(Bài kết vẫn quá dài, FB không chấp nhận lượng chữ quá tải, đành phải ngắt thành Kết 1 và Kết 2-Thông cảm!!!!)
2
Khi thầy Vi nói „Cái gì, ngay và luôn đi…“ lúc tôi thỉnh cầu một chuyện với Thầy. Trước cách đáp ứng dứt khoát không ngần ngại của Thầy, tôi biết Thầy đã cảm nhận ra được tôi tìm Thầy không chỉ là khơi khơi vì hiếu kỳ hay là chỉ để khai thác sở học của Thầy. Thầy biết tôi không chỉ cần người đồng cảm trong nghiệp Y của mình, mà tôi thực sự đang cần sự giúp đỡ của Thầy. Vì vậy tôi cũng không ngại ngùng nói thẳng ra luôn:
– Thưa Thầy, chắc Thầy đã biết con tìm đến Thầy, không phải vì để khẳng định việc giải quyết rốt ráo vấn đề „NƯỚC“ trong các liệu pháp của Y học Cổ truyền và cả Y học Hiện đại trước các bệnh nan y và bệnh thời đại là vấn đề tiên quyết có tính chất sống còn trong Y thuật hiện nay. Bởi với kiến thức của những người đã mang danh là Thầy Thuốc, dù là Lang Vườn hay Lương Y, hay Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Y khoa, cho đến những người Y sĩ, Y tá… và thậm chí kể cả những bà nội trợ, những người làm nghề osin ở một nơi „khỉ ho cò gáy“ nào đó trên trái đất này cũng đều biết, với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cũng như tình trạng lương thực, thực phẩm nhiễm hóa chất kích trưởng và hóa chất bảo quản là một thảm họa cho Sức khỏe.
Tất cả họ đều biết điều đó, và cũng biết rằng chỉ có NƯỚC mới có thể đồng hành với họ trước tình trạng bất khả kháng này. Ai cũng biết rằng Nước mới là vấn đề đầu tiên trong việc giải độc môi trường, giải độc cơ thể, Nước mới là điểm cốt tử của nghệ thuật phòng bệnh và chữa bệnh.
Thưa Thầy!, con không nói là tất cả, nhưng hầu hết những người làm nghề Thuốc Đông Y nói riêng và Y học Tự nhiên nói chung đều biết, và biết rất rõ rằng, không chỉ ăn uống đồ sạch, đồ hữu cơ, đồ organic… mới không bị nhiễm độc. Bởi lẽ nếu những đồ bổ dưỡng, những sản phẩm chức năng, các loại Viatamin hay Vi lượng, Khoáng chất… cần thiết cho cơ thể nếu bị „tấp“ vào cơ thể với liều lượng thiếu hiểu biết cũng trở thành những độc tố rất nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, vấn đề „cốt tử“ không phải là những thứ ở „ĐẦU VÀO“ („Lũ“- tình trạng bất khả kháng) mà là „ĐẦU RA“.
Hiểu biết đúng đắn và có thái độ tích cực với „Đầu Vào“ là quan trọng, nhưng không phải là vấn đề quyết định „sống còn“ cho việc bảo vệ Sức khỏe. Quyết định cho sự „Sống còn“ này chính là ở „Đầu Ra“. Mà „đầu ra“ như thế nào lại phụ thuộc rốt ráo vào khả năng chắt lọc và hấp thụ của Cơ thể chúng ta. Khả năng này thuộc vào BẢN NĂNG sinh tồn vốn đã có sẵn trong cơ thể của chúng ta. Bản năng kỳ diệu này của cơ thể, tại bởi chúng ta không quan tâm, không hiểu biết và cố tình hủy hoại nó vì những đam mê hưởng thụ của chính mình. Cho nên bản năng tuyệt vời một cách vô đối này của cơ thể đã bị thui chột, suy giảm, hư hao… đi quá nhiều. Đó mới là nguồn cơn đích thực, là cội rễ sâu xa của những bệnh nan y, bệnh thời đại… do Môi trường sống và Thời khí đưa lại.
