Đoạn Kết

Thuở còn trẻ tôi phiêu bạt giang hồ sau bị người ám toán vết thương mưng mủ nằm chờ chết bên vệ đường may nhờ một nhà sư chạy nạn cứu chữa cho sống lại. Sau vì có duyên nên nghĩa sư đồ. Được ông trao truyền cho mấy cuốn phổ lục. Trong đó có cuốn Thanh Long Tạp Lục và cuốn Thanh Long Y Án Kỳ Thư.

Trong cuốn Thanh Long Tạp Lục có ghi chép lại những chuyện trên vì những chuyện trên có liên quan đến người khai sơn môn phái Thanh Long.

Theo cuốn Thanh Long Tạp Lục. Tổ sư phái Thanh Long là người họ Lê tộc thuộc của Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn.

Tháng 8 năm Canh Thìn (980) vua Tống xua quân sang xâm lược nước ta sai Lư Đa Tốn đem thư sang nói rằng:

“Trung Hoa đối với Man Di cũng như thân người có tứ chi vận động duỗi co tùy ở tim mình cho nên nói tim là chủ. Nếu ở một tay một chân mà mạch máu ngừng đọng gân cốt không yên thì phải dùng thuốc thang để chữa. Chữa mà không công hiệu thì lại phải châm cứu cho kỳ khỏi không phải là không biết thuốc thang thì đắng miệng mà châm chích thì rách da. Phải làm như thế là vì tổn hại ít mà lợi ích nhiều. Kẻ làm vua thiên hạ cũng phải làm như vậy chăng? cho nên Thái Tổ Hoàng Đế ta nhận ngôi do nhà Chu nhường đổi tên nước là Tống văn vật trong sáng một phen biến đổi theo xưa ở ngôi đế vương mà nhìn Man Di mắc bệnh. Cho nên năm thứ 1 thứ 2 thì thuốc thang cho các đất Kinh Thục Tương Đàm năm thứ 3 thứ 4 thì châm cứu cho các miền Quảng Việt Ngô Sở gân cốt huyết mạch ra dáng trẻ non có phần khoẻ mạnh. Không do cơ trí thần diệu sáng suốt của bậc vương giả mà trù liệu được đến thế ư ? Đến khi ta nối giữ cơ nghiệp lớn đích thân coi chính sự cho rằng đất Phần đất Tinh là bệnh ở lòng bụng nếu lòng bụng chưa chữa khỏi thì làm sao chữa nổi tứ chi? Vì thế mới luyện thuốc thang bằng nhân nghĩa [11a] sửa đồ châm cứu bằng đạo đức hết sức chữa cho các đất Phần Tinh chỉ một lần là khỏi bệnh chín châu bốn biển đã mạnh lại yên. Chỉ có Giao Châu của ngươi ở xa cuối trời thực là ngoài năm cõi

Nhưng phần thừa của tứ chi ví như ngón chân ngón tay của thân người tuy chỉ một ngón bị đau bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của ngươi để thanh giáo của ta trùm tỏa ngươi có theo chăng? Huống chi từ thời Thành Chu nước ngươi đã đem chim trĩ trắng sang dâng đến thời Viêm Hán dựng cột đồng làm mốc cho đến thời Lý Đường vẫn thuộc về nội địa. Cuối thời Đường nhiều họa nạn chưa kịp xử trí. Nay thánh triều lòng nhân trùm khắp muôn nước cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh. Lễ phân phòng đã sắp đặt sẵn còn đợi ngươi đến chúc sức khoẻ của ta. Ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà khiến cho ta buồn phiền phải chém cờ bổ so làm cỏ nước ngươi hối sao cho kịp. Dù cho sông nước ngươi có ngọc  ta vứt xuống suối; núi nước ngươi sản vàng ta ném vào bụi [để thấy] chẳng phải ta tham của báu nước ngươi. Dân của ngươi bay nhảy (ý nói người hoang dã) còn ta thì có ngựa xe; dân ngươi uống mũi (nay người man ở miền rừng núi Giao Quảng vẫn còn tục ấy) còn ta thì có cơm rượu để thay đổi phong tục của nước ngươi; dân ngươi bắt tóc còn ta thì có áo mũ dân ngươi nói tiếng chim còn ta thì có Thi Thư để dạy lễ cho dân ngươi. Cõi nóng chói chang khói hơi mù mịt ta tỏa mây Nghiêu tưới cho mưa ngọt. Khí biển hầm hập cháy mày chảy đá ta gảy đàn Thuấn quạt làn gió thơm. Sao trên trời nước ngươi chẳng ai biết tên gì ta quay chòm tử vi để ngươi biết chầu về. Đất ngươi nhiều ma quỷ ai cũng sợ chúng quấy ta đã đúc vạc lớn [để yểm trừ] khiến chúng không làm hại. Ra khỏi chốn đảo di của ngươi mà xem nhà Minh đường Bích ung chăng? Trút áo quần cỏ lá của ngươi mà mặc áo cổn hoa thêu hình rồng núi chăng? Ngươi có theo về hay không chớ mau chuốc lấy tội. Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ quân lính truyền hiệu lệnh chiêng trống. Nếu chịu theo giáo hóa ta sẽ tha tội cho nếu trái mệnh ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống lành hay dữ tự ngươi xét lấy”.

