Phần 3: Bàn vê đau nhức
(THỐNG TÝ LUẬN)

Đau nhức là một phần của sự sống nó tồn tại và có chức năng cần thiết như những cơ quan cảm thụ khác để bảo đảm cho sự sinh tồn. Da cảm giác được nóng lạnh tai nghe được âm thanh mắt nhìn được ánh sáng và màu sắc mũi có thể ngửi được mùi hương lưỡi cảm giác được mùi vị…và cơ thể cảm giác được sự đau nhức của áp lực va chạm v..v…

Mắt mù tai điếc mũi tịt..tuy sự tồn tại sinh tồn gặp rất nhiều khó khăn nhưng không đến nổi nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu như da thịt cơ thể không cảm gác được nóng lạnh và đau nhức thì sự sinh tồn có nguy cơ bị đe dọa rất cao. Có cảm giác nóng lạnh đau nhức chính là tín hiệu thông báo sự nguy hiểm đang đe dọa sự sống. Chính vì vậy mà chức năng cảm thụ được đau nhức của cơ thể còn cần thiết hơn cả các chức năng khác như nhìn nghe và khứu giác vị giác..

Nhưng nếu như cảm giác đau nhức thái quá kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần mà cơ thể không có khả năng thích nghi thì lại trở thành một hội chứng làm cho chất lượng cuộc sống khả năng sinh tồn suy giảm đi rất nhiều.

Hội chứng đau nhức (bệnh) tuy không nguy hiểm đến tính mạng như những căn bệnh hiểm nghèo khác nhưng sự tồn tại của nó có nguy cơ “tàn hại” tuổi thọ “khủng bố” sinh lực xáo trộn đời sống tâm sinh sinh lý về hướng tiêu cực nó “bào mòn” và công phá hệ thần kinh dữ dội tạo cho đời sống một áp lực nặng nề khó chịu..

Cảm giác đau nhức là một phần của sự sống vì vậy mọi sinh linh vừa sinh ra đời đã có chức năng này nhưng hội chứng đau nhức thì lại phát sinh ra trong quá trình sinh tồn do cơ thể bị rối loạn chức năng bị tổn thương hoặc do áp lực của ngoại cảnh.

Từ thuở sơ khai loài người đã biết đến những phương pháp để trị liệu và khống chế cơn đau. Hàng chục ngàn năm về trước người tiền sử đã biết dùng những viên đá nhọn những cành cây dí ấn vào những chỗ đau nhức trên da thịt để làm giảm cơn đau theo giả thuyết của Y lý Á đông thì đó chính là khởi nguồn của bộ môn châm cứu sau này.

Hàng ngàn năm trước công nguyên người Hy lạp đã biết dùng đến nước ép vỏ cây liễu để uống chống đau (Asperin). Người Ai Cập và người Trung Quốc cổ đại đã biết dùng đến hổ phách và nhựa của loài cây Boswalle (Weinrauch) để chống bệnh phong thấp.

Câu chuyện Hoa Đà mổ nạo xương chống đau cánh tay cho Quan Công trong thời Tam Quốc trước công nguyên chuyện những ngự y thời nữ hoàng Cleopatra đã biết dùng mũi khoan khoan hộp xương sọ để làm thoát máu bầm chống bệnh đau đầu…Chứng tỏ tiền thân của khoa chống đau nhức trong Y khoa đã có từ nhiều ngàn năm trước.

Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão nhờ công nghệ tin học. Y khoa cũng có những đột phá vĩ đại trong công việc kéo dài tuổi thọ cũng như bảo vệ sức khoẻ chống lại bệnh tật. Công nghệ Gen công nghệ tế bào gốc công nghệ Nano…là những đột phá trong Y khoa mà giới khoa học tự hào cho là có thể “thay thế bàn tay của thượng đế”.

Người ta còn có thể tạo ra con người từ trong ống nghiệm và còn có thể dùng kỹ thuật bắn phá hạt hạ nguyên tử để đưa con người trở lại thời quá khứ hàng trăm năm hàng ngàn năm về trước… Thế nhưng cho đến thế kỷ 21 này người ta vẫn chưa tìm ra được một biện pháp hữu hiệu có tính chất quyết định dứt điểm để chống lại những căn bệnh tạo nên hội chứng đau nhức. Thậm chí có những căn bệnh đau nhức cho đến ngày nay khoa học y tế vẫn chưa lý giải được nguyên nhân và mầm bệnh.