Thưa Thầy!, không chỉ Thầy và con và những người làm nghề Đông Y như chúng mình, mà các Bác sĩ của Tây Y, các nhà Khoa học trên thế giới đều cũng biết rằng Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý trầm trọng, khó chữa trị và nhanh chóng dẫn đến tử vong là do sức ĐỀ KHÁNG và HỆ MIỄN DỊCH bị suy giảm và bị phá vỡ lập trình tự nhiên của chúng (Bản năng). Đó cũng chính là là vấn đề „Chính Khí“ suy hư (Nội Nhân- Chính khí suy), trong Đông Y của chúng ta. Và cả Đông Y lẫn Tây Y cũng đều khẳng định ngyên nhân „bên trong“ này mới là nguyên nhân chính, chiếm hơn 2/3 (70%).
Tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh lý từ Môi trường và các yếu tố khác (Ngoại Nhân- Tà khí thịnh) chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, chỉ gần 1/3 (30%).
Chúng ta không quá cực đoan với Đông Y, để phủ nhận vấn đề này từ Tây Y, mà chúng ta phải thừa nhận bằng những thực nghiệm lâm sàng rất Khoa học, bằng những trang thiết bị, máy móc hiện đại với những khối óc ưu tú nhất hành tinh…, họ biết rõ ràng, cụ thể, chính xác đến từng con số hàng chục sau dấu phẩy về vấn đề „Nội Nhân“ này. Bằng chứng là hầu hết các công trình nghiên cứu Y sinh được giải Nobel Y học trong những thập niên gần đây đều là các công trình nghiên cứu giải mã về cấu trúc Tế bào liên quan đến Hệ miễn dịch ( Chính Khí- theo quan niệm của Đông Y). Và hiện nay liệu pháp đặc biệt được quan tâm nhiều nhất trong việc trị bệnh Ung thư và Dịch bệnh thời khí hiện đại để giảm thiểu tỷ lệ tử vong tối thiểu vẫn là vấn đề của Hệ miễn dịch/ Sức đề kháng (Chính Khí bao gồm Vinh khí và Vệ khí).
Thầy và con, và những người hành nghề Đông Y, phải chấp nhận cách lý giải của họ về Nội Nhân (Nguyên nhân bên trong), cụ thể, chính xác, thuyết phục và phù hợp hơn… với cộng đồng xã hội văn minh, với hệ nhận thức đa nguyên và thực dụng. Chúng ta phải chấp nhận cách lý giải „mù mờ“ như ma trận dựa vào học thuyết Kinh Dịch, học thuyết Âm- Dương, Ngũ hành…không còn mấy phù hợp với hệ nhận thức hiện đại nữa. Cho dù cách lý giải của chúng ta có mang tính bao quát, tính tổng thể, tính vĩ mô, tính dự đoán và tính chân lý…có chính xác đến bao nhiêu đi nữa, nhưng nó không phù hợp với hệ nhận thức „đối đãi“ thực dụng của thời đại mới. Không phù hợp với „hệ nhận thức“ thì khả năng tiếp cận với số đông cộng đồng xã hội sẽ rất thấp sẽ.
Cho dù… hiện nay Y học Hiện đại, đã lý giải về vấn đề Nguyên nhân từ bên trong (Hệ miễn dịch/ Chính khí) mới là nguyên nhân chính của bệnh tật và tỉ lệ tử vong.
Cho dù… do những nguyên nhân khách quan, ví dụ như do ảnh hưởng của ngành công nghiệp hóa dược chẳng hạn, dẫn đến, họ vẫn loay hoay trong vấn đề nên hướng Liệu pháp trị bệnh vào các phương pháp „Công phạt“, „Dập tắt triệu“ chứng hay là hướng đến việc „Phục nguyên“ Bản năng „Tự chữa lành“ của cơ thể….
Cho dù… chúng ta, những người làm nghề Đông Y đích thực hiện nay vẫn luôn luôn tuân thủ nguyên tắc „Trị bệnh tất cầu kỳ bản“ (Trị bệnh là phải trị đến tận gốc rễ của bệnh lý, ngược lại với Dập tắt triệu chứng, không cần biết đến nguyên nhân gây nên bệnh là gì).
…Nhưng chúng ta đừng quên một việc vô cùng quan trọng, trong việc định hướng số đông cộng đồng xã hội, nhất là cộng đồng xã hội có thu nhập thấp đến những liệu pháp „Tự chữa lành“ mang tính chất khả thi, tích cực, chủ động, dễ thực hiện…ít phụ thuộc vào Hệ thống Y tế hiện đại thì phải nương theo Hệ nhận thức hiện tại của số đông.
