tiền thân (Bí cấp) thì việc này không khó. Nếu ai đủ kiên nhẫn và chịu khó cũng có thể làm được.

Trong các loại “Bí cấp” kích hoạt 3 loại “Bơm Khí Lực” nói trên có một “bí cấp” gọi là “LỤC MẠCH CHI BẢO”. “Lục Mạch Chi Bảo” bản cổ thư được viết bằng tiếng Sanskrit (Tiếng Pali cổ). Bản cổ thư này không những được viết bằng một thứ ngôn ngữ vô cùng khó đọc mà còn được diễn giải bằng những lý luận khá mơ hồ mông lung. Nhưng khi đã được “cao nhân” có trải nghiệm chỉ điểm thì cũng chẳng có gì là khó khăn lắm, nếu có đủ độ kiên nhẫn và chuyên cần.

Lục Mạch Chi Bảo sử dụng hệ thống “Chủng Âm” và “Chủng Quang”, tương tác vào thì “Ngưng” của Hơi thở “3 Thì” để thực hành hỗ trợ sự điều tiết các loại cơ vận động của các loại “Bơm” Hạ- Trung- Thượng Đan điền. Nhằm biến những sự vận động các loại cơ này từ sự vận động phản xạ có điều kiện thành phản xạ vô điều kiện ( Biến phản xạ vận động có điều tiết của “Ý thức”, thành phản xạ “Vô thức”)

Để có thể phổ cập cho căn cơ của “đại chúng”, không thể bê nguyên bản các “Chủng âm”, “Chủng quang” và những lập luận lý giải mơ hồ mang tính tượng trưng và hình tượng biểu cảm vô cùng “Phức tạp” và đậm đặc tính “Tôn giáo” từ nguyên bản tiếng Sanskrit được. (Ví dụ các “chủng âm”, “chủng quang” trong bản Sanskrit cổ của “Lục Mạch Chi Bảo” là hình tượng biểu cảm của hình tướng các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị Du hành không…v..v…).

Nếu bê “Nguyên bản” này để truyền thụ cho căn cơ đại chúng thời hiện đại, thì rất dễ bị hiểu nhầm. Tốt thì nhầm là hoạt động “Tôn giáo” hoặc “Cận tôn giáo”. Xấu thì bị hiểu nhầm thành việc đồng bóng, ma mị, huyền bí…v..v… vì lúc thực hành luyện tập, thì cơ thể uốn éo, lúc lắc, nghiêng ngả… xương cốt thì răng rắc chuyển động, cổ họng thì gầm gừ, bụng, ngực thì phồng lên xẹp xuống rất bất thường…. Trong khi, đó chỉ đơn thuần là việc tập luyện, kích hoạt sự vận động các loại cơ bắp tương ứng với các Đan Điền mà thôi

…Vì vậy, tôi (Lão Phu/ LP) với tư cách là Môn Chủ đời thứ 8 của Khí công Truyền Nhân Của Hơi Thở (TÂC), mới quyết định đơn giản hóa, hiện đại hóa, bình dân hóa cho hợp với thời cuộc và căn cơ nhận thức của người thời 4.0, 5.0….

Bởi vậy tôi mới viết lại “Lục Mạch Chi Bảo” bằng một “Bản phổ”, cực kỳ đời thường, cực kỳ “tục trần”, và cực kỳ đơn giản , hoang dã và “nguyên sơ”… như cánh một con chuồn chuồn ớt với tuổi thơ bình dị cùng với tiếng ru hời man mác… đưa những tao nôi. Bản phổ ký này tôi đặt tên là “Bản tình ca chuồn chuồn” gọi tắt là “Chuồn ca”. Tuy là tục trần, bình dị, đơn giản nhưng vẫn hàm chứa đầy đủ cốt tủy của “Lục Mạch Chi Bảo”. Cũng chính vì vậy mà các phần cung cấp Tư liệu Khí công Trung đẳng của tôi cho học viên đều mang tên là “Chuồn Ca” là vậy. hì hì…

(Xem Clip đính kèm, suy ngẫm… để tiếp thu phần sau)

2- “TẠI SAO LẠI PHẢI “6 CHỮ”

(Xem tiếp phần tiếp theo)

03.11.20

B.Đ.M.C- Thuận Nghĩa

SHARE