    

Tổ Sư lúc đó làm quan Ngự y tước Đại Học Sĩ có dâng lên một bức thư phúc đáp vua Tống trong thư có đoạn nói rằng:

“..Trong chiếu của vua Tống có nói rằng chỉ có Giao Châu của ta ở xa cuối trời thực là ở ngoài năm cõi. Biết vậy sao còn đi châm cứu chữa trị cho kẻ không thuộc châu thân của mình. Phần thân thể bị bệnh ắt phải dụng thuốc dụng thuốc không khỏi thì mới phải châm cứu. Nhưng Giao Châu ta đâu phải là Kinh Thục Tương Đàm Ngô Sở đâu phải là đất Phần đất Tĩnh. Nên đâu có phải là tay chân chi thuộc của Tống triều. Đại Việt ta có bờ cõi có biên cương như người nói chính là ở ngoài năm cõi không thuộc chi thể của Tống triều. Giao Châu ta có bệnh ắt có vua tôi nước ta tự chăm lo lấy đâu cần đến ngoại bang dòm ngó.

Giả như nếu Giao Châu có là một phần chi thân của Trung Thổ. Thì cách dụng thuốc cũng lấy bồi bổ chính khí làm gốc sau mới đẩy lui được tà khí đó mới là Vương Đạo. Còn như cách dụng thuốc lấy công phạt làm đầu há chẳng phải là Bá Đạo ư. Đạo làm Thiên Tử mà không lấy Vương Đạo làm gốc chỉ lo dùng kế Bá Đạo thì đâu phải là bậc thánh minh. Tất tự chuốc lấy họa diệt than mà thôi. Thân mình chưa lo được mà đã lo đi cứu người khác há chẳng phải chuyện nực cười lắm ư…”

Đại Hành Hoàng Đế đọc chiếu phúc đáp chau mày bất bình cho là phạm thượng không nghe. Nên sai người giả Phế Đế Đinh Toàn viết chiếu xin tấn phong làm kế hoãn binh. Thư viết rằng:

 

“cha thần là mỗ anh thần là mỗ điều được đội ơn nước cho giữ phận trông coi biên khổn kính giữ bờ cõi không dám trái lệnh. Chưa khó nhọc ngựa đổ mồ hôi đã đau buồn sương tan buổi sớm. Nhà thần sắp sụp đổ chưa bỏ aó tang thì quân dân tướng lại trong hạt người giá lão ở núi rừng cùng đến chỗ nằm rơm gối đất của thần bảo thần tạm giữ việc quân lữ. Thần cố từ ba bốn lần nhưng bọn họ thỉnh cầu nài ép càng khẩn thiết. Thần muốn  đợi tâu bày nhưng lại lo chậm trễ; người núi rừng hung ác dân khe động tráo trở nếu không chiều ý họ sợ có khi tai biến xảy ra. Cho nên thần đã kính giữ quyền Tiết độ hành quân tư mã tạm giữ việc quân trong châu. Cúi mong được chính thức lĩnh mệnh đủ được dự hàng phiên bang để yên ủi tấm lòng tận trung của kẻ tôi mọn nêu cao thịnh điển ban khen của thánh triều“.

 

Khi ấy nhà Tống đang muốn trách hỏi vua về việc xưng đế đổi niên hiệu lại có ý chiếm lấy nước Việt ta mới sai Trương Tông Quyền đưa thư trả lời rằng: “họ Đinh truyền nối ba đời trẫm muốn cho Toàn làm thống soái khanh2 làm phó. Nếu Toàn tướng tài chẳng có vẫn còn trẻ con thì nên bảo cả mẹ con cùng thân thuộc sang quy phụ. Đợi khi bọn họ vào chầu ắt sẽ có điễn lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết cho khanh. Nay có hai đường khanh nên chọn một” Lê Hoàn đều không nghe. Cất quân nghênh chiến đánh cho quân Tống không còn một mảnh giáp.

Tổ Sư sợ bị hại vì tấu thư phạm thượng nên xin cáo lão về lập nghiệp ở Châu Ái.