Cách lý giải của Y lý Cổ truyền Á đông về thực tế là rất khó tiếp cận với tình hình nhận thức của Hệ nhận thức Khoa học thực nghiệm hiện hành. Cho dù trình độ Dân trí có được nâng cao lên bao nhiêu, cho dù đã có một số đông trong cộng đồng xã hội có xu hướng sống với tự nhiên, hướng về lại với Văn hóa Phương Đông… Nhưng sự khác biệt giữa hệ nhận thức Nhất nguyên ( Triết học Á Đông) và hệ nhận thức Đa nguyên (Khoa học thực nghiệm) vẫn quá lớn. Vì vậy sự tiếp cận của cộng đồng xã hội với cách lý giải Y lý theo phong cách cổ truyền rất khó khả thi. Nếu chúng ta vẫn cứ bảo thủ và cố chấp một cách cuồng tín, cực đoan theo xu thế này, chúng ta tất yếu sẽ thất bại, và nói theo dân gian là: „Chúng ta sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe của sự phát triển văn minh hiện đại“.
Thưa Thầy! Cả con và Thầy đều muốn đi trên con đường phụng sự cho „Một cộng đồng xã hội sống Khỏe“, cả con và Thầy đều khao khát có được một nền „Y Học Cho Người Nghèo“. Và không chỉ có Thầy với con mới biết, mà nhiều người cũng biết rằng: „Không có một Thầy Thuốc nào giỏi bằng, không có một phương toa nào tốt bằng chính cơ thể của chính mình“. Cho dù cả con và Thầy và các Thầy thuốc khác đều biết rằng điểm cốt tử của loại trừ gốc bệnh theo tình hình hiện nay là vấn đề là Nước. Việc phục hồi khả năng Hấp thụ, Đào thải và Lưu thông Nước là bước đi đầu tiên và quan trọng trong việc Phục Nguyên ( Phục hồi bản năng tự chữa lành). Cả Thầy và con đều biết liệu pháp đơn giản nhưng có kết quả vô song trong việc Hoạt Thông Thủy Đạo chính cái chìa khóa mang 8 chữ kia. 8 chữ :“Nhuận tràng- Lợi tiểu- Thanh nhiệt- Giải độc“. Và qua những chia sẻ của Thầy, con càng khẳng định hướng đi lâu nay của mình không sai khi chú trọng một cách đặc biệt đến Tam Tiêu mà trong đó nơi bắt đầu là Thập nhị chỉ trường.
Thưa Thầy! Chẳng dấu gì Thầy đã gần 10 năm nay, con đã tìm hiểu khá kỹ về vấn đề mà mấy hôm nay Thầy trò mình bàn luận. Không chỉ là tìm hết trong mọi ngõ ngách của Y lý Cổ truyền, mà còn tìm cách tiếp cận với các công trình nghiên cứu Khoa học mới đây trên thế giới về tầm quan trọng của Niêm mạc Hệ tiêu hóa trong việc giải độc, trong việc phục nguyên và ổn định Hệ miễn dịch. Không những là tiếp cận mà còn trực tiếp thử nghiệm lâm sàng với các tổ chức nghiên cứu Y học khác để tìm ra điểm đồng nhất giữa Biện lý Tam Tiêu với hệ cấu tạo Fazien, với hệ thống Hạch bạch huyết…của cơ thể học hiện đại. Sự kết hợp nhận thức này đã giúp con cho ra những phương toa, những liệu pháp dễ tiếp cận với cộng đồng xã hội hơn trong việc áp dụng cái „chìa khóa“ 8 chữ kia vào việc phục hồi khả năng „Tự chữa lành của cơ thể“. Tuy nhiên để chống lại sự lười biếng và ỷ lại, chống lại sự ham muốn hưởng thụ… của người đời, của bệnh nhân… con vẫn còn vấp phải những bế tắc chưa thể giải quyết được… Nhưng thưa Thầy, mà sao Thầy lại lim dim mắt vậy, tại con vì con „nhai lại“ quá nhiều về những chuyện hiển nhiên hay tại con „chém gió“ không ngọt nên làm Thầy buồn ngủ vậy ạ?- Thầy Vi lại nhếch nhếch nụ cười „muôn thuở“ của Thầy:
– Đúng vậy, vào vấn đề chính đi bậu!