Ta có thể đặt một câu hỏi tại vì sao chuyên khoa chống đau nhức của Y học đã có từ hàng ngàn năm về trước và phát triển rầm rộ cho đến nay mà vẫn đành “thúc thủ bó tay” chỉ dừng lại ở chỗ tạm thời dập tắt triệu chứng. Và biện pháp mà Y học hiện đại cho là tối ưu nhất hiện nay vẫn là thuốc hóa dược những chất độc chỉ có hiệu quả tạm thời cắt cơn đau và có tác dụng phụ rất nguy hiểm. Người chết vì đau nhức hầu như không có nhưng chết vì thuốc chống đau nhức thì vô số!!!.

Ngày nay ở các nước phát triển chuyên khoa chống đau nhức (Schmerztherapie) chiếm một vị trí rất rộng lớn trong Y tế. Chỉ riêng thuốc hóa dược chống đau nhức hàng năm người ta ước tính phải phí tổn đến gần 1000 tỷ Đô la. Trong đó phí tổn dành riêng cho bệnh đau nhức của phong thấp hết 128 tỷ Đô la (Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ)

Một điều cần lưu ý nữa là hiện nay trong các bệnh viện chuyên khoa đau nhức và các trung tâm trị liệu đau nhức (Schmerztherapie) ở phương Tây người ta đã bắt đầu rời xa các hóa dược để quan tâm đến phương pháp tự nhiên trong đó vận động tích cực và vật lý trị liệu được chú ý đến rất nhiều. Đặc biệt là những phương pháp trị liệu của Y học cổ truyền Á đông hầu như chiếm hơn 50% trong các phương pháp trị liệu tại các trung tâm chuyên khoa này trong đó Châm cứu Thảo dược và Khí công được coi là những biện pháp có khả quan và an toàn nhất.

Từ những luận cứ đã trình bày trên đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại sai lầm căn bản của Y học hiện đại khi đưa ra những khái niệm cơ sở để khám phá cơ chế của đau nhức.

Sai lầm cơ bản đó có thể nói là Y học hiện đại đã nhầm lẫn giữa Nguyên Nhân và Triệu Chứng. Hết 70 – 80 % cái mà Y học hiện đại cho rằng đó là nguyên nhândẫn đến hội chứng đau nhức thì Y học cổ truyền Á đông cho đó là triệu chứng.

Sự nhầm lẫn triệu chứng là nguyên nhân dẫn đến liệu pháp trị liệu chỉ dừng lại ở chỗ dập tắt triệu chứng tạm thời cắt cơn đau chứ không thể nào đào thải và dập tắt được mầm bệnh vĩnh viễn
để không cho tái phát trở lại.

Vì Y học cổ truyền Á đông xem các nguyên nhân đau nhức của Y học hiện đại là triệu chứng là hậu quả còn mầm bệnh nguyên nhân gây nên đau nhức lại ở một phương diện khác vì vậy YHCTAĐ (y học cổ truyền á đông) có khả quan hơn trong việc chấm dứt vĩnh viễn đau nhức khi đào thải đúng gốc rễ của bệnh lý

Ví dụ:
Bệnh đau dạ dày chẳng hạn. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đau dạ dày là vì bị viêm loét do vi khuẩn hoặc là do dịch vị tiết ra quá nhiều axít. Biện pháp trị liệu cơ bản là dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hóa dược để dung hòa axít gây men chua ở dạ dày. Gần đây Y học hiện đại cũng đã thừa nhận việc viêm loét dạ dày rất dễ xảy ra với những người bị áp lực thần kinh qua lớn như lo nghĩ sợ sệt quá độ hay uất ức nóng giận quá độ mà gây nên. Nhưng khi lý giải vì sao áp lực thần kinh quá độ thì gây nên viêm loét dạ dày thì họ bế tắc không lý giải được.

Tất cả các vấn đề mà Y học hiện đại cho là nguyên nhân gây nên “sự cố” đau dạ dày ấy thì YHCTAĐ cho đó chỉ là triệu chứng mà cơn đau chỉ là hậu quả biểu hiện

YHCTAĐ gọi chứng đau dạ dày là Vị Thống hay là chứng Can Mộc Phạm Vị. Nguyên nhân dẫn đến viêm ung dạ dày là do từ Gan đưa đến.

