“Phối thất chi tế vạn phúc chi nguyên” (Lễ Ký) có nghĩa là việc hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc. Người xưa cho rằng Hôn Nhân là Đại Hỷ Sự trong một đời người. Là nguồn gốc của sinh tồn là cội rễ của hạnh phúc.. Và đó cũng là biểu hiện của sự trường cửu. (Hàm-Hằng). Chính vì vậy mà người xưa rất chú trọng đến Hôn Lễ .
Qui ước của mọi luân lý mọi đạo giáo mọi dân tộc và mọi thời đại đều mong muốn Hôn Nhân phải bền vững và là sự kết hợp giữa hai đối tượng có sự thông hiểu nhau và bắt buộc phải ăn ở với nhau trọn đời. Mặt khác vì Hôn Sự là điểm khởi đầu cho một gia đình mới mà hai đối tượng phải chung sống với nhau hỗ trợ nhau hoà hợp nhau trong một khoảng thời gian dài cho đến khi chết cho nên họ đặt ra lễ nghi rất trang trọng cho hôn lễ nhằm mục đích không những ràng buộc hai người về giáo luật pháp luật và phong tục mà còn ràng buộc nhau về Tinh thần. Ước muốn sự bền vững trong hôn nhân của người xưa được thể hiện rất rõ nét trong Lục Lễ của Hôn Lễ. Nghi tiết của Hôn Lễ được ghi lại trong sách lễ luật để cho dân chúng theo đó mà thực hiện. Thời cổ có sách Tam Lễ là kim chỉ nam cho mọi nghi lễ trong đời sống đó là sách Chu Lễ do Chu Công soạn ghi lại các qui định hoạt động xã hội vào thời nhà Chu như về quan chức lễ hội nhạc chính trị tuyển hiền tài…. Sách Nghi Lễ do Chu Công soạn thảo ra nghi lễ của chư hầu đối với Thiên tử tang phục của vua của các nước chư hầu của quan lại đại phu và các lễ khác như Hôn (hôn nhân) Quan (lễ trưởng thành) Hương ( lễ làng) Yến Tiệc Hưởng…..Sách Lễ Ký do học trò Đức Khổng Phu Tử chép lại lời thầy dạy về Lễ Nhạc đến đời Hán các nhà Nho có thêm vào lời bàn về các chi tiết và ý nghĩa của lễ Quan (lễ trưởng thành) Hôn (lễ cưới) Tang (lễ tang) và Tế (cúng bái). Ba sách này người xưa thường gọi là Tam Lễ.
Nước ta vào thời xưa thường ứng dụng hôn lễ theo sách Gia Lễ của Chu Văn Công đời Tống. Đến đời nhà Trần có ông Hồ Sĩ Dương người Hải Dương ngụ ở Thọ Xương hiệu là Thọ Mai có soạn ra bộ Thọ Mai Gia Lễ. So với Chu Công Gia Lễ thì gần gũi với phong tục tập quán với nước ta hơn từ đó dân ta ứng dụng sách này trong các việc hiếu hỉ. Đến đời nhà Lê ông Lê Quí Đôn soạn ra bộ Thanh Thuận Gia Lễ nhưng chỉ nói nhiều về Tang Tế mà ít đề cập đến Quan Hôn. Cho nên dân mình chỉ dựa vào Chu Công Gia Lễ và Thọ Mai Gia Lễ rồi châm chước với tục lệ của địa phương tục lệ của dòng họ và gia tộc mà ứng dụng. Hôn Lễ trong tập tục xưa chủ yếu là Lục Lễ tức là có 6 bước đi với sáu nghi lễ bắt buộc để thực hiện một cuộc Hôn Nhân. Các Cụ ngày xưa qui định rằng : “Lục lễ bất bị Thục nữ bất xuất” có nghĩa là phía đàng Trai không lo liệu chu đáo sáu lễ nghi cưới xin thì người trinh nữ không về nhà chồng.. Sáu lễ đó bao gồm:
- 1)- Lễ Nạp Thái: là một cái lễ của đàng nhà trai đến nhà gái để thông báo về việc đã lựa chọn người con gái của nhà ấy.
- 2)- Lễ Vấn Danh : lễ này cốt yếu để nhà trai hỏi rõ tên tuổi của người con gái và nơi xuất xứ của Mẹ cô ta nhằm để tìm hiểu thêm về thân thế cũng như môi trường giáo dục của cô gái này
- 3) – Lễ Nạp Cát : lễ này là lễ thông báo về việc nhà Trai đã xem xét và bói toán được quẻ tốt về hôn nhân của đôi trai gái.