– Dạ, thì vào chính luôn đây, thưa Thầy- Tôi tiếp tục- Chưa kể Y lý Cổ truyền khó tiếp cận nhận thức cộng đồng, và cho dù có tiếp cận được đi chăng nữa thì tình hình các loại thảo dược trôi nổi trên thị trường cũng không đảm bảo khi vấn đề Kinh tế được tôn lên thành nền tảng của gieo trồng. Và cho dù có được gieo trồng sạch và thu lượm tự nhiên đi chăng nữa thì đã chắc gì các loại dược thảo cấu thành nên phương toa cổ đã phù hợp với cơ địa sinh lý và cơ địa bệnh lý của người Hiện đại. Để giải quyết những vấn đề này cũng như tìm cách vượt qua cảnh giới „lười muôn thuở“ và thói „hưởng thụ bất chấp“ của người đời, con có ý tưởng phối lập những phương toa không mang danh nghĩa „Thuốc“, mà nó chỉ mang danh nghĩa là thức ăn và thức uống. Những thứ thức ăn uống, có thể thâm nhập vào đời sống của cộng đồng, như những thứ thức ăn, thức uống thường nhật của họ. Có nghĩa là kể cả nguồn cung cấp, cách chế biến, cũng như mùi vị sẽ được thích hợp dễ dàng với cách ăn uống truyền thống của họ. Nói một cách đơn giản và thiết thực hơn là con muốn biến những thứ gọi là „Thuốc“ thành những thức ăn, uống như nhu cầu tối thiểu của người dùng. Họ sẽ không bị gặp trở ngại trong tìm kiếm, trong chế biến cũng như thưởng thức. Trước mắt là những thứ có tác dụng „Nhuận trường- Lợi tiểu- Thanh nhiệt- Giải Độc“. Về nguyên lý thì không khó lắm và không phải là không làm được hoặc không được tiếp cận được nhu cầu của người bệnh. Nhưng để phối hợp phương toa có đầy đủ những yêu cầu trên cũng không phải là dễ dàng. Con đã có những phương toa về ăn, uống đáp ứng tạm đủ những yêu cầu trên và đã được nhiều người trong cộng đồng trên thế giới cũng như giới Dinh dưỡng học chấp nhận, chia sẻ và ứng dụng đại trà. Ví dụ như các toa „Bách Thị Thiện Lương Trà“, „Toa phục hồi Niêm mạc ruột“, toa „Thức uống Hóa huyết sinh tinh“… và một số mẹo vặt chữa lành bằng ăn uống khác… Nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm là tính phổ cập cho mọi cơ địa bệnh lý chưa cao, nguồn cung cấp nguyên liệu chưa thật sự thuận tiện và điều quan trọng nhất là chưa thật phù hợp lắm với người có thu nhập thấp. Con biết Thầy là bậc kiệt xuất trong lĩnh vực „Nhuận tràng- Lợi tiểu- Thanh nhiệt- Giải độc“ bằng những thảo dược dân dã. Thầy là bậc Lương y tài đức của người nghèo. Con muốn được Thầy giúp con giải quyết những bế tắc như con đã trình bày- Thầy Vi lại nháy nháy lông nheo và đưa tay lên phẩy phẩy cánh mũi mấy lần cười cười rất „âm mưu“ nói:
– Bậu nịnh hơi bị tài, nhưng gãi đúng chỗ ngứa của qua, nên qua chấp nhận, bây giờ bậu muốn sao?- Tôi cũng bắt chước các động tác phẩy mũi của Thầy và yêu cầu:
– Con cũng đã có sẵn mấy thứ đã từng thử nghiệm qua, bây giờ con và Thầy lại chơi lại trò lúc sáng. Viết ra rồi so sánh với nhau xem có hợp cạ không. Con đã chuẩn bị sẵn giấy bút rồi. Thầy có muốn chơi kiểu này không?
– Chơi thì chơi, nhưng qua có yêu cầu, không đưa hết phương toa. Mỗi người ghi ra mỗi lần mỗi loại, không được ghi rõ tên loại thảo dược ấy ra, chỉ được ghi sự định hướng đến loại đó, sau khi lật bài, người kia phải gọi tên và nói lên những đặc điểm của loại thảo mộc của người khác- Nghe Thầy Vi yêu cầu thế, tôi vỗ đùi cái chát và nói: „Đúng ý con, chơi luôn“ .
Tôi đưa cho Thầy Vi mấy tờ giấy cắt nhỏ như bàn tay tôi đã chuẩn bị sẵn. Và trò chơi bắt đầu.