Vì lo nghĩ quá độ kinh sợ hay uất ức quá độ mà làm tổn thương đến Gan. Theo Y lý á đông Gan thuộc về hành Mộc. Do Gan bị tổn thương nên khí hóa không lưu thông. Khí  mộc của Gan bị uất kết lại tại đó. Cũng theo y lý á đông Vị (dạ dày) thuộc hành Thổ. Theo qui luật sinh khắc của ngũ hành thì hành Mộc khắc chế hành Thổ. Do Can mộc bị uất kết quá độ nên tràn sang hành khắc Vị thổ nên làm cho chính khí của Vị (dạ dày) bị hao tổn mà sinh ra ung tấy viêm loét. Chứng này gọi là chứng Can Mộc Phạm Vị (Khí mộc của Gan hành hại khí thổ của Vị).  Liệu pháp điều trị liệu rất đơn giản là trục tả khí mộc uất kết ở Gan bằng thủ pháp Bình Can Hạ Hỏa (toa Long đởm tả can thang chẳng hạn). Trong đó hạn chế ăn uống các chất cay nóng như bia rượu tiêu ớt để hạn chế duyên uất kết tại gan cũng như thư giãn thả lỏng thân thể và tâm lý để loại bỏ mầm bệnh uất kết tại Gan.

Một ví dụ rất điển hình khác là chứng nhiễm phong hàn ở kinh Tam tiêu. Chứng này Tây y cho là bị viêm dây thần kinh tam thoa. Triệu chứng bệnh nhân bị méo mặt méo miệng mắt không nhắm được đau nhức và tê buốt nhiều ngày di chứng nhiều khi để lại liệt méo mặt mắt trố vĩnh viễn. Tây y cho rằng nguyên nhân là do viêm nhiễm vi khuẩn nên biện pháp chủ yếu là cho uống thuốc kháng sinh. Thật là một liệu pháp trị bệnh thật vô lý hậu quả hầu hết bệnh nhân bị chứng này chữa trị bằng kháng sinh đều để lại di chứng tê liệt nữa mặt.

 

Y lý cổ truyền cho đây là chứng nhiễm phong hàn do gió độc hoặc gió lạnh nhiễm vào hình hại ở kinh Tam tiêu. Liệu pháp là khu trục phong hàn ở kinh tam tiêu là được. Biện pháp là cứu gừng hoặc cứu tỏi trên các huyệt ở kinh Tam tiêu đánh gió và làm nóng vòng cổ gáy đề xua đuổi hàn tà. Lưu xuyên kim qua đêm từ huyệt Địa thương đến Giáp xa bệnh tất khỏi ngay.

Bệnh mới bị vài ngày có thể 3 đến 5 lần dụng y là khỏi. Bệnh nhiễm từ 3 tuần trở lên thì phải kết hợp với uống thuốc khu trục phong hàn. (Ở phương Tây khí hậu lạnh thời tiết hanh khô nên có nhiều gió độc người Việt mình bị chứng này rất nhiều trong quá trình hành nghề bên này ít nhất tôi từng trị trên cả trăm bênh nhân người Việt bị chứng này rồi)

Nói tóm lại có thể vì Y học hiện đại đã nhầm lẫn từ khái niệm cơ bản coi triệu chứng của đau nhức là nguyên nhân chính cho nên mặc dù đã có “thâm niên” hàng ngàn năm nhưng đến nay khoa điều trị đau nhức vẫn không có những thành tựu đáng kể trong việc chống lại hội chứng này.

Để hiểu rõ thêm về luận cứ này có lẽ chúng ta phải tìm hiểu khái niệm về đau nhức của Y học hiện đại và Y học cổ truyền (Á đông) như thế nào khi đó chúng ta mới phân biệt để tìm ra cốt lõi của vấn đề được….

(Xem tiếp phần 4)

(Các bạn đừng ngạc nhiên khi tôi “vòng vo tam quốc” chuyện nhức chuyện tê khi  định trình bày về vòng Thái âm chân khí. Thực ra việc phát hiện được vòng Thái âm chân khí và ảnh hưởng diệu dụng của nó trong việc chống bệnh Phong thấp và phòng chống các bệnh suy giảm chức năng miễn dịch và các bệnh nan y khác là hệ quả của quá trình đi tìm “mẫu số chung” cho một liệu pháp chống đau nhức có tính chất phổ cập hiệu quả và an toàn. Vì vậy khi trình bày về Thái âm chân khí tôi phải điểm qua bước khởi đầu của việc tìm ra vòng Thái âm chân khí là bước có liên quan đến hội chứng đau nhức)

13.01.11
QN-TN

SHARE