Sau này hậu duệ có người tài giỏi về nghề thuốc nức tiếng cổ kim là Lê Hữu Trác. Con cháu đời sau bị chúa Trịnh truy giết nên chạy vào Nam theo phò Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát làm Ngự y sau bị loạn Trương Phúc Loan giết chúa Nguyễn Phúc Luân (Cha Gia Long). Ngự Y họ Lê lánh nạn về chùa Thảo Am và từ đó chỉ trao truyền nghề y nơi cửa Phật chứ không màng đến chính sự nữa

Tôi nghiền ngấu cuốn Thanh Long tạp lục có ghi lại một giai đoạn lịch sử ở Hoa Lư đem so sánh với các bản chính sử thì thấy có rất nhiều sai lạc. Chỉ có cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là tương tự mà thôi. Nhưng theo như nhiều chuyện dã sử và trích lục của Triều Tống bên Trung Quốc thì thấy khác rất nhiều. Nên không biết đâu là hư thực đành mày mò  ra vùng Thanh Hoá Ninh Bình tìm đọc các phả hệ thì thấy Thanh Long tạp lục ghi không có mấy sai. Tiếc rằng so với chính sử hiện hành thì khác xa như chuyện lạ.

Trong cuốn Thanh Long Y Án Kỳ Thư ở phần Kỳ Hoa Dược Thảo có ghi một đoạn nói về lá phất kim: “Cây mọc nhiều ở vùng Nga Sơn Hoa Lư và dưới chân dãy Tam Điệp lá hình tam giác gân ngang Hoa màu trắng nhọn như mũi tên có chứa chất kịch độc. Nhưng lá là thứ thảo dược có thể chữa được bách độc và chướng khí. Đem lá phất kim sắc với nước giếng ở chùa Nhất Trụ có thể làm tan được các khối ung kết”

Tôi nghĩ đây có thể là một thứ lá có thể chữa được ung thư (khối uất kết). Nên hồi còn ở quê nhà đã nhiều lần đến vùng Nga Sơn Hoa Lư và sục sạo khắp núi rừng Tam Điệp mà không tìm thấy loại cây này như mô tả. Khi đến Hoa Lư thì có tìm ra cái giếng xưa kia công chúa Phất Kim trầm mình tự vẫn Giếng ở trước sân đền thờ Công Chúa Phất Kim đền thờ nằm ở giữa chùa Nhất Trụ và đền thờ Đại Hành Hoàng Đế tương truyền chỗ đó là am Vọng Nguyệt của kinh thành Hoa Lư cũ nơi công chúa trú ngụ ngày xưa. Nước giếng trong leo lẻo như mắt mèo uống vào thấy mát rượi chảy khắp châu thân sảng khoái vô cùng.

Đến vùng có di tích cửa Thần Phù thì cửa biển đã bị phù sa khuất lấp. Cửa biển Thần Phù trước đây thuộc Ninh Bình đến thời Nguyễn thì chia một phần về Thanh Hoá cùng với dãy Tam Điệp của Thần Phù chia ranh giới thành Nam Bắc hai miền của Đại Việt. Ngày nay của biển Thần Phù thuộc lưu vực của sông Càn nằm giữa ranh giới của hai xã Yên Lâm Yên Mô của Ninh Bình và Nga Điền Nga Sơn của Thanh Hóa. Di tích của cửa Thần Phù chỉ còn lại có chữ Thần 神 khắc cực lớn trên vách đá quay ra hướng biển  trong khu vực hành hương của khách du lịch mà thôi.

Tìm mãi vẫn không thấy cây lá phất kim đâu có lẽ giống cây này theo năm tháng đã tuyệt chủng rồi chăng

Không có cây Phất Kim nhưng huyền thoại về loại lá cây này vẫn cứ âm dội trong tôi về người phụ nữ Trung Trinh Tiết Liệt của đất miền Trung.

Đã có lần tôi hồ đồ nghĩ rằng có lẽ lá Phất Kim đã bị tuyệt huyền khí của núi non nước Việt không còn vững chãi vươn ra để bảo vệ lãnh hải nước nhà bởi vậy mà bờ biển của Việt Nam ta luôn bị ngoại bang theo đó mà vào xâm lược. Xưa kia Pháp và Mỹ cũng theo đường biển mà vào cướp nước ta. Ngày nay giặc phương Bắc cũng chiếm mất Hoàng sa và Trường sa và vạch hải đồ cướp trắng mất một vùng hải phận của ta. Cũng có thể vì thế mà Hải Quân của ta không được tinh nhuệ thiện chiến và bất khuất như Lục Quân chăng. Nghĩ đến đó tôi chợt mỉm cười vì thấy mình là  một người chưa già mà đã quá lẩm cẩm.

Thanh Long Đích Tử Quảng Nhẫn chấp bút

Hamburg 24.11.09

SHARE