… Tôi và thầy Vi cùng lúc lật ngữa tờ giấy thứ nhất. Trên tờ giấy của thầy Vi ghi „Bộ bộ thanh phong khởi“. Trên tờ giấy của tôi chỉ ghi 2 chữ „Khắc Xuất“.
Tôi dành phần nói trước. Thầy Vi đồng ý. Tôi lại chĩa 2 ngón tay vào thầy làm cử chỉ „pằng phằng“:
– Bộ bộ thanh phong khởi, bộ bộ liên hoa khai…he…he..he – Tôi ngã ngớn cười ngặt nghẽo chĩa tay „pằng pằng“ trêu Thầy- Nhưng không phải đích thị là Liên Hoa mà là Liên Diệp, „Hà diệp thanh thanh, phúc thủy thông lục vị, thiên vân điệp điệp nguyên cát đả tam quan, bất ngẫu, bất phòng, bất tu, bất tử, tùy thông, tùy thuận diệu diệu nhiên nhan“….Ha ha…không phải là ngó sen (Liên ngẫu), không phải là gương sen (Liên phòng“, không phải là nhụy sen (Liên tu), không phải là hạt sen và tim sen ( thạch liên Tử, Tử tâm liên) mà là „Hà diệp“, lá của sông nước xanh thẳm uyên nhiên như lòng mẹ, là loại lá vươn lên từ bùn lầy để đan kín không gian điệp điệp như mây trời. Lá sen không chỉ hàm chứa tất cả tinh vị của Ngẫu, Phòng, Tu Tử mà nó còn kết lên từ củ sen thuôn thuôn như từng khúc ruột, nó kết lại nơi cọng sen với muôn vàn dây tơ như vạn ống lưu thông, để rồi hình lá của nó chằng chịt gân xơ y chang mạng mỡ trong búi bụng, thật quả là Tinh- Khí- Thần đều diệu dụng cho việc thăng thanh tán ứ, thanh thủy hành thủy, lý huyết, khu phong, trừ ẩm tiêu đàm. Quả thật đúng là thứ trân bảo cho Tam Tiêu trong việc hoạt thông thủy đạo. Nhưng thưa Thầy, con e Hà diệp tuy vào cả 3 kinh Can, Tỳ, Vị, nhưng sự hành hóa của nó chủ về thăng lên mà ít về giáng xuống, cho nên khí hóa của nó tuy dụng cả 3 Tiêu nhưng lại lợi nhiều cho Thượng tiêu hơn- Thầy Vi gật gật rồi tiếp lời tô:
– Âu đây cũng là cái duyên dùng của lá. Qua biết thứ của bậu ghi lại không ghi là „khắc nhập“ và ghi là „khắc xuất“, cái thứ „trăm đốt“, bậu không dùng mà bậu dùng cái xuất ra từ đó. Trúc diệp thanh cũng có những thứ tác dụng như Trúc nhự (Cật ruột tre) và Trúc linh (nước trong ống tre), tuy riêng biệt thì không có nhiều những tinh vị đi vào các kinh Thận, Đại trường và Phế kinh như những thứ đó, nhưng Lá tre, cũng từ hình ống như khúc ruột mà ra, gốc tre cũng có, hình hài rễ tua như màng mỡ bao quanh Thập nhị tá trường, lá tre xuất từ đó mà có cái Thần, cái Khí của phủ Tam tiêu, vả lại lá tre có hình như lá lách. Lá tre ở trên cao nhưng khi đang còn non tơ lại có mối liên kết hướng về gốc rễ, vì vậy cũng là trân bảo của lợi thủy thanh nhiệt, khu phong nhưng lại có tính giáng hỏa nhiều hơn nên cũng tác dụng trọng về Hạ Tiêu. Hà diệp của có chút thiên về hành thủy Thượng tiêu, Trúc diệp của bậu lại nghiêng về giáng hỏa ở Hạ tiêu, cả 2 thứ kết hợp lại vừa thuận thảo cho 8 chữ kia, vừa hỗ trợ nhau thật ảo diệu cho hoạt thông thủy đạo, kết lại vừa đẹp một đôi, lại là thứ dễ kiếm tìm, đâu đâu, ai ai cũng kiếm được dễ dàng, nhưng xem ra vẫn còn một thứ nghiêng về Trung tiêu còn thiếu. Bây giờ qua với bậu thử đi tìm thứ đó, xem có hợp không.