- 4) – Lễ Thỉnh Kỳ : Lễ này là lễ nhà trai xin nhà gái ấn định ngày làm lễ cưới lựa theo ngày tháng tốt xấu
- 5) – Lễ Nạp Tế : Là lễ đưa sính lễ tới nhà Gái
- 6) – Lễ Thân Nghinh : là lễ đón dâu về nhà Trai
Nguời xưa cho rằng Hôn Nhân là do duyên số cho nên họ rất coi trọng các yếu tố huyền linh trong hôn sự. Trong đó yếu tố hợp tuổi được cực kỳ coi trọng. Họ cho rằng đó là yếu tố hàng đầu có khả năng bảo đảm cho một hôn nhân bền vững. Vì vậy sau lễ Nạp Thái (ngỏ ý) nếu đằng gái đồng ý là phải thực hiện lễ Vấn Danh ngay. Lễ Vấn danh là lễ thông báo tên tuổi để xem xét có hợp nhau không. Hầu hết các cuộc hôn nhân sẽ không thực hiện khi mà tuổi của đôi trai gái không hợp nhau. Tên tuổi hợp rồi còn phải bói toán để xem ý thần linh ông bà tổ tông và Ông Tơ Bà Nguyệt có đồng ý cho cuộc hôn nhân này không nếu được quẻ tốt mới làm lễ Nạp Cát để thông báo tin mừng được hỉ sự.
Khi đã khẳng định dược duyên phận hòa hợp theo tâm linh rồi thì còn phải chọn ngày giờ tốt phù hợp với tuổi của đôi trai gái mới làm lễ thành hôn được. Như vậy là trong Lục Lễ thì 3 lễ . Vấn Danh Nạp Cát Thỉnh Kỳ mới là những lễ có tính chất quyết định đến hôn sự. Còn Nạp Tế(Đưa sính lễ) và Thân Nghinh (lễ cưới) chỉ còn là hình thức mà thôi.
Ngày nay người ta cho rằng đó là những tập tục cổ hủ lạc hậu người ta bài xích và bác bỏ những tập tục đó xem đó là những lễ nghi có tính chất mê tín dị đoan. Người ta cho rằng Hôn Nhân là kết quả cuối cùng là chứng tích bắt buộc phải có của Tình Yêu. Cho nên Hôn Lễ chỉ còn là một hình thức “Báo Hỷ” và thậm chí còn có thêm một tập tục “Chúc Mừng” bằng phong bao nữa cho nên có nhiều Hôn Lễ đã bị biến thái thành mộc cuộc Kinh Doanh
Đồng ý rất đồng ý với việc Hôn Nhân có xuất xứ từ Tình Yêu Nhưng không phải vì Tình Yêu mà xem nhẹ Hôn Lễ được. Một Hôn Nhân bền vững có con cháu khoẻ mạnh đoàn tụ lâu dài ngoài vấn đề phải biết nuôi dưỡng Tình Yêu (Tình Yêu rất chóng già khó dạy và có tuổi thọ rất ngắn) thì vấn đề Tâm Linh cũng cần phải xem trọng.
Chúng ta có suy nghĩ gì khi Hôn Nhân của Cha Ông ta ngày xưa xác suất bền vững rất cao. Không cần nói gì đâu xa chỉ cần tham khảo Thế hệ Cha Mẹ mình cũng đã thấy rõ điều đó. Vào những thập niên 40 50 của thế kỷ trước có mấy cuộc Hôn Nhân xuất xứ từ tình yêu đâu. Tại sao hôn sự của Cha Mẹ chúng mình lại bền vững hơn rất nhiều với hôn sự của lớp trẻ sau này (Hôn sự vì tình yêu). Và họ rất mực yêu thương và biết hy sinh cho nhau để bảo vệ Hôn Nhân Gia Đình.
Còn nữa theo thống kê mới đây của tổ chức dân số Trung Quốc thì những cuộc hôn nhân có Hôn Lễ tuân theo tam lễ Vấn Danh Nạp Cát và Thỉnh Kỳ (coi tuổi coi ngày) thì xác suất Ly Dị rất thấp so với Hôn Nhân “tùy tiện” về tuổi tác và ngày tháng Hôn Lễ.
Các bạn trẻ ngày nay không tin vào Duyên Phận cho nên xem nhẹ hai Lễ Vấn Danh và Nạp Cát thì cũng nên để ý đến Lễ Thỉnh Kỳ (coi ngày) cho hôn sự của mình. Bởi vì ngày cưới xin hợp tuổi cũng là một yếu tố tâm linh rất quan trọng cho sự bền vững của Hôn Nhân.
Viết khi nghe tin Bạn Cũ làm lễ Vu Quy cho con gái!
16.12.08