Chúng tôi lại cúi ghi theo kiểu yêu cầu của Thầy Vi trước đây.
Khi „lật bài“, tờ giấy của thầy Vi ghi một hàng chữ: „Tự nhiên đề xử thấp“. Tờ của tôi ghi „ Bán dạ tam bôi tửu“. Và cả tôi và Thầy Vi khi thấy chữ của người kia liền cùng đồng thanh đọc luôn một lượt nhưng lời thì khác nhau.
Thầy Vi đọc tiếp ý của tôi „Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản Trà, nhất nhật cứ như thử, Lương y bất đáo gia“. Tôi đọc ý của thầy Vi „Tự nhiên đề thử thấp, đương thử trứ lai thanh, hương la diệp trường đoản, Đoan ngọ vi tuyết hành“. Thầy Vi nghe tôi đọc xong, ôm bụng cười như ngất:
– Trời, trời… bài thơ Đoan ngọ của Lý Bạch xuất hồn xuất vía như thế mà bậu bóp ngược bóp xuôi thành ra cái gì vậy- Tôi gãi đầu chống chế:
– Tại của Thầy ghi khó quá, con chỉ nhớ mang máng trong trước tác của Sư bá về Linh khu luận giải, có một đoạn luận, chiết chữ về bài thơ Đoan ngọ nhật tứ y của Lý Bạch thành ra chữ Trâm mang máng như thế nên con đọc đại ra thôi. Nhưng con chắc chắn cái Thầy nói Trâm diệp, là lá vối.
– Ừ là lá vối, nhưng lần này chúng ta lệch pha, của bậu là lá trà xanh hay trà mạn.
– Dạ ý con là lá chè xanh ạ.
– Qua và bậu thử ngẫm lại xem, cái nào hay hơn.
Tôi và thầy Vi không nói không rằng, cả hai đều ngồi khoanh chân kiết già và tĩnh tọa. Hồi lâu sau, thầy Vi lai tĩnh tôi trước và hỏi „ ý bậu sao“. Tôi nói có rồi. Thầy nói cùng nói ra một lúc nhé. Và chúng tôi cùng nói như hét vào mặt nhau: „ Trâm diệp“….. Tôi thở phào và rơm rớm nước mắt. Thấy tôi có vẻ nghẹn ngào, Thầy vi nói:
– Lá chè bình vị tốt, dễ kiếm tìm hơn, nhưng không phù hợp với nhiều cơ địa, lá vối, nhuận tràng hơn, ít hại thận hơn khi uống nóng nguội gì cũng được, tuy có khó kiếm hơn lá chè, nhưng cũng không phải là khó kiếm, lại là thức uống ai cũng thích, không kể gì là cao sang hay nghèo hèn. Phối lá vối với Trúc diệp và Liên diệp, thành ra một toa chủ, tuy tác dụng không rốt ráo như các toa thuốc Nhuận trường, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc khác, nhưng dùng lâu ngày, thường xuyên như nước giải khát hàng, thì tác dụng phục nguyên, hoạt thông thủy đạo cũng từ từ mà liễu nghiệm chắc chắn và bền vững, không sợ không có dùng, không sợ lười biếng, không sợ phiền phức khi uống thuốc sắc hay thuốc hoàn. Vả lại lá chè tươi có tác dụng hóa giải tác dụng của các loại thuốc uống kèm, lá vối thì không. Nên từ toa chủ này, chúng ta có thể gia giảm thêm các loại cỏ lá khác cho phù hợp với cơ địa bệnh lý khác nhau….
Tôi gật gật:
– Dạ thưa Thầy con cũng nghĩ vậy. Mà Thầy, Thầy hứa với con là cùng con đi du ngoạn 3 ngày, nay mới hết một ngày, còn 2 ngày nữa, con có thêm đề nghị này.
Thầy Vi lại đá lông nheo và nở nụ cười nhếch nhếch nhưng vô cùng phúc hậu. Tôi mừng như mở cờ trong bụng….
( Đọc đến đây, chắc các bạn đã thấy hành trình để đưa toa trà Tam Diệp Thanh của tôi ra phổ cập cho đại chúng, quả thật là không hề đơn giản tý nào đâu)
(Xem tiếp Kết 2 là Kết chót, tôi hứa…hê…hê…hê…)
23.06.20
Thuận Nghĩa